1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa – ý nghĩa vận dụng ở Việt Nam.

12 68 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn Gốc Và Bản Chất Của Giá Trị Thặng Dư Tư Bản Chủ Nghĩa – Ý Nghĩa Vận Dụng Ở Việt Nam
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 328,46 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU NỘI DUNG I VÍ DỤ VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ II NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 1. Quan điểm của học thuyết Mac 2. Nguồn gốc của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa 3. Bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa III VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA IV Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Trang 1

1

MỞ ĐẦU

Giá trị thặng dư được xem là giá trị bởi những người công nhân làm thuê tiến hành lao động và sản sinh ra vượt quá giá trị của sức lao động của họ nhưng lại bị các nhà sản xuất tư bản chiếm đoạt hết Quá trình sản sinh và chiếm đoạt các giá trị thặng dư được xem là quá trình phản ánh các quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất chủ nghĩa tư bản

Đối với các hoạt động trong sản xuất, các nhà tư bản phải đầu tư vào mua sức lao động và các tư liệu sản xuất với mục tiêu chính khi đầu tư tiền là muốn thu được một khoản tiền dôi ra ngoài nhiều hơn khoản tiền mà các nhà tư bản đã đầu tư trong quá trình thực hiện sản xuất Chính số tiền dôi ra đó được coi là giá trị thặng dư

NỘI DUNG

I- VÍ DỤ VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Để sản xuất ra sợi dệt , một doanh nghiệp tư bản đã đầu tư và lên cho các yếu tố, nguyên liệu sản xuất như sẽ tiến hành mua 10kg bông với số tiền là 20USD; mua sức lao động của công nhân làm thuê một ngày lao động trong 8 giờ với số tiền là 5 USD; số tiền chi cho hao mòn máy múc để sản xuất chuyển 10kg bông được thành sợi dệt là 5 USD

Đưa ra giả sử rằng trong thời gian là 4 giờ đầu của ngày lao động, bằng sức lao động cụ thể của mình, người công nhân với nhiệm vụ vận hành máy móc tiến hành chuyển được 10kg bông thành sợi dệt với giá trị là 20 USD, bên cạnh

đó, bằng lao động trừu tượng của chính bản thân mình, người công nhân đó tạo

ra thêm được một lượng giá trị mới là 5 USD, khấu hao mòn máy móc là 5 USD Như vậy thì ta có giá trị của sợi dệt lúc này là 30 USD Tuy nhiên, nếu quá trình lao động dừng lại, đến đây là kết thúc thì nhà tư bản hay doanh nghiệp

sẽ không có lợi và lúc này, người công nhân lao động không bị nhà tư bản bóc lột Theo giả định phía trên thì mỗi ngày lao động làm việc trong thời gian là 8 giờ nên người công nhân phải tiếp tục lao động thêm 4 giờ đồng hồ nữa Theo

đó, trong khoảng thời gian là 4 giờ này, nhà tư bản ( hay chủ doanh nghiệp) chỉ cần phải đầu tư thêm 10 kg bông hết số tiền là 20 USD và hao mòn máy móc vớ

Trang 2

2

số tiền là 5 USD để có thể chuyển 10kg bông nữa thành sợi dệt Quá trình lao động sản xuất sợi dệt này tiếp tục diễn ra cho đến khi quá trình kết thúc, người công nhân lao động làm thuê lại tiếp tục tạo ra được số sản phẩm sợi dệt với giá trị là 30 USD nữa

Như vậy, có thể thấy trong 8 giờ lao động thì người công nhân này tạo ra được lượng sản phẩm sợi dệt có giá trị bằng giá trị của 20kg bông thành sợi dệt với số tiền là 40 USD+ giá trị mới do sức lao động của công nhân tạo ra trong ngày là 10 USD + giá trị hai lần khấu hao máy móc là 10 USD = 60 USD Trong khi đó thì nhà tư bản chỉ cần phải đầu tư 20kg bông có số tiền là 40 USD với số tiền hao mòn máy móc hai lần là 10 USD và mua sức lao động của người lao động 5 USD Tổng cộng là 55 USD;

So sánh với số tiền 55 USD mà tư bản đã ứng trước , sản phẩm sợi dệt mới thu được có giá trị lớn hơn là 5 USD (Tổng 60 USD của toàn giá trị – 55USD) 5 USD này chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được.Vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do người công nhân làm thuê tạo ra và bị các nhà tư bản coi là phần lợi nhuận chiếm đoạt

và không trả tiền

II- NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1 Quan điểm của học thuyết Mac

Mác viết:"Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động biểu hiện trong hàng hoá Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị lao động vì lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng

Theo Mác, lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụthể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, đối tượng riêng, thao tác riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng

Trang 3

3

Kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá Lao động

cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng cũng có nhiều loại Tất cả các lao động

cụ thể hợp thành hệ thống phân công xã hội ngày càng chi tiết Lao động cụ thể

là mộtphạm trù vĩnh viễn, là điều kiện không thể thiếu được trong mọi điều kiện của xã hội

Lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là hao phí sức lực của con người nói chung, không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào gọi là lao động trừu tượng Lao động bao giờ cũng là hao phí sức óc, sức thần kinh và bắp thịt của con người Nhưng bản thân sự lao động về mặt sinh lý đó chưa phải là lao động trừu tượng Chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới có sự cần thiết khách quan phải quy các loại lao động cụ thể khác nhau vốn không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể so sánh với nhau được tức là phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng Vì vây lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá

Trong nền sản xuất hàng hoá đơn giản, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động

xã hội của những người sản xuất hàng hoá Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá đơn giản Mâu thuẫn này còn biểu hiên ở lao động cụ thể với lao động trừu tượng ở giá trị sử dụng với giá trị hàng hoá "Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là điểm mấu chốt để hiểu biết kinh tế chính trị học" Nó

là sự phát triển vượt bậc so với các học thuyết kinh tế cổ đại

2 Nguồn gốc của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa

Qua nghiên cứu, C.Mác đi đến kết luận quá trình sản xuất ra chủ nghĩa tư bản được định nghĩa là quá trình sản xuất ra quá trình tiến hành sản xuất ra giá trị thặng dư và giá trị sử dụng Phần giá trị mới sinh ra lớn hơn giá trị của sức lao động được tính bằng giá trị sức lao động cộng thêm với giá trị thặng dư Chính nhờ sức lao động cụ thể của mình mà người công nhân đã sử dụng các tư liệu sản xuất của nhà tư bản mua chuyển các giá trị của chúng để đưa vào sản phẩm; và bằng những sức lao động trừu tượng của mình mà người công nhân đã

Trang 4

4

tạo ra được giá trị mới lớn hơn được giá trị của sức lao động bỏ ra , và cũng

chính phần lớn hơn đó được xem là giá trị thặng dư

Để có cái nhìn sâu, rõ và đúng đắn về nguồn gốc và bản chất của quá trình sản xuất nhằm tạo ra giá trị thặng dư, Các Mác đã chia tư bản ra thành 2 bộ phận

gồm tư bản khả biến và tư bản bất biến Cụ thể như sau:

– Tư bản khả biến được hiểu là bộ phận của tư bản mà biểu hiện cụ thể là dưới hình thức của giá trị sức lao động mà trong quá trình tiến hành sản xuất đã

tăng thêm về giá trị lượng, được kí hiệu tắt là v

– Tư bản bất biến được hiểu là một bộ phận của tư bản mà được biểu hiện, tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà ở tại đó, giá của giá trị hàng hóa được bảo tồn và đưa vào sản phẩm, giá trị về lượng không biến đổi trong quá trình sản

xuất, được kí hiệu tắt là c

Giá trị của bất cứ một loại hàng hóa sẽ được tính bằng giá trị của tư bản

khả biến (v) + giá trị của tư bản bất biến mà nó chứa đựng (c)

Từ sự phân chia, tách biệt giữa tư bản khả biến và tư bản bất biến thì có thể dễ dàng thấy được rõ bản chất của tư bản chủ nghĩa là bóc lột sức lao động

và chỉ có từ chính sức lao động của người công nhân làm thuê thì mới có thể tạo

ra được giá tri thặng dư phuc vụ cho các nhà tư bản Các nhà tư bản đã tiến hành bóc lột và kiếm lời từ một phần giá trị mới từ sức lao động của người công nhân tạo ra Chính vì vậy, giá trị của tư bản bỏ ra một giá trị chính là c + v Nhưng giá trị thực mà các nhà tư bản thu vào được chính là c + v + m Phần m ở đây chính

là phần dôi ra mà tư bản bóc lột trên lao động của người công nhân

Như vậy, quá trình tạo ra các giá trị tăng thêm từ phần dôi ra cho các nhà

tư bản khi năng suất lao động của người công nhân đạt tới trình độ nhất định được xem chính là sản xuất tư bản chủ nghĩa– mà trong đó, chỉ cần một phần nhỏ của ngày lao động của người công nhân làm thuê đã tạo ra được giá trị bằng với giá trị sức lao động của chính mình Hay nói cách khác, lao động sống này

chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư

3 Bản chất của giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa

Trang 5

5

Theo Mác, kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, đối tượng riêng, thao tác

riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng

Trong nền sản xuất hàng hóa đơn giản, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động

xã hội của những người sản xuất hàng hóa

Qua nghiên cứu, Mác đi đến kết luận: Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông mà cũng không xuất hiển ở người lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông Để giải quyết mâu thuẫn này,

Mac đã phát hiện ra nguồn gốc sinh ra giá trị hàng hóa sức lao động

Quá trình sản xuất ra tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức

lao động được tính bằng giá trị sức lao động công thêm giá trị thặng dư

Như vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao

động do công nhân tạo ra và bị các nhà tư bản chiếm đoạt

Để tìm hiểu bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác chia tư

bản thành 2 bộ phận: Tư bản bất biến và tư bản khả biến

Trong đó:

Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất

mà giá giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, từ là giá trị không biến đổi

về lượng trong quá trình sản xuất, ký hiệu là c

Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao

động trong quá trình sản xuất đã tăng thêm về lượng, kí hiệu là v

Giá trị của một hàng hóa của một hàng hóa bằng giá trị tư bản bất biến mà

nó chứa đựng, cộng với giá trị của tư bản khả biến

Qua sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, ta thấy được bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân là thuê mới tạo ra giá tri thặng dư của nhà tư bản Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công

Trang 6

6

nhân tạo ra Như vậy, giá trị mà tư bản bỏ ra một giá trị c + v Nhưng giá trị mà

tư bản thu vào là c + v + m Phần m là phần dôi ra mà tư bản bóc lột

III- VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Nếu chỉ xét thuần túy, đơn giản trong lĩnh vực kinh tế thì bất kỳ mỗi cá nhân hay tổ chức nào mà có chi, đầu tư tiền vào trong quá trình sản xuất – kinh doanh thì cho dù là gián tiếp hay trực tiếp như là gửi ngân hàng hay đầu tư thông qua đầu tư chứng khoán thì đồng tiền lúc này sẽ trở thành công cụ, phương tiện

để sinh lời, lợi nhuận

Mỗi cá nhân dù bất bất cứ ai đều có thể dễ dàng trở thành một nhà đầu tư, nhà tư bản nếu có kiến thức, biết cách sử dụng hợp lý, linh hoạt nguồn vốn đang

có của mình trong đầu tư kinh doanh Đồng tiền nếu chỉ tích lũy thuần túy, để không thì nó chỉ được coi đồng tiền chết, không những không mang lại lợi ích cho cá nhân đang sở hữu đó mà còn không đem lại những lợi ích mới cho những

người khác, đặc biệt là những người cần vốn để mở rộng đầu tư, sản xuất

Trong bất kì xã hội nào và ở bất cứ thời điểm nào thì việc tăng giá trị thặng dư luôn là điều mong muốn và con người luôn cố gắng tìm cách tăng giá trị thặng dư Cùng với sự phát triển của công nghệ máy móc hiện nay, khi các nhà tư bản áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hay sử dụng, vận dụng linh hoạt được các nguồn tri – kiến thức, trí tuệ của con người để áp dụng vào trong các giai đoạn, quá trình sản xuất kinh doanh nhằm góp phần làm giá trị thặng

dư tăng lên tối đa, mà không cần phải kéo dài thêm cường độ lao động và thời

gian lao động gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người lao động

Từ công thức trên phần 2 cũng đã đưa ra được cách thức, phương thức tích lũy giá trị thặng dư mà từ đó đưa ra cách làm tăng số tiền tích lũy Số tiền tích lũy có được này chính là cơ sở, là nguồn vốn để tiếp tục thực hiện các hoạt động như tiếp tục tái sản xuất hay mở rộng phát triển , mở rộng quy mô của các

nhà sản xuất mà từ đó sẽ góp phần thúc đẩy, tăng trưởng nền kinh tế

IV- Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Trang 7

7

Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ

vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Ngày nay, từ quan niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Ở nước ta, việc nghiên cứu, khai thác và học tập những di sản lý luận của Mác trở thành việc làm cần thiết trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa

Hướng khai thác lý luận này theo chúng tôi nên tập trung vào những nội

dung sau đây:

Một là, Khai thác những di sản lý luận trong học thuyết này về nền kinh

tế hàng hoá

Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa Cho nên, chính Mác chứ không phải ai khác, là một trong những người nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị trường Thực chất của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù nền kinh tế thị trường ở nước ta có tính đặc thù của nó, song đã là sản xuất hàng hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau Vì vậy, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn

Trang 8

8

Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nền kinh tế thị trường, qua thị trường, giai cấp tư sản mới mua được tư liệu sản xuất và sức lao động, mới bán được hàng hoá và do đó bóc lột được giá trị thặng dư do người lao động tạo ra Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật giá trị thặng dư, các nhà tư bản-các doanh nghiệp

đã không ngừng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tích cực hợp lý hoá quá trình sản xuất, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tìm hiểu nhu cầu thị trường… để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Các tiềm năng về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh… được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ, từ đó làm cho nền kinh

tế trở nên năng động Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong khu vực kinh tế nhà nước và tập thể, chúng ta cần vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư mà các nhà tư bản đã sử dụng để phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Hai là, làm rõ hơn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngay trong thành

phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay Qua nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư, chúng ta phải khẳng định rằng, sự giàu có của nhà tư bản là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư Có người cho rằng, nhà tư bản thu nhiều lợi nhuận là do lao động quản lý, lao động khoa học – kỹ thuật của nhà tư bản Thực tế, trong thời

kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, nhiều nhà tư bản đồng thời là giám đốc, thậm chí còn là cán bộ khoa học kỹ thuật nữa Những chức năng quản lý và khoa học kỹ thuật ấy thuộc phạm trù lao động, không thuộc phạm trù tư bản Nếu nhà tư bản kiểm cả chức năng quản lý và khoa học kỹ thuật thì trong thu nhập của nhà tư bản sẽ bao gồm giá trị mới do lao động quản lý và khoa học kỹ thuật tạo ra cộng với giá trị thặng dư chiếm đoạt không phải trả công

Khi phê phán luận điểm của nhà kinh tế chính trị học J.Say cho rằng lợi nhuận doanh nghiệp là tiền công trả cho lao động quản lý của nhà tư bản, C.Mác

đã chỉ rõ: Chỉ cần dành ra một khoản thù lao nhỏ mọn là nhà tư bản có thể trút

Trang 9

9

gánh nặng quản lý đó cho người giám đốc làm thuê nhưng nhà tư bản vẫn thu được lợi nhuận doanh nghiệp Ở những vùng công nghiệp của nước Anh, sau mỗi lần khủng hoảng, một số khá nhiều những cựu chủ xưởng với một số tiền thù lao nhỏ nhặt đã đứng ra trông nom những nhà máy trước đây là của chính

họ, trông nom với tư cách là những người quản lý, phục vụ cho những chủ mới, thường là chủ nợ của họ Ngày nay, trong các công ty và xí nghiệp tư bản hiện đại, chức năng quan lý thường được giao cho các managers - những người làm thuê cao cấp, nhưng các chủ sở hữu tư bản vẫn thu những khối lượng lợi nhuận khổng lồ Như vậy, khi quy mô kinh doanh ngày càng lớn, nhà tư bản đã hiện rõ

sự bóc lột của mình đó là có một khoản lợi nhuận lớn nhưng không phải bỏ sức lao động mới có được mà chỉ cần là người sở hữu tư bản

Ba là, nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư không phải là để kỳ thị

thành phần kinh tế tư bản tư nhân mà để khuyến khích nó phát triển, bởi vì có hiểu rõ bản chất của nó mới có chính sách đúng đắn với nó Chẳng hạn, hiểu rõ mục đích và động cơ của sản xuất TBCN là thu càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, thì muốn khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài chúng ta phải có chính sách như thế nào để họ thu được lợi nhuận thoả đáng, thậm chí cao hơn lợi nhuận thu được khi học đầu tư vào các nước láng giềng của ta Mặt khác, phải có biện pháp điều tiết bớt sự chênh lệch quá đáng giữa người giàu và người nghèo, đồng thời có các chính sách xã hội để giảm bớt bất công

Bốn là, khai thác những luận điểm của Mác nói về qúa trình sản xuất,

thực hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản nhằm góp phần vào việc quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội

Việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân, cụ thể là bộ phận kinh tế tư bản

tư nhân nhằm hạn chế việc bóc lột người lao động quá mức như kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian quy định của luật lao động mà không có sự

Trang 10

10

thống nhất của người lao động, việc cắt xén tiền công, cắt xén các chế độ của người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư sẽ cho chúng ta thấy rằng chúng ta thừa nhận có sự bóc lột trong khu vực kinh tế tư nhân nhưng việc bóc lột này không thể như trong chế độ tư bản chủ nghĩa được mà người lao động cần phải được bảo vệ thông qua hệ thống pháp luật của Việt Nam Thực tế, chúng ta cần phát triển kinh tế tư nhân để tạo nhiều việc làm, khai thác các tiềm năng về vốn, khoa học công nghệ, nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh… nhưng người lao động vì thế cũng bị bóc lột Nhà nước ta cũng đã có hệ thống luật pháp bảo vệ người lao động như: Luật lao động, Luật bảo hiểm, Quy định

về tiền lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp….nhưng vẫn chưa đầy đủ Tuy nhiên, yếu kém nhất hiện nay trong bảo vệ người lao động là thiếu sự kiểm tra chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm minh của các cơ quan chức năng đối với kinh tế tư bản tư nhân Nhiều cuộc đình công, bãi công gần đây của công nhân nước ta ở các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chỉ rõ điều này Tại hội nghị "Tổng kết tình hình năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay,

từ năm 1997 đến nay, cả nước đã xảy ra hơn 4.100 cuộc đình công, trong đó chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản với hơn 3.100 cuộc, chiếm 75,4% Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ 2006 Năm 2011 đạt mức kỷ lục với 857 cuộc diễn

ra trong vòng 11 tháng Con số này của năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218

vụ, năm 2008 là 720 vụ riêng 2 tháng đầu năm 2021 là 35 vụ

Nguyên nhân được Bộ xác định trước hết do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, bảng lương Khắc phục được yếu kém này, chúng ta sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường

Ngày đăng: 17/01/2022, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w