1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK

40 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM. Đề tài “Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm mì Hảo Hảo của công ty cổ phần Acecook Việt Nam” nghiên cứu tình tình thực trạng hiện tại của công ty, tìm kiếm điểm mạnh, điểm yếu ở môi trường nội bộ và các cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài. Từ đó lập ra ma trận SWOT, tìm kiếm một chiến lược phù hợp nhất cho công ty, giúp công ty đạt được những mục tiêu mong muốn.

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan “Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm mì Hảo Hảo của công ty cổ phần Acecook Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả

nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không sao chép của bất cứ luận văn nào và chưatừng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu trước đây Việc tham khảo các tài liệu đãđược trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng, theo đúng quy định

Tác giả

Hồ Quỳnh Thư

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Hoàng Xuân Huy – giảng viên mônMarketing Quốc Tế đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quí báu và tạo điều kiệnthuận lợi trong suốt thời gian học tập

Đồng thời, chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tinh thần, hỗ trợnhiều tài liệu tham khảo bổ ích, đóng góp nhiều ý kiến quí báu trong quá trình thực hiện bàiSeminar

Với kiến thức và trải nghiệm còn nhiều hạn chế, cho nên bài luận khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Vậy nên tôi rất mong những góp ý, đánh giá của các thầy cô và quý công ty để tôi cóthể hoàn thiện bài luận của mình một cách tốt hơn

Xin trân thành cảm ơn!

Tác giả

Hồ Quỳnh Thư

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ma trận IFE (Internal factors

environment matrix) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Ma trận SWOT (Strength, Weakness,

Opportunities, Threat)

Ma trận các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1 Logo công ty Acecook Việt Nam

Hình 2 2 Sản phẩm mì Hảo Hảo

Hình 2 3 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Acecook Việt Nam

Hình 2 4 Phân tích đối thủ cạnh tranh của Hảo Hảo

Hình 2 5 Sơ đồ thị phần mì ăn liền ở Việt Nam

Trang 6

Để xác định và phân tích cũng như đưa ra nhận xét đúng về tình hình hiện tại của Công ty,dựa trên những cơ sở lý thuyết về chiến lược marketing, hoạch định chiến lược, mục đích vàvai trò chiến lược marketing… được nêu ở chương 1 Sau đó dựa trên cơ sở lý thuyết đó để đếnchương 2 bắt đầu phân tích các chiến lược hiện tại và sự hiệu quả của chiến lược đó mang lại.Lập ma trận SWOT từ hai ma trận EFE, IFE để tìm ra những chiến lược tốt nhất cho tình hìnhhiện tại của Công ty Ở chương 3 tôi đưa ra một số giải pháp marketing để hoàn thiện giải phápcho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trang 7

MỤC LỤC

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid mà mì ăn liền đã trở thành sản phẩm có nhu cầu caotrên toàn thế giới Phần lớn các gia đình chuyển sang các bữa tự nấu và dự trữ thực phẩm khô,thực phẩm đóng hộp, đóng gói trong thời gian dài Nhờ sự tiện lợi, hương vị đa dạng, thơmngon, giá cả lại phù hợp với tất cả phân khúc người tiêu dùng mà mì ăn liền đã có sự tăngtrưởng mạnh mẽ

Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2019tăng 3,45% so với năm trước đó nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu

sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của đại dịch Covid-19

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng này dựkiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởngdoanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026 Điều này cho thấytiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khácao

Các nhà sản xuất và chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường mì ăn liền toàn cầu hiện nay

có thể nhắc đến Acecook Việt Nam Tuy ra đời muộn hơn, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhữngcông ty bạn, ra đời sớm, có kinh nghiệm hơn Tuy nhiên Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

đã không ngừng cố gắng, nổ lực vươn lên, tìm tòi học hỏi và rút ra được một số bài học, kinhnghiệm quý báu nhờ vậy mà sản phẩm Mì tôm chua cay Hảo Hảo của công ty Acecook ViệtNam là món mì nằm trong Top 1 sản phẩm mì ăn liền được người tiêu dùng Việt ưa chuộng vàluôn nằm trong top mặt hàng bán chạy tại các kênh thương mại, siêu thị Ngoài ra, còn chiếmthị phần lớn nhất trong danh mục mì ăn liền tại Việt Nam

Tuy Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ ba trên thế giới Nhưngthống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam Thị phần mì ăn liền ViệtNam không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, mà nhiều thương hiệu quốc tếkhác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa chúng ta, tận dụng ưu đãi về thuế xuất nhậpkhẩu từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệptrong nước Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền hiện Việt Nam đã và đang xuất khẩu tới hơn 40quốc gia trên toàn thế giới Ngoài ra có công ty của Việt Nam xuất khẩu mì tăng 300% Vì thếnên, để tồn tại lâu dài trong ngành hàng này thì Acecook Việt Nam cần phải có những chiến

Trang 9

lược marketing đúng đắn trong từng hoàn cảnh và phải linh hoạt để có thể giúp công ty pháttriển và vượt mặt so với đối thủ cạnh tranh

Nhận thấy tiềm năng của Acecook có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành hàng này,tôi đã chủ động chọn đề tài: “Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm mì Hảo Hảo củacông ty cổ phần Acecook Việt Nam” làm nội dung cho bài Seminar giữa kì của mình

2 Kết cấu nội dung đề tài

Đề tài này có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

Chương 2: Thực trạng thực hiện các chiến lược Marketing ở CTCP Acecook Việt Nam.Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing cho Hảo Hảo củaAcecook

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Sử dụng các công cụ phân tích khoa học để xây dựng chiến lược marketing cho Acecooktrong thời gian đến năm 2022 Đồng thời, đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi để thựchiện các chiến lược đã được hoạch định

- Đề xuất một số giải pháp marketing nhằm hoàn thiện chiến lược marketing của Công tyAcecook Việt Nam nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong giai đoạn từnay đến năm 2022

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: chiến lược marketing của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược marketing củaCông ty trong thời gian 2018- 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu (sách, giáo trình ngành quản trị kinh doanh, ngànhmarketing), các báo cáo tình hình kinh doanh của công ty, được xử lý theo phương pháp

Trang 10

thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.

- Sử dụng phương pháp chuyên gia

- Đồng thời, sử dụng các công cụ khoa học là ma trận các yếu tố môi trường bên ngoàiEFE, ma trận các yếu tố môi trường bên trong IFE; ma trận SWOT để xây dựng và lựa chọnchiến lược

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, bài luận văn đã hệ thống hóa các lý thuyết về xây dựng chiến lượcmarketing đối với một doanh nghiệp cụ thể cũng như xây dựng các luận cứ cho việc hình thànhchiến lược marketing

Về mặt thực tiễn, thông qua việc phân tích các dữ liệu thứ cấp cũng như phương phápchuyên gia, bài Seminar đã xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ củacông ty để từ đó hình thành nên các chiến lược marketing phù hợp đến năm 2022 để khắc phụcnhững điểm yếu, tận dụng cơ hội, né tránh nguy cơ và phát huy những điểm mạnh của công tynhằm giúp công ty phát triển bền vững trong thời gian tới

Trang 11

Nhu cầu và hành vi khách hàng

Mục tiêu, nguồn lực công ty

Đối thủ cạnh tranh hiện tại, tương lai

S W O T T

Thị trường mục tiêu

Giá

Truyền thông

Phân đoạn thị trường

Vị trí và sự khác biệt của công ty Mục tiêu Marketing

Sản phẩm

Phân phối

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN

LƯỢC MARKETING1.1 Những vần đề về chiến lược Marketing

1.1.1 Khái niệm chiến lược Marketing

Theo Philip Kotler: “ Chiến lược Marketing là hệ thộng luận điểm logic, hợp lý làm căn

cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình

Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với các phức hệMarketing và mức chi phí cho Marketing”

Trong chiến lược sẽ xác định thị trường, khách hàng, sản phẩm của công ty sẽ được địnhhướng chiến lược cạnh tranh Công ty sẽ thực hiện những cải tiến, thay đổi gì liên quan đếnsản phẩm, giá, kênh, truyền thông…(marketing mix)

Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường là khối lượng sản phẩm, thị phầnđược gọi là mục tiêu Marketing Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mụctiêu đó thì gọi là chiến lược Marketing

1.1.2 Vai trò của chiến lược Marketing

Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ hội, nguy cơ, hiểu rõđiểm mạnh điểm yếu của mình trên cơ sở đó có khả năng đối phó với những biến động củathị trường và được chiến lược thích hợp

1.2 Hoạch định chiến lược Marketing

1.2.1 Các cấp chiến lược trong công ty

Chiến lược có thể phân chia theo ba cấp độ: cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấpchức năng

Hình 1 1 Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing

Trang 12

1.2.1.1 Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướngphát triển của tổ chức: Chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ; Chiếnlược hội nhập dọc; Chiến lược đa dạng hóa

1.2.1.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ( SBU)

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanhnghiệp giành lợi thế cạnh tranh Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanhnghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho cácSBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả

1.2.1.3 Chiến lược cấp chức năng

Chiến lược chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng trong tổ chức ( R&D,Hậu cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính, ) được tổ chức như thế nào để thực hiện đượcphương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp và từng SBU trong doanh nghiệp

1.2.2 Mục tiêu chiến lược marketing

Tiếp tục mở rộng thị phần và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường Thu hút tối

đa đối tượng khách hàng mục tiêu, nhanh chóng thúc đẩy quyết định mua và sử dụng sảnphẩm của công ty Mục tiêu của chiến lược marketing thể hiện ở các chỉ tiêu cơ bản : sảnlượng tiêu thụ, doanh thu, thị phần, …mà chiến lược marketing đó cần đạt được, và đượcxác định căn cứ vào: Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; Các kết quả từ phân tích môitrường; Các khả năng và nguồn lực hoạt động marketing

1.3 Phương pháp xây dựng chiến lược Marketing

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing

1.3.1.1 Môi trường vĩ mô.

Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng

chi tiêu của khách hàng như: phân phối thu nhập và tiết kiệm, nợ, khả năng vay tiền

Do đó, các nhà Marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trongdân chúng và những thay đổi về chỉ tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt

Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là những nhân

tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và còn có những ảnh hưởng nhất địnhđến hoạt động Marketing của doanh nghiệp đó Một số xu hướng của môi trường tự nhiên cóảnh hưởng to lớn đến hoạt động Marketing của một doanh nghiệp như sau: Sự khan hiếm

Trang 13

nguồn nguyên vật liệu; Mức độ ô nhiễm tăng; Môi trường công nghệ tiến bộ; …

Môi trường chính trị - luật pháp: Hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động

kinh doanh và nhiệm vụ của các nhà Marketer phải nắm vững những đạo luật bảo vệ cạnhtranh, người tiêu dùng và xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội: Xã hội mà con người có lớn lên trong đó đã định hình niềm

tin cơ bản, gía trị và các chuẩn mực của họ Các yếu tố cấu thành nên môi trường văn hóanhư: văn hóa, dân số, nghề nghiệp, tâm lý dân tộc, phong cách và lối sống, hôn nhân và giađình

1.3.1.2 Môi trường vi mô.

 Nhà cung ứng: Cung ứng yếu tố đầu vào, người cung cấp tài chính và lao động

 Khách hàng: Người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian, cơ quan Nhà nước, quốctế

 Đối thủ cạnh tranh: Xác định mục tiêu, thị phần, lợi nhuận, mức tăng trưởng …của đối thủ cạnh tranh

 Trung gian marketing: bao gồm giới trung gian, các cơ sở phương tiện phân phối,các cơ sở dịch vụ Marketing và các trung gian tài chính

 Công chúng: là yếu tố tiềm tàng ảnh hưởng đến thành bại của tổ chức

1.3.2 Chiến lược Marketing

1.3.3.1 Chiến lược sản phẩm

Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược Marketing, là yếu tố cơ bản đầu tiên

mà doanh nghiệp quyết định tung ra thị trường mục tiêu để phù hợp với khách hàng tiềmnăng có khả năng tiêu thụ bao gồm hoạt động: Xác định khối lượng, danh mục những sảnphẩm đưa vào tiêu thụ trên thị trường; nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới

1.3.3.2 Chiến lược giá cả

Giá cả là một trong bốn tham số Marketing hỗn hợp cơ bản Trong kinh doanh giá cả làmột công cụ có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp cần sử dụng một cách khoa học đểthực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh Giá cả có tầm quan trọng rất lớn

• Đối với khách hàng: là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩmkhác, giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng

• Đối với doanh nghiệp: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết địnhdoanh số và lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đếnchương trình marketing chung

Trang 14

Doanh nghiệp sản xuất Người tiêu dùng cuối cùng

Doanh nghiệp sản xuất

Đại lý

Bán buôn

Môi giới

Bán lẻ Khách hàng tiêu dùng cuối cùng

1.3.3.3 Chiến lược phân phối

Phân phối là cầu nối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng: đúng sảnphẩm, thời điểm, địa điểm, đúng kênh, luồng hàng Có 2 loại:

 Kênh phân phối trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán thẳnghàng hóa sản phẩm cho người tiêu thụ cuối cùng không qua cáckhâu trung gian

Hình 1.2: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp

 Kênh phân phối gián tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán hàng củamình cho người tiêu dùng cuối cùng qua các khâu trung gian baogồm: người môi giới, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ

1.3.3.4 Chiến lược về truyền thông cổ động

Các doanh nghiệp phải tạo được thương hiệu trên thị trường, thiết kế và truyền bá hình ảnhtạo được hình ảnh đặc sắc về điều kiện mua bán và có thể đưa đến cho khách hàng nhữngthông tin lợi ích khác, giúp cho hoạt động tiêu thụ đảm bảo thành công Các công cụ thường

sử dụng là : Quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mãi, tuyên truyền/ quan hệ côngchúng…

1.4 Một số phương pháp và công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược

1.4.1 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)

Sau khi đã xác định được các cơ hội và nguy cơ chính đối với sự thành bại của doanhnghiệp Tiếp theo ta xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFEMatrix - External Factors Evaluation Matrix)

Bảng 1 1 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)

Hình 1 2 Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp

Hình 1 3 Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp

Trang 15

nghiệp đã phản ứng lại tác động của môi trường bên ngoài rất yếu kém, đã không tận dụngđược các cơ hội và cũng không né tránh được các nguy cơ từ môi trường bên ngoài.

1.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Sau khi đã xác định được các điểm mạnh và điểm yếu chính đối với sự thành công củadoanh nghiệp Tiếp theo ta xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ (IFEMatrix- Internal Factors Evaluation Matrix)

Bảng 1 2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Tổng số điểm cao nhất bằng 4 và thấp nhất là 1, trung bình là 2,5 Tổng số điểm quantrọng là 4 cho thấy, doanh nghiệp rất mạnh về môi trường bên trong Ngược lại, tổng số điểm

là 1 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ

1.4.3 Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT)

Phân tích môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ doanh nghiệp với mục đích giúp

Các yếu tố quan trọng bên ngoài (Liệt kê

các cơ hội, nguy cơ chủ yếu bên ngoài có

ảnh hưởng đến doanh nghiệp)

Mức độ quantrọng Phân loại

Số điểmquan trọngYếu tố 1

Yếu tố 2

Yếu tố n

Các yếu tố quan trọng bên trong ( Liệt kê

các điểm mạnh, điểm yếu chủ yếu

trong nội bộ của doanh nghiệp)

Mức độquan trọng Phân

loại

Số điểm quan trọng

Yếu tố 1

Yếu tố 2

Yếu tố n

Trang 16

doanh nghiệp xác định những cơ hội, nguy cơ và điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình đểlàm cơ sở cho việc hình thành sứ mạng, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp Công

cụ SWOT gồm bốn chữ viết tắt trong tiếng Anh là: Strengths (Các điểm mạnh);Weaknesses (Các điểm yếu); Opportunities (Các cơ hội); Threats (Các nguy cơ),

Bảng 1 3 Mô hình SWOT

S: Liệt kê những điểm mạnh W: Liệt kê những điểm yếu

O: Liệt kê những cơ hội T: Liệt kê những nguy cơ

Trang 17

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, chiến lược marketing đóng vai trò hết sứcquan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Quá trình quản trị chiến lược là mộtquá trình thường xuyên, liên tục và có sự tham gia của tất cả thành viên trong doanh nghiệp,nhằm hướng mọi nỗ lực và nguồn lực để tạo nên sức mạnh cộng hưởng cho việc thực hiệnchiến lược, là yêu cầu cần thiết cho thành công của doanh nghiệp

Để có một chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, nhà xây dựng chiến lượccần phải phân tích môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài nhằm tìm ra những cơ hội,

đe dọa, các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Qua đó, tận dụng và phát huy các điểmmạnh, khắc phục những điểm yếu trong việc khai thác cơ hội và né tránh những đe dọa củamôi trường Chiến lược đưa ra cần phải dựa trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, nhưngphải mang tính thực tiễn và cụ thể, đóng vai trò định hướng cho các bộ phận chức năng, đượccác thành viên trong doanh nghiệp thấu hiểu, đồng cảm và chuyển thành kế hoạch hành động

cụ thể của bộ phận trong khối đoàn kết vì mục tiêu chung của doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược marketing là hết sức cần thiết đối với một doanh nghiệp khi thamgia kinh doanh trên thị trường có sự cạnh tranh Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiếnlược marketing cho riêng mình và chỉ với chiến lược phù hợp mới có thể giúp cho doanhnghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện nguồn lực luôn có giới hạn

Trong Chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận để phân tích môi trường bên trong, bênngoài, các công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lược marketing Dựa trên lý thuyết này, tác giả

sẽ tiến hành phân tích môi trường và xây dựng chiến lược kinh doanh cho Acecook ở nhữngchương tiếp theo

Trang 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING

CỦA CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM2.1 Giới thiệu về công ty Acecook Việt Nam.

2.1.1 Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam.

Năm 1993, công ty liên doanh Vifon-Acecook được thành lập gồm Công ty kỹ nghệthực phẩm Việt Nam (VIFON) và ACECOOK, MAURUBENI, hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh

Năm 2004 công ty đã xây dựng hoàn

chỉnh và đạt được những chứng chỉ về hệ

thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ

thống quản lý môi trưởng ISO 14001, hệ

thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là

công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt

Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS)

Đến năm 2008 xuất hiện với cái tên độc lập Acecook Việt Nam với 100% vốn đầu tư vàdây chuyển sản xuất Nhật Bản Từ khi thành lập đến nay doanh số liên tục tăng mỗi năm,chiếm 60% thị phần mì ăn liền cả nước

Năm 2012: Xếp hạng 81 trong bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhấtViệt Nam; xếp hạng 100 trong bảng xếp hạng V1000 - Top 1000 doanh nghiệp đóng thuếlớn nhất Việt Nam Giải thưởng Rồng Vàng Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu Kỷ niệm chương

"Vì sự phát triển ngành Công thương" Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng ASEAN"

Acecook có một nhóm sản phẩm ăn liền phục vụ đời sống hàng ngày không chỉ ngườilớn, người già và giới trẻ (mì Hảo Hảo, Siukay, Udon, Doraemon, Đệ Nhất, Mikochi, Số

Đỏ, Mì ly modern, Mì tô ăn liền mì trộn caykay, Phở Đệ Nhất, Phở Xưa & Nay, Phở Khô

Hình 2 1 Logo công ty Acecook Việt Nam

Trang 19

Xưa & Nay, Miến Trộn Phú Hương, Miến Phú Hương Yến Tiệc, Muối Chấm Hảo Hảo…)

Và mì Hảo Hảo là một trong những sản phẩm nổi

tiếng bậc nhất của công ty Acecook Hảo Hảo là một

thương hiệu mì ăn liền được tạo ra bởi Acecook Việt

Nam, ra mắt lần đầu trên thị trường từ những năm thập

niên 2000 Với 7 hương vị khác nhau, tính đến năm

2018, Hảo Hảo đã được công nhận là một trong những

thương hiệu mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại

Việt Nam

Thương hiệu mì Hảo Hảo kể từ khi ra mắt đã

nhanh chóng trở nên phổ biến và là biểu trưng quen

thuộc cho các loại mì nói chung tại Việt Nam Lý do cho sự phổ biến này là vì sản phẩm cógiá thành rẻ, dễ no và nhiều hương vị đa dạng Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục

“Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong suốt 18 năm” 2018) đối với mì Hảo Hảo với gần 20 tỷ gói mì Cũng theo thống kê của Kantar Worldpanelnăm 2019, Hảo Hảo là một trong bốn thương hiệu mì gói lọt top 10 thương hiệu thực phẩmđược người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất tại nông thôn, và là thương hiệu mì gói duy nhấtđược người tiêu dùng thành thị bình chọn Trong Danh sách Top 1000 Thương Hiệu HàngĐầu Châu Á năm 2017 do Nielsen thực hiện, Hảo Hảo đã đứng thứ năm trong số 11 thươnghiệu Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng Phổ biến đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới, tính đến năm 2020, doanh số bán ra của Hảo Hảo đã lên đến hơn 20 tỷ gói

(2000-2.1.2 Mục tiêu của công ty.

Chiếm lĩnh khoảng 50-60% thị phần tại thị trường Việt Nam về cung cấp các loại sảnphẩm ăn liền đóng gói

2.1.3 Sứ mệnh, tầm nhìn của công ty.

Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam: “Thông qua con đường ẩm thực để cốnghiến cho xã hội Việt Nam.”

Những nhà sáng lập Unilever đã đưa ra sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chấtlượng cao mang đến SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng.” Dựa trên sứmệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản phẩm, đồng thời

hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự

Hình 2 2 Sản phẩm mì Hảo Hảo

Trang 20

an toàn và an tâm cho khách hàng Những năm gần đây, Acecook Việt Nam tập trungnhững sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nângcao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền.

Acecook mang đến tầm nhìn rằng: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàngđầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa.”

Để thực hiện được hành trình chinh phục thế giới, slogan mà Acecook đưa ra đó là

“COOK HAPPINESS” điều này được thể hiện cụ thể bằng 3 chữ HAPPY như sau:

(1) Happy Customers

• Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng, những người sử dụng sảnphẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc Do đó, công ty sẽ luôn sản xuất và cung cấpnhững sản phẩm thật ngon, thật chất lượng, an toàn – an tâm, đáp ứng nhu cầu củakhách hàng

(2) Happy Employees

• Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ công nhân viên Acecook và gia đìnhcủa họ cảm thấy hạnh phúc Do đó, công ty sẽ luôn cố gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt,môi trường làm việc tốt, quan tâm đến công việc và đời sống của cán bộ công nhânviên

(3) Happy Society

• Công ty tích cực tài trợ và tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì môi trườngnhằm cống hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn

Để công ty phát triển bền vững, đạt được sự ủng hộ của nhân viên, khách hàng và xã

hội, Acecook đã đưa ra phương châm “GOVERNANCE – COMPLIANCE –

DISCLOSURE”

2.1.4 Sơ đồ tổ chức

Ngày đăng: 17/01/2022, 02:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 1 Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Hình 1 1 Tiến trình hoạch định chiến lược Marketing (Trang 11)
Hình 1.2: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Hình 1.2 Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp (Trang 14)
Bảng 1 2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Bảng 1 2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) (Trang 15)
Bảng 1 3 Mô hình SWOT - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Bảng 1 3 Mô hình SWOT (Trang 16)
Hình 2 2 Sản phẩm mì Hảo Hảo - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Hình 2 2 Sản phẩm mì Hảo Hảo (Trang 19)
Hình 2 3 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Acecook Việt Nam - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Hình 2 3 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Acecook Việt Nam (Trang 21)
Bảng 2 1 Tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng đến ACECOOK - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Bảng 2 1 Tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng đến ACECOOK (Trang 23)
Bảng 2 2 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Bảng 2 2 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) (Trang 24)
Bảng 2 3 Tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến Acecook - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Bảng 2 3 Tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến Acecook (Trang 26)
Bảng 2 4 Bảng 2 4 Ma trận các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) - BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC MARKETING ACECOOK
Bảng 2 4 Bảng 2 4 Ma trận các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w