1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH NHỮNG điểm đặc sắc TRONG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về xây DỰNG NHÀ nước VIỆT NAM

11 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 35,37 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

***

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG

HÒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Giáo viên giảng dạy: Phạm Ngọc

Phương

Nhóm thực hiện : Nhóm 3

Lớp học phần: 2179HCMI0111

SỐ 1

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

Trang 2

T

MSV HỌ VÀ

TÊN

NHIỆM VỤ

21 18D100314 Nguyễn Thị

Thanh Hiền

Tìm tài liệu

22 19D200082 Nguyễn Thị

Thu Hiền

Tìm tài liệu

23 20D100159 Nguyễn Hữu

Hiếu Tìm tài liệu

24 20D100369 Hoàng Thị

Hoa Tìm tài liệu

25 20D100020 Nguyễn Thị

Hoa

Tìm tài liệu

26 20D120233 Nguyễn Thị

Hồng

Tìm tài liệu

27

20D100092 Phạm Minh

Hợp Không tham gia

28 20D100162 Bùi Thị Huế Tìm tài liệu

29 20D105078 Phạm Thị

Mai Hương

Tìm tài liệu, làm word

30 20D105019 Đỗ Thúy

Hường

Tìm tài liệu, làm powerpoint

Nhóm trưởng: Phạm Thị

Mai Hương

Thư kí: Nguyễn Thị Hoa

Trang 3

A GIỚI THIỆU 4

B NỘI DUNG 5

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam 5

l.Những kế thừa của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam 5

II Những điểm sáng tạo đặc sắc của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước 5

1 Nhà nước của dân, do dân, vì dân 5

2 Nhà nước trong sạch, vững mạnh 7

III Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 10

Tài liệu tham khảo 11

MỤC LỤC

Trang 4

A.GIỚI THIỆU

Từ lâu nhiều nhà lãnh đạo của Đảng ta đã khẳng định chủ tịch Hồ Chí Minh là " nhà

tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận kiệt xuất” Tư tưởng và đạo đức cao cả của người mãi mãi

soi sáng và nâng cao tâm hồn của chúng ta Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống

các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam

là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện

cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,

tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh những vấn đề

thuộc quy luật và có tính quy luật của cách mạng nước ta, đã được thực tiễn thắng lợi

của cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và xác nhận Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ

có giá trị dân tộc mà còn có ý nghĩa thời đại, góp phần vào việc giải quyết những vấn

đề đặt ra cho thế kỷ hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với quá

trình xây dựng Đảng và nhà nước đặc biêt là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà

nước của dân, do dân và vì dân Trên thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý

luận xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng Ngày

nay, tư tưởng đó vẫn tiếp tục rọi sáng con đường xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước

Trang 5

B.NỘI DUNG

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam

l Những kế thừa của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam

1.1 Bản chất của nhà nước dân chủ

*Nhà Nước Việt Nam là nhà nước dân chủ và mang bản chất của giai cấp công nhân,

được thể hiện qua các nội dung sau :

- Một là, Nhà nước do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

- Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng xã

hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước

- Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức

và hoạt động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ

*Bản chất của giai cấp công nhân thống nhất với tính Nhân dân và tính dân tộc thể

hiện cụ thể như sau:

- Một là, Nhà nước Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian

khổ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc

- Hai là, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì,

nhất quán mục tiêu vì quyền lợi của Nhân dân, lấy quyền lợi của dân tộc làm

nền tảng

- Ba là, trong thực tế, Nhà nước mới ở Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ mà

toàn thể dân tộc giao phó là tổ chức Nhân dân tiến hành của cuộc kháng chiến

để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa

bình, thống nhất, độc lâp, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát

triển tiến bộ của thế giới

1.2 Nhà nước pháp quyền

- Nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ,có hiến pháp,Chính phủ lâm thời có địa

vị hợp pháp,tổng tuyển cử bầu ra quốc hội rồi từ đó lập Chính phủ và các cơ

quan nhà nước mới

- Quản lí nhà nước bằng Hiến pháp và Pháp luật nói chung,bảo đảm tính nghiêm

minh của pháp luật

- Đưa pháp luật vào trong cuộc sống,bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có

cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật

- Người dân có quyền giám sát

II Những điểm sáng tạo đặc sắc của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước

1 Nhà nước của dân, do dân, vì dân

“ Dân chủ là đất nước ta

Bao nhiêu ích lợi đều là của dân

Trang 6

Bao nhiêu quyền hạn xa gần

Công việc đổi mới,nhân dân gánh cùng

Chính quyền xã,huyện,Trung ương

Dân tin,dân quý,dân cùng bầu ra

Quyền lực là của chúng ta

Đồng lòng chung sức nước nhà đi lên”

1.1 Nhà nước của Nhân dân

- Trong nhà nước của dân, thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân

chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa

vụ tuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành các

thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân Nói nhà nước là của

dân, Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Bác Hồ làm Trưởng ban soạn thảo đã

khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính

trong nước là của toàn thể Nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái,

trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc

gia sẽ đưa ra Nhân dân phán quyết”

- Trong nước ta, Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà

nước do Nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền,

thực hiện ý chí nguyện vọng của Nhân dân, trở thành công bộc của Nhân dân

Hồ Chí Minh đã viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là Nhân dân làm chủ

Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu,

đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người

đày tớ trung thành của Nhân dân” Trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ máy

của giai cấp bóc lột dùng để thống trị và áp bức Nhân dân; viên chức, quan lại

tự xưng là “cha mẹ dân”, đè đầu cưỡi cổ dân Trong chế độ dân chủ, Bác Hồ

nói: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm

gì? Làm đày tớ Làm đày tớ cho Nhân dân, chứ không phải là làm quan cách

mạng”

- Nhà nước dân chủ Nhân dân do Nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông

qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền lực tối cao của Nhân dân không chỉ thể

hiện ở việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, mà còn ở quyền bãi

miễn, kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu Cơ chế dân chủ này

nhằm làm cho Quốc hội được trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt

động Người khẳng định “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và

đại biểu Hội đồng Nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với

sự tín nhiệm của Nhân dân”

- Theo quan điểm Hồ Chí Minh, để thể hiện Nhân dân lao động làm chủ Nhà

nước thì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên với Nhân

dân; thoát ly mối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng

trên đầu Nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn có của Nhà nước

Trang 7

- kiểu mới Là người làm chủ Nhà nước, Nhân dân có quyền, thông qua cơ chế

dân chủ thực thi quyền lực, nhưng đồng thời Nhân dân phải có nghĩa vụ xây

dựng và bảo vệ Nhà nước, làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong

sạch,

vững mạnh

- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân là Nhà nước dân chủ,

thể hiện quyền lực của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là bảo đảm thực thi

quyền lực của Nhân dân lao động

1.2 Nhà nước do Nhân dân

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước do Nhân dân trước hết là nhà nước do

Nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của mỗi người cách

mạng là phải làm cho dân hiểu, dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm

chủ, trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình Theo quan điểm Hồ

Chí Minh “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn

phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân” Quyền lợi, quyền hạn bao giờ

cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ

- Trong nhà nước do Nhân dân làm chủ, nhà nước phải tạo mọi điều kiện để

Nhân dân được thực thi những quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định,

hưởng dụng đầy đủ quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình

- Nhà nước do Nhân dân cần coi trọng việc giáo dục Nhân dân, đồng thời Nhân

dân cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của

mình

- Không chỉ tuyên bố quyền làm chủ của Nhân dân, cũng không chỉ đưa Nhân

dân tham gia công việc nhà nước, mà còn chuẩn bị và động viên Nhân dân

chuẩn bị tốt năng lực làm chủ, quan điểm đó thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để

của Hồ Chí Minh

1.3 Nhà nước vì Nhân dân

- Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của Nhân dân làm mục

tiêu, tất cả đều vì lợi ích của Nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích

nào khác

- Hồ Chí Minh, Người đã từng nói: “Các công việc của Chính phủ làm phải

nhằm vào mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người Cho nên

Chính phủ Nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy

Việc gì có lợi cho dân thì làm Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”

- Trong nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đầy tớ nhưng đồng thời vừa là người lãnh

đạo Nhân dân Là đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí

công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Là người lãnh đạo thì phải có trí

tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi Nhân dân,

trọng dụng người tài

- => Như vậy, để làm người thay mặt Nhân dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa

hiền lại vừa minh

Trang 8

Nhà nước trong sạch, vững mạnh

2 Ì.Kiếm soát quyền lực nhà nước

- Để giữ vững bản chất của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước hoạt động có hiệu

quả, phòng chống thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ Nhà nước, Hồ Chí

Minh rất chú trọng vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước

- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu

Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, dù ít hay nhiều đều nắm giữ quyền lực

trong tay

- Quyền lực này là do Nhân dân ủy thác cho Nhưng một khi đã nắm giữ quyền

lực, cơ quan nhà nước hay cán bộ nhà nước đều có thể trở nên lạm quyền Vì

thế, để đảm bảo tất cả mọi quyền lực thuộc về Nhân dân, cần kiểm soát quyền

lực nhà nước,

- Về hình thức kiểm soát quyền lực Nhà nước, theo Hồ Chí Minh, trước hết, cần

phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng là đội tiền

phong của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc, là Đảng

cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chính vì vậy, Đảng có quyền và có

trách nhiệm kiểm soát quyền lực Nhà nước

- Vấn để kiểm soát quyền lực nhà nước dựa trên cách thức tổ chức bộ máy nhà

nước và việc phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhà

nước

- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, vì thế, Nhân dân có

quyền kiểm soát quyền lực Nhà nước

2.2 Phòng chống tiêu cực nhà nước

- “Với loài sâu mọt đục khoét Nhân dân cũng vậy Nếu phải giết đi một con mà cứu

được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo” - Hồ Chí Minh

- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề tiêu cực trong nhà

nước Người cũng chỉ rõ những khái niệm của tiêu cực nhà nước, ảnh hưởng

của chúng đến sự phát triển của quốc gia Theo Người, nguy hại nhất là khi

được Nhân dân ủy quyền, một số cán bộ, công chức “đã vác mặt làm quan cách

mạng”, kéo bè, kéo cánh để thu vén lợi ích cá nhân Vì ích kỷ, chủ nghĩa cá

nhân mà trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã nảy sinh

những “lỗi lầm rất nặng” làm biến dạng nhà nước Hồ Chí Minh sớm cảnh báo

những căn bệnh khá phổ biến, đó là trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ,

kiêu ngạo Người chỉ ra thực chất, hình thức biểu hiện phong phú của các căn

bệnh này, gọi đó là “giặc nội xâm” hết sức nguy hiểm và gây hậu họa nghiêm

trọng, làm thất thoát tiền của nhà nước, chậm tốc độ phát triển, nhất là làm xói

mòn niềm tin của dân, làm cho dân xa nhà nước

- Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số biểu hiện của bệnh quan liêu, tiêu cực trong nhà

nước là:

Chỉ đạo xa rời thực tế

Hình thức, chỉ biết khai hội, chỉ thị, xem báo cáo trên giấy

Hô hào khẩu hiệu, làm việc qua loa, lời nói không đi đôi với việc làm

Xa rời quần chúng, mệnh lệnh cứng nhắc

Chủ quan, tự mãn

Trang 9

- • Ích kỷ, quan cách

- Nguyên nhân chủ quan dẫn đến những tiêu cực trong nhà nước là do cá nhân

người lãnh đạo Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những mối nguy

hại về những sai phạm, lỗi lầm Trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân số 23

ngày 02/9/1951, Bác đã chỉ rõ 6 nguyên nhân khiến nhiều cán bộ bị mắc bệnh

Đó là: Xa Nhân dân, khinh Nhân dân, sợ Nhân dân, không tin cậy Nhân dân,

không hiểu biết Nhân dân, không yêu thương Nhân dân Bên cạnh đó, những

nguyên nhân khách quan còn là do mất dân chủ, không thực hiện nguyên tắc

tập trung dân chủ, đặc biệt là do chủ nghĩa cá nhân còn tồn tại trong một số cán

bộ công chức Người nhấn mạnh: chủ nghĩa cá nhân làm “che lấp đạo đức

cách mạng”; là một thứ bệnh gốc, bệnh mẹ “đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm:

quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí,

- Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, trong bài phát biểu về “ Thực hành

tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” tháng 3 năm 1952, Hồ

Chí Minh nhấn mạnh: “Phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu

Nếu không, thì nó sẽ làm hại đến công việc của ta” Theo quan điểm của

Người, tham ô, lãng phí là “những căn bệnh nguy hiểm”, “là tội ác” không chỉ

gây thiệt hại về kinh tế, vật chất, mà còn về mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối

sống; làm suy yếu bộ máy của Đảng, Nhà nước; gây mất lòng tin của quần

chúng Nhân dân; từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến công cuộc xây dựng và bảo vệ

nước nhà Tiêu cực nhà nước vô hình trở thành một bức tường ngăn cách, tách

rời Đảng, Chính phủ với Nhân dân, tách rời lợi ích của Nhân dân với chính

sách của Đảng và Nhà nước Nó làm “biến dạng” các tổ chức đảng và cơ quan

nhà nước, làm cho những tổ chức này xa dân, đứng trên Nhân dân và có những

chủ trương, chính sách không sát hợp lòng dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích

của Nhân dân Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu

họ Đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ có khi không thấu đến quần

chúng hoặc bị thi hành lệch lạc, kết quả là hỏng việc lại mất lòng người Người

cũng chỉ ra rằng phòng chống tệ nạn, tiêu cực trong nhà nước là một vấn đề

khó khăn, nổi cộm, cần có sự đồng sức đồng lòng của cả bộ máy quản lí và

Nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần kêu gọi và phát động cuộc đấu

tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí Tháng 9/1963, nhân dịp Quốc

khánh, Bác đã nhờ đồng chí Vũ Kỳ (Thư ký của Bác) dùng lương của Bác mua

tặng mỗi cán bộ dự phiên họp Hội đồng Chính phủ 1 chiếc bút máy Bác đưa

tận tay từng Bộ trưởng, từng Ủy viên Ai nhận quà của Bác cũng rất vui, cảm

động và nâng niu chiếc bút này, và theo thói quen khi nhận quà mọi người đều

mở hộp bút ra xem thì nhìn thấy dòng chữ “Bút chống quan liêu 02/9/63”17

Đây chỉ là một chi tiết trong thái độ cương quyết chống căn bệnh quan liêu của

Bác Và câu chuyện về bản án của Trần Dụ Châu mãi mãi là tấm gương răn đe

cho những ai đang mắc căn bệnh tham ô, quan liêu, tiêu cực

Trang 10

- Để chữa bệnh quan liêu, cần nhiều thời gian và giải pháp Nhưng theo Hồ Chí

Minh, nguyên tắc quan trọng nhất, đó là theo đúng “đường lối Nhân dân” Bác

đã kê cho Nhà nước Việt Nam một liều thuốc đặc biệt gồm 6 bài thuốc là:

• Đặt lợi ích Nhân dân lên trên hết

• Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân

• Việc gì cũng bàn với Nhân dân, giải thích cho Nhân dân hiểu rõ

• Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước Nhân dân, và hoan nghênh Nhân

dân phê bình mình

• Sẵn sàng học hỏi Nhân dân

• Tự mình phải làm gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính, để Nhân dân noi theo

- Về cách thức cụ thể, để chống tiêu cực trong nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh

cho rằng cần phải biết “khéo kiểm soát” Người viết: “Muốn chống bệnh quan

liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành

có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là

khéo kiểm soát Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa

kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi Song, muốn kiểm soát có

kết quả tốt, phải có hai điều: một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải

thường làm; hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”.

- III Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vào quá trình xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Đảng và Nhà nước đã quan tâm nghiên cứu, kế thừa, vận dụng sáng tạo tư

tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn

xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa cùng hệ

thống pháp luật phát triển toàn diện, dựa trên nền tảng Hiến pháp và các đạo

luật

- Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng một nền hành

chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, đủ khả năng

hiện thực hóa đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước trong cuộc sống

- Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đẩy mạnh việc thực thi nghiêm chỉnh pháp luật,

tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Luôn đề phòng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà

nước, kiên quyết đấu tranh chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan

quyền lực của Nhà nước vững mạnh, trong sạch, có đạo đức, phẩm chất, có

năng lực lãnh đạo, quản lý để họ toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của Nhân

dân

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền của dân,

do dân và vì dân, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới Bởi, thực tiễn đã chỉ rõ: sự lãnh đạo của

Đảng đối với Nhà nước và xã hội là nhân tố quyết định để bảo đảm Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân,

bảo đảm cho hệ thống chính trị có đủ khả năng đưa đất nước ta từng bước vượt

Ngày đăng: 16/01/2022, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w