Thuế chống bán phá giá được áp dụng dựa trên căn cứ không phân biệt đối xử từ các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu.. Từ đó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LỚP QTKD43A
THẢO LUẬN MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
NHÓM 5
Họ và tên MSSV Đóng góp
Nguyễn Thị Hòa 1853401010052 100%
Nguyễn Phúc Hoàng 1853401010054 100%
Lê Trung Kiên 1853401010068 100%
Phan Thị Bích Liên 1853401010076 100%
Lê Trần Khánh Ngân 1853401010092 100%
Lê Thị Kim Ngọc 1853401010097 100%
Trang 2BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA – CHƯƠNG IV VÀ CHƯƠNG V
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I NHẬN ĐỊNH
1 Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu (quốc gia có thẩm quyền điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá) có thể áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm bị điều tra.
Nhận định sai Theo Điều VII.2 và Điều IX.3 Hiệp định ADA thì không thể để mức thuế chống bán phá giá cao hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm bị điều tra bởi Biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm mục tiêu khắc phục, không mang tính trừng phạt Thuế chống bán phá giá được áp dụng dựa trên căn cứ không phân biệt đối xử từ các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu Cuối cùng là chống bán phá giá ở đây chỉ mang tính tạm thời nhằm mục tiêu khắc phục các thiệt hại do hàng hóa nhập khẩu phá giá gây
ra và phải bị tháo bỏ khi ảnh hưởng này bị triệt tiêu
2 Bất kì sự tăng thuế hoặc áp dụng hạng ngạch đối với hàng hóa của các quốc gia thành viên WTO vào quốc gia mình đều là sự vi phạm nghĩa vụ của WTO.
Nhận định sai Trong quá trình tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường có thể buộc các quốc gia phải đối mặt với nhiều tình huống biến động, tiêu cực đến cơ cấu giá cả hàng hóa trên thị trường ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh của các quốc gia Trong trường hợp đó các quốc gia thừa nhận rằng cần có những công cụ pháp lý cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả của những biến động này Các biện pháp này được coi là các biện pháp “Phòng vệ thương mại”, cụ thể trong
hệ thống GATT/ WTO các biện pháp đó là: biện pháp chống bán phá giá và biện pháp trợ cấp Từ đó thấy không phải bất kì sự tăng thuế hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa của các quốc gia thành viên WTO vào quốc gia mình đều là sự vi phạm nghĩa vụ WTO vì các biện pháp phòng vệ thương mại là những biện pháp
mà các quốc gia thành viên của WTO được phép áp dụng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước những thiệt hại và cả những điều kiện nhất định mà không ảnh hưởng tới nghĩa vụ thương mại và những cam kết mở cửa của thị trường quốc gia
3 Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu (quốc gia có thẩm quyền điều tra áp dụng các biện pháp đối kháng) có thể áp dụng mức thuế đối kháng cao hơn biên độ trợ cấp của sản phẩm bị điều tra.
Trang 3Nhận định sai Cũng như biện pháp chống bán phá giá thì biện pháp trợ cấp chỉ nhằm khắc phục, không mang tính trừng phạt Thuế chống trợ cấp được áp dụng dựa trên căn cứ không phân biệt đối xử từ tất cả các nguồn bị coi là hàng trợ cấp và gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước của các quốc gia nhập khẩu Mức thuế chống trợ cấp có thể thấp hơn tổng số tiền trợ cấp nếu mức thuế này đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
CSPL: Điều XVII.2 và Điều XIX Hiệp định SCM
4 Các quốc gia không phải là thành viên WTO thì không thể bị áp thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng.
Nhận định sai Nếu pháp luật quốc gia nhập khẩu quy định những trường hợp áp thuế bán phá giá hay thuế đối kháng thì khi rơi vào trường hợp đó, quốc gia xuất khẩu sẽ bị áp thuế bán phá giá hay thuế đối kháng, không phân biệt có là thành viên WTO không
5 Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Nhận định sai Ban hội thẩm không phải là cơ quan thường trực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Ban hội thẩm là một hội đồng gồm 3 – 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét vấn đề của một vụ kiện, được thành lập theo từng vụ việc
CSPL: Điều 8 Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp DSU
6 Thành viên Ban hội thẩm không được mang quốc tịch của các bên tranh chấp.
Nhận định sai Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận thì thành viên Ban hội thẩm được mang quốc tịch của các bên tranh chấp, chỉ cần họ đảm bảo được sự độc lập CSPL: khoản 3 Điều 8 Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp DSU
7 Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, tất cả các vấn đề sẽ được xem xét thông qua trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận- nghịch (negative consensus).
Nhận định sai Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, không phải tất cả các vấn đề đều được xem xét thông qua trên cơ sở nguyên tắc đồng thuân- nghịch (negative consensus) Nội dung nguyên tắc negative consensus chỉ được áp dụng trong việc quyết định các nội dung sau: Ra quyết định thành lập Ban Hội thẩm;
Trang 4Thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm; Cho phép trả đũa
CSPL: Điều VI.1, Điều XVI.1, Điều XVII.14, Điều XXII.6 DSU
II CÂU HỎI
1 Tại sao nói biê ̣n pháp tự vê ̣ thương mại là một ngoại lệ của hệ thống thương mại WTO? Về mă ̣t bản chất tự vê ̣ thương mại có giống các biê ̣n pháp khắc phục thương mại còn lại của WTO (biện pháp đối kháng với hành vi trợ cấp, biện pháp chống lại hành vi bán phá giá) hay không?
‒ Biê ̣n pháp tự vê ̣ thương mại là một ngoại lệ của hệ thống thương mại WTO vì các thành viên WTO chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt khẩn cấp Trong hoàn cảnh buộc phải mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại theo các cam kết WTO, biện pháp tự vệ thương mại là một hình thức “van an toàn” mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn Với chiếc van này, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn
‒ Về mă ̣t bản chất tự vê ̣ thương mại có khác các biê ̣n pháp khắc phục thương mại còn lại của WTO (biện pháp đối kháng với hành vi trợ cấp, biện pháp chống lại hành vi bán phá giá) Nguyên tắc biện pháp tự vệ không nhằm vào nhập khẩu từ một nước cụ thể Biện pháp tự vệ phải được áp dụng không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu liên quan Trong trường hợp áp dụng hạn ngạch, hạn ngạch sẽ được phân bổ cho các nước dựa trên kim ngạch nhập khẩu từ các nước trong một khoảng thời gian trước đó Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi nhập khẩu từ một vài nước tăng lên một cách bất bình thường, biện pháp tự vệ
có thể chỉ áp dụng với riêng hàng nhập khẩu từ những nước đó mà thôi
Trong khi biện pháp chống lại hành vi bán phá giá và biện pháp đối kháng với hành vi trợ cấp được áp dụng đối với nhà sản xuất từ một hoặc một số nước xuất khẩu nhất định bị điều tra, những mặt hàng nhập khẩu được coi là cạnh tranh
"không đẹp" (vì bán phá giá hoặc vì được trợ cấp); biện pháp tự vệ được áp dụng
mà không cần cơ sở hợp lý nào đối với hàng nhập khẩu Vì vậy, để đền bù thiệt hại cho nước xuất khẩu, nước nhập khẩu có thể thông qua tham vấn giữa hai bên dành cho nước xuất khẩu ưu đãi nhất định trong các lĩnh vực khác Nếu như không đạt được thỏa thuận thông qua tham vấn, nước xuất khẩu có quyền trả đũa bằng cách
áp dụng những biện pháp tương tự đối với hàng hóa của nước nhập khẩu
Trang 52 Trình bày về vấn đề xác định bán phá giá đối với những quốc gia có nền kinh
tế phi thị trường trong WTO Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam buộc phải chấp nhận việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm sẽ gây trở ngại gì cho Việt Nam trong những trường hợp bị điều tra chống bán phá giá.
Nền kinh tế phi thị trường – hay còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung, trong đó, các hoạt động kinh tế được dựa trên kế hoạch hàng năm thông thường do một cơ quan giống như Ủy ban kế hoạch Nhà nước soạn thảo Hiện nay, trong WTO chỉ có hai thành viên cam kết về địa vị nền kinh tế phi thị trường là Việt Nam và Trung Quốc
Tại Điều VI của Hiệp định GATT1947 quy định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào các nước thành viên tham gia hiệp định Trong quá trình thực thi Hiệp định GATT, các thành viên cho rằng khái niệm bán phá giá được diễn giải không áp dụng đối với các nước thuộc khối Xô viết, Trung Âu và Đông Âu Lý do bởi những nước đó được cho là có nền kinh tế kế hoạch tập trung
Trong Điều khoản bổ sung thứ hai vào đoạn 1.2 của Điều VI của GATT 1947, có quy định: “Thừa nhận rằng trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hoặc hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do nhà nước định đoạt, việc xác định tính so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản 1 có thể có những khó khăn đặc biệt và trong những trường hợp
đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chính xác với giá cả trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng”
Đây có thể được xem là khởi đầu của sự phân biệt đối xử giữa việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá của một nước thành viên GATT đối với một nước có nền kinh tế thị trường và nước có nền kinh tế phi thị trường thông qua khả năng “so sánh chặt chẽ” giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường
Do vậy, các thành viên đã có sự tuỳ ý trong quá trình xây dựng nội luật, thể hiện ở hai khía cạnh:
(i) Không có bất kỳ một định nghĩa hay một tiêu chí pháp lý nào đối với các nước
có nền kinh tế phi thị trường, các cơ quan điều tra có thể xây dựng những quy định nội luật khác nhau về nước có nền kinh tế phi thị trường trong từng vụ việc cụ thể
và đưa ra những danh sách những nước có nền kinh tế phi thị trường
Trang 6(ii) Các cơ quan điều tra được tự do thiết lập các phương pháp thay thế lựa chọn để xác định giá trị thông thường cho những nước có nền kinh tế phi thị trường
Khi một nước bị coi là có nền kinh tế phi thị trường thì các nhà xuất khẩu của nước
đó sẽ gặp phải sự bất lợi vô cùng lớn trong các cuộc điều tra chống bán phá giá do
ba nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, việc sử dụng giá và chi phí sản xuất tại nước thay thế sẽ dẫn đến biên độ bán phá giá rất cao Mức biên độ bán phá giá cao này gần như là chắc chắn, vì các nhà sản xuất tại nước thay thế đang cạnh tranh với các nhà xuất khẩu tại nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường và do đó, sẽ không có lợi cho họ trong việc giảm thiểu việc tìm ra yếu tố bán phá giá của các nhà cạnh tranh của họ
Thứ hai, việc sử dụng các số liệu của nước thay thế cũng dẫn đến việc nhiều lợi thế
so sánh của nước có nền kinh tế phi thị trường không được xem xét trong quá trình điều tra và các doanh nghiệp của nước này bị áp dụng một mức thuế chống bán phá giá mà lẽ ra, có thể tránh được nếu được coi là một nước có nền kinh tế thị trường
Thứ ba, việc lựa chọn nước thay thế nhiều khi rất tùy tiện Pháp luật của các nước quy định không giống nhau về việc xác định nước thay thế Ví dụ, theo pháp luật Hoa Kỳ thì nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường, có trình độ phát triển tương đương với nước bị kiện (chủ yếu dựa vào thu nhập quốc dân bình quân đầu người) và là nước sản xuất đáng kể mặt hàng tương tự như mặt hàng đang bị điều tra Pháp luật của EC lại có quy định khác về nước thay thế Quy định về chống bán phá giá của EC sử dụng khái niệm “quốc gia tương tự” theo đó quốc gia này phải là một nước có nền kinh tế thị trường và có các tiêu chuẩn so sánh phù hợp, nhưng không nhất thiết phải có trình độ phát triển tương đương với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường có mặt hàng đang bị điều tra Có thể thấy rằng, những quy định này khá chung chung, do vậy trên thực tế việc lựa chọn nước thay thế có thể có phần nào mang tính chủ quan, cộng với việc lựa chọn giá thay thế (cũng có thể phần nào mang tính chủ quan) sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính biên độ phá giá
Cho đến nay, rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong các cuộc điều tra chống bán phá giá vì toàn bộ số liệu về giá cả và chi phí sản xuất tại Việt Nam đều bị cơ quan điều tra của nước nhập khẩu từ chối xem xét Chẳng hạn, trong vụ kiện bán phá giá philê cá tra và basa từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kết thúc tháng 7 năm 2003, Việt Nam bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường và Bangladesh được chọn là nước thay thế Quyết định áp thuế được đưa
ra sau khi DOC tính toán các sản phẩm philê của Việt Nam sẽ có giá thành bao
Trang 7nhiêu, nếu cá nguyên liệu được nuôi ở một trang trại vùng Kishoregonj của Bangladesh, sử dụng nguồn nước mua ở ấn Độ, vận chuyển bằng xe tải của Bangladesh với chi phí lao động mà cơ quan này cho là phổ biến ở Việt Nam căn
cứ vào thu nhập bình quân đầu người lúc đó Trong khi đó, đại đa số các nhà sản xuất /xuất khẩu philê cá tra và basa của Việt Nam đều áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu ươm giống, nuôi cá, chế biến đến xuất khẩu, dẫn đến giá thành philê cá rất thấp Tuy nhiên, yếu tố này đã không được DOC xem xét trong quá trình điều tra
III BÀI TẬP
1 Quốc gia A gia nhập WTO vào năm 2006 với cam kết thuế giảm thuế nhập khẩu đối với nông sản trung bình từ mức đang áp dụng là 80% nhưng cam kết giảm xuống ở mức 25% kể từ sau năm 2006.
Sau nửa năm tại quốc gia này xảy ra tình trạng nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa Trong đó chủ yếu là nông sản có xuất xứ từ quốc gia B
và quốc gia C Anh chị hãy tư vấn cho quốc gia A những biện pháp pháp lý cụ thể để khắc phục tình trạng trên theo quy định của WTO.
Trả lời:
Tư vấn cho quốc gia A những biện pháp pháp lý cụ thể để khắc phục tình trạng trên theo quy định của WTO:
Nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa nếu việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của quốc gia A hay thực sự làm chậm trễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước thì:
1.1 Thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng
Nếu có sơ sở thể hiện bán phá giá hoặc trợ cấp, quốc gia A co thể tiến hành điều tra bán phá giá và điều tra trợ cấp trên cơ sở đại diện cho ngành sản xuất trong nước hoặc các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu Khi có đầy đủ các bằng chứng về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả được quy định tại khoản 2 Điều V Hiệp định chống bán phá giá ADA để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra
Nếu qua điều tra xác định có bán phá giá, có trợ cấp vượt mức cho phép, quốc gia
A có thể tiến hành áp thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm đó
Nếu qua điều tra xác định có trợ cấp vượt mức cho phép, quốc gia A có thể áp dụng Thuế đối kháng vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết
Trang 8được nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia A ở mức ít hơn hoặc tương ứng với khoản
hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định
CSPL: Điều VI GATT 1994
1.2 Tự vệ thương mại
Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nhân nhượng thuế quan của quốc gia A theo GATT 1994, một sản phẩm được nhập khẩu vào quốc gia A với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, quốc gia
A có quyền ngừng hoàn toàn một hay một phần các cam kết của minh, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan đối với sản phẩm đó trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó
Trước khi quốc gia A áp dụng những biện pháp trên, quốc gia A sẽ thông báo trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho các bên ký kết biết Quốc gia A sẽ dành cho các bên ký kết cũng như các bên ký kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện pháp được dự kiến áp dụng Nếu thông báo về một nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó Trong các hoàn cảnh khó khăn mà mọi
sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được, các biện pháp
đã dự kiến nêu lúc đầu co thể được tạm thời áp dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được
áp dụng
CSPL: Điều XIX GATT 1994
a Trình bày về trợ cấp theo quy định của WTO, trình bày về các loại trợ cấp theo quy định của hiệp định SCM Sự phân loại này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
‒ Trình bày về trợ cấp theo quy định của WTO:
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ ngành sản xuất:
(I) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);
Trang 9(II) Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);
(III) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa (trừ có sở hạ tầng chung); (IV) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động (I), (II), (III) nêu trên theo các thức mà Chính phủ vẫn làm Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường)
Có 03 loại trợ cấp, với các quy chế áp dụng khác nhau:
Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ): Trợ cấp xuất khẩu, Trợ cấp nhằm ưu tiên
sử dụng hàng nội địa
Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh): Trợ cấp không cá biệt; Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành; Trợ cấp cho các khu vực khó khăn; Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới
Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng): Bao gồm các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh)
‒ Các loại trợ cấp theo Hiệp định SCM:
Cụ thể, Hiệp định SCM quy định 03 loại trợ cấp như sau:
Thứ nhất là, trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: Khối lượng trợ cấp,
theo luật hoặc trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ và kết quả xuất khẩu; Khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại nhập Trợ cấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp Điểm nổi bật là lịch tình giải quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) nhanh gọn, và nếu cơ quan này nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp
bị cấm, ngay lập tức phải thu hồi lệnh trợ cấp Nếu phán quyết không được thực hiện trong thời gian quy định, thành viên khiếu nại được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa
Thứ hai là, trợ cấp có thể đối kháng Hiệp định này quy định rằng không một
thành viên nào thông qua việc sử dụng trợ cấp gây ra tác động có hại đến quyền lợi của thành viên khác, như gây tổn hại cho một ngành sản xuất nội địa của một thành viên khác, làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà thành viên
Trang 10khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994 (đặc biệt là những quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hại nghiêm trọng đối với lợi ích của thành viên khác “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn tại tròn trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5% Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại Những thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên cơ quan giải quyết tranh chấp Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏ những tác động tiêu cực này
Thứ ba là, trợ cấp không thể đối kháng, có thể là trợ cấp không mang tính chất
riêng biệt hoặc mang tính chất riêng biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra Nếu một thành viên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa ra phán quyết và khuyến cáo về vấn đề này
b Năm 1998, A đệ trình văn bản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) yêu cầu được tham vấn về việc B áp dụng biện pháp tăng thuế đối với việc sản phẩm X nhập khẩu từ A Trong đơn kiện của mình, A cho rằng biện pháp của B (tăng thuế NK đối với sản phẩm X từ 10% đến 35%) đã vi phạm cam kết của B về tự do hóa thương mại A và B đều là thành viên WTO.
(i) Biện pháp tăng thuế của B có phù hợp với quy định của WTO không?
Trả lời:
Biện pháp tăng thuế của B không phù hợp với quy định của WTO khi tăng thuế từ 10% lên 35% theo Điều II và Điều XI.1 Hiệp định GATT 1947
(ii) Bình luận về nội dung vụ tranh chấp trên.
Trả lời:
Theo cơ sở pháp lý ở Điều VI.1, Điều XVI.4, Điều XVII.14 và XXII.6 DSU theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp đồng thuận– nghịch Theo đó quyết định về việc
vi phạm cam kết của B về tư do hóa thương mại chỉ không được thông qua khi tất