1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times)

304 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 304
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times) Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times) Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times) Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times) Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times) Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times) Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ THOA

ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CÁC DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH (TRONG MỤC BÌNH LUẬN QUỐC TẾ CỦA BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ VÀ MỤC OPINION

CỦA THE NEW YORK TIMES)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, năm 2021

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ THOA

ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CÁC DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH (TRONG MỤC BÌNH LUẬN QUỐC TẾ CỦA BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ VÀ MỤC OPINION

CỦA THE NEW YORK TIMES)

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

Mã số: 9222024

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS TS NGUYỄN VĂN HIỆP

Hà Nội, năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác

HỒ THỊ THOA

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm 7

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về diễn ngôn chính trị và ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị 13

1.2 Cơ sở lý thuyết 19

1.2.1 Cơ sở lý thuyết về ẩn dụ ý niệm 19

1.2.2 Cơ sở lí luận về diễn ngôn chính trị 31

1.2.3 Cơ sở lí luận về so sánh đối chiếu 36

1.3 Tiểu kết 38

Chương 2: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “CHÍNH TRỊ” TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 40

2.1 Dẫn nhập 40

2.2 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH” 42

2.2.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 44

2.2.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 52

2.2.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc "CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH" trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 61

2.3 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG” 63

2.3.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 64

2.3.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 68

2.3.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 74

2.4 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” 75

2.4.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 76

2.4.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 81

Trang 5

2.4.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖

trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 85

2.5 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT” 87

2.5.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 87

2.5.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 91

2.5.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 93

2.6 Phân tích ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN” 94

2.6.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 95

2.6.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 98

2.6.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/TỰ NHIÊN‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 100

2.7 Tiểu kết 102

Chương 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “QUỐC GIA” TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 104 3.1 Dẫn nhập 104

3.2 Ẩn dụ cấu trúc “QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI” 105

3.2.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 105

3.2.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 108

3.2.3 So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI‖ trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh 111

3.3 Ẩn dụ cấu trúc “ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI” 113

3.3.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 114

3.3.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 117

3.3.3 So sánh ẩn dụ cấu trúc ―ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt 122

3.4 Ẩn dụ cấu trúc “HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI” 123

Trang 6

3.4.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt 123

3.4.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh 129

3.4.3 So sánh ẩn dụ cấu trúc ―HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 137

3.5 Tiểu kết 139

KẾT LUẬN 141

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê lượt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―CHÍNH TRỊ‖

trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 41

Bảng 2.2 Sơ đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH 43

Bảng 2.3 Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ 63

Bảng 2.4 Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖ 76

Bảng 2.5: Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT‖ 87

Bảng 2.6: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/TỰ NHIÊN‖ 95

Bảng 3.1: Thống kê số lượt ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―QUỐC GIA‖ xuất hiện trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 104

Bảng 3.2 Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI‖ 105

Bảng 3.3 Sơ đồ ánh xạ ―ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI‖ 113

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc "CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH" trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 62 Hình 2.2: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 74 Hình 2.3: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 86 Hình 2.4: So sánh số lượng và tỉ lệ lượt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ

LÀ NHIỆT‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 94 Hình 2.5: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 101 Hình 3.1: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh 112 Hình 3.2: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt 123 Hình 3.3: So sánh số lượng và tỉ lệ xuất hiện của ẩn dụ cấu trúc ―HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt 138 Hình 3.4: Kết quả thống kê lượt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―QUỐC GIA‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt 140

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Những năm cuối thế kỉ XX, khoa học tri nhận phát triển đã cung cấp những góc nhìn toàn diện hơn về bản chất của ngôn ngữ và ngôn ngữ học theo hướng tri nhận Nghiên cứu ngày càng nhiều về số lượng, thuyết phục về chất lượng, giúp chúng ta

có thể ―nhìn‖ sâu hơn về bản chất của ngôn ngữ trong mối tương quan với tư duy và theo ngôn ngữ học tri nhận thì ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là cánh cửa để khám phá cách tư duy Hiện nay ngôn ngữ học tri đang được coi ngôn ngữ học giàu năng lực giải thích, giúp người nghiên cứu thông qua ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ mà khám phá và lý giải mối quan hệ biện chứng giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hoá - tư duy của con người

Trong trào lưu đó, đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học, đó là ẩn dụ ý niệm (ADYN) Với ADYN, ẩn dụ không còn là một khái niệm ngôn ngữ học đơn thuần, mà trở thành đối tượng được nghiên cứu sâu trong mối quan hệ với triết học, logic học và tâm lý học Nhờ ADYN, chúng ta dễ dàng tư duy những điều bình thường, cho đến những lý thuyết khoa học trừu tượng nhất và ADYN là ―chìa khóa mở ra sự hiểu biết‖ về thế giới Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam về ADYN từ các nguồn ngữ liệu khác nhau như diễn ngôn chính trị, diễn ngôn quảng cáo, diễn ngôn khẩu hiệu, văn xuôi, ca dao… Các nghiên cứu đã chỉ ra thông qua ADYN, tư tưởng, hệ giá trị và đặc điểm văn hóa được biểu hiện một cách rõ ràng, mạch lạc nhất Chính vì vậy nó đã và đang trở thành một vấn đề sôi nổi, có tính thời sự, thậm chí có thể được coi là một trong những vấn đề thời thượng của ngôn ngữ học đương đại

Diễn ngôn chính trị là một loại diễn ngôn đề cập đến các vấn đề quản lý xã hội, thể hiện mối quan tâm của con người đối với các vấn đề quản lý nhà nước, có

sự liên kết một cách chặt chẽ giữa diễn ngôn và hành động Diễn ngôn chính trị tác động, giúp người đọc thấy ra vấn đề, hiểu vấn đề, suy nghĩ về vấn đề đó và có những hành động, ứng xử phù hợp Vì vậy chủ thể sử dụng diễn ngôn rất đa dạng từ các chính trị gia, nhà tư bản đến đông đảo người dân Các chính trị gia sử dụng diễn ngôn chính trị nhằm xây dựng hình ảnh bản thân, truyền đạt những quan điểm chính

Trang 11

trị, cam kết hành động và xác lập uy tín cá nhân Các nhà tư bản sử dụng diễn ngôn chính trị trong những hội thảo, diễn đàn đối thoại với nhà cầm quyền trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước Người dân sử dụng diễn ngôn chính trị vào mục đích bày tỏ những quan điểm của bản thân về các vấn đề quản lý nhà nước, các chính sách, các chính khách của nhà nước… mà không quá biểu lộ sự phô trương, thiếu tế nhị trong cách hành văn Dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong ngôn ngữ học tri nhận thì các diễn ngôn chính trị chưa thật sự được quan tâm và tìm hiểu tương xứng với tầm quan trọng của nó

Thực tiễn nghiên cứu, thu thập cứ liệu, chúng tôi nhận thấy báo Nhân dân điện

tử là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tính định hướng chính trị

cao, ngôn ngữ sử dụng mang tính chính luận của Đảng và nhà nước The New York

Times cũng là một trong những tờ báo có lượng truy cập lớn nhất tại Mỹ Tin tức

trên hai báo đa dạng, phong phú và được cập nhật hàng giờ, khối lượng độc giả đông đảo, đa dạng Đề tài lựa chọn chuyên mục ―Bình luận quốc tế‖ ở hai tờ báo

lớn của Việt Nam và Mỹ là Báo Nhân dân điện tử và The New York Times trên cứ

liệu tiếng Anh và tiếng Việt bởi đây là hai chuyên mục thể hiện nhiều ẩn dụ ý niệm thông qua các diễn ngôn bình luận chính trị Đặc trưng của thể loại này là có sự chặt chẽ và logic cao trong lập luận Trong đó, cái ngầm ẩn tạo nên logic là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, liên quan đến sự tri nhận của con người đối với các hiện tượng chính trị - xã hội của đất nước Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi lựa

chọn đề tài ―Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh

(trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times)‖ để thực hiện luận án tiến sỹ để bổ sung thêm nguồn lý luận làm

Trang 12

đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời lý giải các điểm khác biệt dựa vào cách tư duy và đặc trưng văn hoá dân tộc

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm có liên quan đến đề tài;

- Xác lập khung lí luận cần thiết về ngôn ngữ học tri nhận và các khái niệm

có liên quan để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu;

- Khảo sát ẩn dụ cấu trúc (ADCT) được sử dụng thế nào trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh và làm rõ cơ chế ánh xạ giữa miền nguồn và miền đích trong các mô hình ẩn dụ;

- So sánh các ADCT tìm được trong hai khối ngữ liệu DNCT tiếng Việt và tiếng Anh nhằm tìm ra điểm tương đồng và dị biệt về đặc trưng tư duy giữa hai cộng đồng ngôn ngữ

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu thức ADCT trong DNCT tiếng

Việt và tiếng Anh trong chuyên mục ―Bình luận quốc tế‖ của Báo Nhân dân điện tử

và mục Opinion của The New York Times

Trên cơ sở 03 loại ẩn dụ: Ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng theo phân loại của Lakoff, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ADCT (một loại thuộc

ẩn dụ ý niệm) có miền đích Chính trị và Quốc gia trong các DNCT tiếng Việt và tiếng Anh, bởi đây là loại ẩn dụ có chức năng tác động mạnh mẽ và phù hợp với loại hình DNCT.Bên cạnh việc làm rõ cơ chế ánh xạ của ẩn dụ cấu trúc, luận án còn tập trung làm rõ đặc điểm của ADCT được sử dụng trong DNCT của hai ngôn ngữ

3.2 Ngữ liệu nghiên cứu

Để làm rõ ADCT được sử dụng ở hai miền đích Chính trị và Quốc gia, chúng tôi đã nghiên cứu 720 bài viết DNCT tiếng Việt và tiếng Anh trong 2 chuyên mục

―Bình luận quốc tế‖ của báo Nhân dân điện tử (360 bài viết tiếng Việt) và mục Opinion của The New York Times (360 bài viết tiếng Anh) trong thời gian 03 năm

(từ 01/06/2016 đến 30/06/2019) với miền đích xác định trước là ―Chính trị‖ và

Trang 13

―Quốc gia‖ Luận án lựa chọn chỉ tập trung hai miền đích ―Chính trị‖ và ―Quốc gia‖

vì trong quá trình khảo sát ngữ liệu DNCT trong hai chuyên mục, chúng tôi nhận thấy hai miền đích này có lượt xuất hiện ADCT với tần suất lớn và mang tính đại diện cao Trong thời gian 03 năm, đã có tổng số 4971 lượt xuất hiện ADCT trong 02 miền đích là ―Chính trị‖ và ―Quốc gia‖, trong đó miền đích ―Chính trị‖ có lượt ADCT xuất hiện là 2145, và miền đích ―Quốc gia‖ có lượt ADCT xuất hiện là 2826

Các biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh được chúng tôi sử dụng trong luận

án được lấy nguyên gốc từ các bài viết DNCT tiếng Anh trong mục Opinion của The New York Times, không có phần dịch sang tiếng Việt nên phần dịch được chú trong ngoặc đơn ở chương 2, chương 3 là của tác giả tự dịch ra dựa trên ngữ cảnh của toàn văn bản

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận án, tác giả kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính: Nghiên cứu định lượng cho phép luận án thiết lập sự so sánh trực tiếp các kết quả tìm được giữa hai khối ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh, trong so sánh các

số lượng các miền nguồn, tần số sử dụng Nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu chi tiết hơn, sâu hơn các ADCT tìm được trong hai khối ngữ liệu, cách

sử dụng các biểu thức ẩn dụ và làm sáng tỏ cách tri nhận của người Anh và người Việt thể hiện trong các DNCT, từ đó tìm ra nét tương đồng, dị biệt giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là:

Thủ pháp thống kê, phân loại: cho phép tập hợp, phân loại và thống kê các loại ADCT thu thập được trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh Các số liệu thống

kê cho thấy mức độ thông dụng của các ADCT trong các DNCT, và là cơ sở để đối chiếu về mặt định lượng giữa tiếng Việt và tiếng Anh

Phương pháp miêu tả: được áp dụng trong việc thu thập, nhận diện cũng như phân loại các ADCT trong khối liệu nghiên cứu, thủ pháp phân tích diễn ngôn cũng được sử dụng để hỗ trợ cho phương pháp này nhằm phân tích rõ hơn các ADCT tìm thấy trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 14

Phương pháp phân tích diễn ngôn: Luận án chú ý đến tương tác của ngữ cảnh, vai trò của người sử dụng trong môi trường tri nhận, đặc biệt là vận dụng các thủ pháp phân tích của lý thuyết quan yếu (relevance theory)

Cách tiếp cận liên ngành: Luận án sử dụng kiến thức từ nhiều ngành khoa học kết hợp giữa tri thức liên ngành và tri thức ngôn ngữ học nhằm sáng tỏ đặc điểm của các ADCT trong diễn ngôn chính trị, từ đó tìm hiểu yếu tố đặc trưng văn hoá dân tộc, bối cảnh văn hoá xã hội góp phần giải thích các điểm tương đồng và dị biệt của các biểu thức ADCT trong tiếng Anh và tiếng Việt

Phương pháp so sánh đối chiếu: được sử dụng để so sánh, đối chiếu các ADCT tìm được trong hai khối liệu nghiên cứu Trong luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu hai chiều giữa tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án hệ thống có chọn lọc các khái niệm cốt yếu về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ ý niệm Kế thừa cơ sở lí luận từ những nghiên cứu đi trước, thông qua việc nghiên cứu các ẩn dụ cấu trúc có miền đích là CHÍNH TRỊ và QUỐC GIA trong DNCT được tìm thấy trong ngữ liệu của hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm các ẩn dụ thượng danh và hạ danh đã được sử dụng, tần suất xuất hiện, luận án góp phần bổ sung và làm rõ thêm những điểm tương đồng và dị biệt trong cách tri nhận về DNCT giữa cộng đồng người nói tiếng Việt và tiếng Anh thông qua hệ thống ẩn dụ ý niệm, từ đó có những đóng góp nhất định vào kho lí luận của ẩn dụ ý niệm nói chung và ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị nói riêng

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

Luận án cũng tiếp tục khẳng định vai trò tri nhận và giao tiếp của ADYN trong DNCT, và minh hoạ cho tính đa dạng văn hoá của ADYN

Trang 15

Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống các ADYN đối với thể loại bài viết DNCT, nêu rõ những đặc trưng cơ bản xuất hiện trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời tìm ra mối quan hệ giữa ẩn dụ, DNCT và bối cảnh lịch

sử đi kèm Nó mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn về thể loại DNCT hiện vẫn còn nhiều mảng trống tại Việt Nam

6.2 Về mặt thực tiễn

Những kết quả thu được của luận án sẽ giúp những nhà ngôn ngữ học hiểu sâu hơn về ADYN dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận trong văn cảnh là các DNCT tiếng Việt và tiếng Anh Thông qua phân tích và so sánh các mô hình ẩn dụ và ánh

xạ của ẩn dụ trong DNCT của hai ngôn ngữ, kết quả của luận án được kỳ vọng sẽ

mở ra nhiều cách tiếp cận mới trong việc giảng dạy ngôn ngữ cũng như giảng dạy các lĩnh vực có liên quan khác tại Việt Nam; đóng góp cho các nhà giảng dạy ngoại ngữ, biên phiên dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành nói chung

và DNCT nói riêng

7 Cấu trúc của luận án

Luận án gồm: phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận:

Chương 1: Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

của luận án Dựa trên những nghiên cứu đi trước, luận án xác lập khung lý thuyết nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong tiếng Việt và tiếng Anh làm cơ sở cho việc phân tích ADCT trong DNCT ở chương 2 và 3

Chương 2: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Chính trị‖ trong diễn

ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt, tập trung phân tích các ẩn dụ cấu trúc có

miền đích ―Chính trị‖, đồng thời đưa ra các biểu thức ẩn dụ cấu trúc phổ biến trong

DNCT tiếng Việt và tiếng Anh

Chương 3: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Quốc gia‖ trong diễn

ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh, tập trung nghiên cứu những nội dung liên

quan đến những ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Quốc gia‖, đồng thời đưa ra các biểu

thức ẩn dụ cấu trúc phổ biến trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh

Phần kết luận: tóm tắt các kết quả của luận án và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp sau

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm

1.1.1.1 Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng truyền thống

* Các nghiên cứu ở ngoài nước

Trong giai đoạn tiền tri nhận, ẩn dụ được hiểu là một sự so sánh ngầm giữa

hai sự vật, hiện tượng Xét về mặt định nghĩa, theo từ điển Dictionary of Language

Teaching & Applied Linguistics (Richards và cộng sự, 1992) ẩn dụ mô tả một sự

vật, hiện tượng bằng cách nói đến một sự vật hiện tượng khác có thể đem ra so sánh

với nó Theo từ điển Oxford Advance Learner‘s Dictionary (Hobby, 2005), ẩn dụ là

hiện tượng một từ ngữ được dùng để mô tả, sự vật hiện tượng theo một cách khác

so với các dùng thông thường của nó, nhằm cho thấy những đặc điểm tương đồng hoặc liên kết về ý nghĩa của hai sự vật hiện tượng, từ đó nhấn mạnh sự mô tả độc đáo riêng biệt của biểu thức ẩn dụ

Bên cạnh những định nghĩa theo các từ điển kể trên thì trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu về ẩn dụ khác Theo nhận xét của Al-Zoubi, Al-Ali và Al-Hasnawi (2006), ẩn dụ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ khác nhau và thể hiện ở nhiều cấp độ về mặt ngôn ngữ Lý do cho sự phổ biến này được các tác giả giải thích là nhờ việc ẩn dụ có khả năng linh hoạt trong biểu thị ý nghĩa, đơn giản hóa các ý niệm, định nghĩa mang tính trừu tượng cao [95] Theo Charteris-Black (2004), bên cạnh những nhận định của Al-Zoubi, Al-Ali và Al-Hasnawi, ông còn nhấn mạnh rằng hiệu quả của ngôn ngữ và giao tiếp được nhấn mạnh nhờ vào ẩn dụ do có sức nặng thuyết phục đối với

lý trí và tình cảm của người nghe [99]

Có thể thấy rằng việc sử dụng ẩn dụ trong ngôn ngữ hứa hẹn đạt được hiệu quả tối đa, bởi đó là kết quả của chắt lọc văn hóa đại chúng dựa trên những giá trị văn hóa dân tộc Ẩn dụ giống như hình ảnh phản chiếu của nhận thức và hành động

Trang 17

của một cộng đồng văn hóa, phản ánh quan điểm và nhận thức của họ đối với thế giới khách quan và đời sống xã hội

Tuy nhiên với hướng nghiên cứu này, nhà nghiên cứu cho rằng ẩn dụ chỉ là vấn đề thuộc về ngôn ngữ và không thuộc các vấn đề về tư duy và hành động, thêm vào đó, hướng nghiên cứu này cho rằng lối nói ẩn dụ chỉ xuất hiện trong các dạng ngôn ngữ đặc biệt, ví dụ như trong thi ca và tu từ học (Lakoff (1989)) [126] Giống với quan điểm của Lakoff, Kövecses (2015) nhận định, tu từ học truyền thống xem xét ẩn dụ dưới góc độ là một đặc điểm của từ ngữ, được xuất hiện với mục đích nghệ thuật và không thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày [124] Chính vì lý do này, ẩn dụ được hiểu là cách nói bóng bẩy xuất phát từ nhu cầu biểu đạt những khái

niệm hoặc những ý nghĩa mà ngôn ngữ theo lối thông thường khó biểu đạt

Dựa trên những phân tích trên thì ẩn dụ theo hướng nghiên cứu truyền thống

là cách nói bóng bẩy với mục đích nghệ thuật bởi ẩn dụ dựa trên khái niệm tương đồng hoặc so sánh giữa việc biểu thị nghĩa hình ảnh của hai sự vật hiện tượng Chính sự tương đồng này cho phép giải thích sự vật hiện tượng theo lối ẩn dụ

* Các nghiên cứu trong nước

Theo quan điểm truyền thống, ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học định nghĩa ẩn dụ dựa trên cơ sở là sự tương đồng Đỗ Hữu Châu (1962) cho rằng: ―Ẩn dụ

là cách gọi tên một sự vật này bằng tên sự vật khác; giữa chúng có mối liên hệ tương đồng‖ [2] Nguyễn Thiện Giáp (2011) có quan điểm tương tự: ―Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau‖ [17]

Từ những năm 1990 cách tiếp cận tri nhận trong nghiên cứu ngôn ngữ đã bắt

đầu xuất hiện ở Việt Nam Năm 1990, Nguyễn Lai nghiên cứu Từ chỉ hướng vận

động trong tiếng Việt, phân tích sự phát triển của ngữ nghĩa dựa trên những trải

nghiệm của tâm lý và vật lý của các từ chỉ hướng ra-vào, lên-xuống, đến-tới, qua, sang-về Công trình này không dùng thuật ngữ ―ngôn ngữ học tri nhận‖, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu đây là công trình mang màu sắc tri nhận đầu tiên, mở

lại-ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam [44] Năm 2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã bước đầu sử dụng thuật ngữ tri giác khi bàn đến ẩn dụ

Trang 18

dưới lăng kính là một kiểu ―tư duy phạm trù‖ Đặc biệt, Trần Văn Cơ (2009) với

chuyên khảo Khảo luận ẩn dụ tri nhận đã tổng thuật hai công trình kinh điển của

Lakoff và Johnson là ―Metaphors We Live by và Women, Fire and the Dangerous Things: What Categories Reveal about the Mind‖ một cách toàn diện, hệ thống các vấn đề cốt lõi về ẩn dụ ý niệm, các khái niệm then chốt được phân tích, diễn giải tỉ

mỉ bằng ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho các nghiên cứu sau này [6]

Tóm lại với hướng nghiên cứu truyền thống thì ẩn dụ chỉ được xem xét như một hiện tượng chuyển nghĩa của từ, có thể chỉ là hiện tượng lời nói (ẩn dụ tu từ) hoặc hiện tượng ngôn ngữ (ẩn dụ từ vựng) chứ chưa được coi là một phương thức

tư duy như ngôn ngữ học tri nhận quan niệm sau này Phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày riêng về nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận

1.1.1.2 Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận

* Các nghiên cứu ở ngoài nước

Ngôn ngữ học tri nhận ra đời dẫn đến những thay đổi khi nghiên cứu về ẩn

dụ Dẫn đầu trong nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận bắt đầu từ những năm 1980 với những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học thế giới như G Lakoff, M Johnson, Ch Fillmore, Z Kövecses, M Turner, G Grady… Nghiên cứu điển hình nhất và được coi là thành công nhất đối với nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận là công trình ―Metaphors We Live By‖ của G Lakoff và M Johnson (1980) Trong công trình này, Lakoff và Johnson bắt đầu phát triển các khái niệm mới về ẩn dụ ý niệm và bắt đầu liên kết ẩn dụ trong nghiên cứu ngôn ngữ tới những ngành khoa học khác Lakoff và Johnson cho rằng, ẩn dụ là một quá trình liên quan đến nhận thức hơn là một quá trình ngôn ngữ Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là một phương thức truyền đạt (công cụ) để ý niệm hóa các khái niệm trừu tượng hoặc tư duy về sự vật; ―hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, dựa vào đó chúng ta vừa suy nghĩ, vừa hành động, về cơ bản mang bản chất ẩn dụ‖ Ban đầu, xu hướng nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ tri nhận dựa vào trải nghiệm, tuy nhiên xu hướng này đã có những phát triển mới về sau Lakoff

Trang 19

và Johnson cho rằng những ẩn dụ cảm xúc xuất hiện trong ngôn ngữ và xuất phát từ

cơ sở văn hóa và sinh học của con người [130]

Dựa trên nền tảng về ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1993) tiếp tục phát triển các khái niệm về ẩn dụ, ông phát triển tư tưởng về sự liên hệ giữa quá trình tạo lập

hệ thống ý niệm của con người, cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên và vai trò của ẩn dụ

để xây dựng học thuyết về ―tư duy nghiệm thân‖ (embodied mind) Học thuyết này nghiên cứu sự liên hệ và phụ thuộc giữa năng lực nhận thức và tư duy đến thế giới quan trong đó liên kết với khía cạnh sinh học của con người: đặc điểm não bộ và cơ thể người [127]

Việc ứng dụng những thành tựu của các lĩnh vực khoa học khác vào nghiên cứu ẩn dụ đã tạo tiền đề cho việc ứng dụng lý thuyết ẩn dụ vào nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống Các nghiên cứu cấu trúc của ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ thêm cách thức con người tư duy ở một số lĩnh vực quan trọng

Xa hơn, đến nghiên cứu của Grady (1997) thì tác giả còn chỉ ra rằng kinh nghiệm hàng ngày, kinh nghiệm cảm giác của con người là cơ sở đưa ra các đánh giá chủ quan của nhận thức ngôn ngữ [111, 112]

Về mối quan hệ giữa ẩn dụ trong văn học và trong ngôn ngữ đời thường, Lakoff và Tunner (1989) chứng minh rằng các ẩn dụ văn học đều có cơ sở sâu xa từ các ẩn dụ đời thường và chỉ khi phép ẩn dụ trong thơ ca ổn định thì ẩn dụ đó mới được tiếp tục sử dụng, nhập vào ngôn ngữ đời thường Các ý niệm về đạo đức được thể hiện một cách rõ ràng trong văn học thông qua các ẩn dụ và thảo luận về ẩn dụ Qua những thảo luận này những ý niệm hoặc thông điệp được truyền đạt nhanh và

rõ ràng hơn [126]

Trong lĩnh vực pháp luật, chính trị và xã hội, Lakoff và Johnson (1996) đã chứng minh được rằng: ―Ẩn dụ đóng vai trò then chốt trong kiến tạo thực trạng xã hội và chính trị‖ Trong nghiên cứu của mình, Lakoff và Johnson đã tiến hành nghiên cứu đối tượng là thế giới quan của những người có quan điểm bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ Ông tiến hành nghiên cứu và xem xét quan điểm về kiểm soát súng đạn, thuế phí, các luật liên quan đến nhân quyền, môi trường và nghệ thuật trong một cấu trúc khung tri nhận nhất định [128] Gibbs (1994) kế thừa những nghiên cứu của

Trang 20

Lakoff để chứng minh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm lý học [108] Có thể nói, ẩn dụ và lý thuyết về ẩn dụ ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ trong ngành nghiên cứu ngôn ngữ học mà còn cả trong những ngành nghiên cứu khoa học khác

* Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận vẫn là một ngành khoa học khá mới mẻ Đầu thế kỷ 21, các vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ ý niệm nói riêng mới bắt đầu được nghiên cứu và dần được định hình và giới thiệu, phát triển bởi nhiều nhà ngôn ngữ học như Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thiện Giáp, Trần Văn

Cơ, Nguyễn Đức Dân, Diệp Quang Ban, Trịnh Sâm, Nguyễn Văn Hiệp…

Lý Toàn Thắng (2005) với nghiên cứu ―Ngôn ngữ học tri nhận – từ lý thuyết

đại cương đến thực tiễn tiếng Việt‖ có thể được coi là người đầu tiên giới thiệu

ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam, trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra hướng nghiên cứu về thời gian và không gian trong đó lấy con người làm trung tâm để theo dõi quá trình nhận thức Theo hướng nghiên cứu này ngôn ngữ phản ánh cách thức con người tri nhận về thế giới quan xung quanh [71]

Nguyễn Văn Hiệp (2008) bước đầu xác định cách tiếp cận nghiên cứu của ngôn ngữ học chức năng và ngôn ngữ học tri nhận đối với vai trò của nghĩa khi phân tích và miêu tả cú pháp [26], trong công trình ―Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp (2008), tác giả đã đề cập đến một số khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, áp dụng vào phân tích cú pháp tiếng Việt, như cách giải thích, phối cảnh, đưa

ra cận cảnh, khung, ẩn dụ ý niệm, tương quan hình-nền

Trong những năm gần đây, vai trò của ẩn dụ ý niệm đối với ngôn ngữ học tri nhận ngày càng lớn và trở thành chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Các nghiên cứu Việt ngữ học đã tiếp cận nghiên cứu ẩn dụ ý niệm theo các mảng như: nghiên cứu ẩn dụ trong các diễn ngôn kinh tế; diễn ngôn chính trị; tác phẩm văn học, thi ca; thành ngữ, tục ngữ; âm nhạc…

Các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ qua

là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu như: nghiên cứu về các ẩn dụ không gian và thời gian (với các tên tuổi: Lý Toàn Thắng, Nguyễn Đức Dân, Trần Văn Cơ, Trịnh

Trang 21

Sâm, Nguyễn Văn Hiệp, …), nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm cảm xúc, các ẩn dụ chỉ

tình cảm của con người (Phan Thế Hưng (2009) [40], Ly Lan (2012) [47], Trần Bá Tiến (2012) [81], Vi Trường Phúc (2014) [59], Trần Thế Phi (2016) [58], Nghiêm Hồng Vân (2018) [92] … các nghiên cứu đã nhấn mạnh trải nghiệm của cơ thể con người trong ẩn dụ là những trải nghiệm mang tính phổ quát Trong ẩn dụ, yếu tố kinh nghiệm, cơ chế ý niệm hoá hóa, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của văn hóa cộng đồng chi phối đến sự lựa chọn mô hình tri nhận Một số nghiên cứu theo hướng lý giải và tìm hiểu các ẩn dụ chỉ bộ phận cơ thể con người (Võ Kim Hà (2011) [18], Trịnh Thị Thanh Huệ (2012) [34]) Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về thực

vật, Trần Thị Phương Lý (2012) [50] đã tìm hiểu phương thức thiết lập và các thành

tố của mô hình chuyển di ý niệm (từ ý niệm thực vật để nhận thức các phạm trù ý niệm khác) trên ngữ liệu biểu thức ngôn ngữ liên quan đến thực vật trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh); Nguyễn Thị Bích Hạnh (2018) [114] nghiên cứu mô hình ý niệm ―Con người là cây‖ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, từ đó chỉ ra cách thức tri nhận của người Việt thông qua mô hình chuyển di ý niệm về thực vật, phản ánh ―thế giới quan‖ và ―cách nhìn thế giới‖ của người Việt

Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm và vai trò của ẩn dụ trong sự hành chức cụ thể qua các tác phẩm thi ca cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tiếp cận: các nghiên cứu về vai trò của ẩn dụ trong các tác phẩm văn học, thi ca, trong thành ngữ, tục ngữ Huỳnh Ngọc Mai Kha (2015) [43]; Phạm Thị Hương Quỳnh (2017) [64]; Ngô Tuyết Phượng (2017) [62]; Trần Văn Nam (2018) [52]); nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong ca từ, trong các tác phẩm âm nhạc, vai trò của ẩn dụ ý niệm trong ca từ (Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009) [36]; Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) [22], trên cơ sở các trải nghiệm nghiệm thân và các mô hình văn hóa mang tính quy ước của cộng đồng, chỉ ra tính phổ quát và tính dị biệt trong tư duy âm nhạc của người nghệ sĩ

Ở hướng nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm gắn với các điển mẫu và phạm trù tỏa tia của ngữ nghĩa học tri nhận, các nghiên cứu chứng minh rằng thông qua các điển mẫu, sự vận động của các ý niệm cụ thể được định hình, các thành tố nghĩa mới vận động theo hướng tỏa tia, có sự biến chuyển theo hướng xa dần nghĩa trung tâm, chuyển nghĩa theo kiểu hoán dụ hoặc chuyển miền ý niệm tạo thành ẩn dụ (Nguyễn

Trang 22

Thị Bích Hợp (2016) [32]; Nguyễn Thị Hương (2017) [42]; Nguyễn Thị Hiền (2017) [25]

Ở hướng nghiên cứu ẩn dụ trên các diễn ngôn kinh tế, Tác giả Hà Thanh Hải (2011) nghiên cứu đối tượng ẩn dụ ý niệm trên cơ sở ngữ liệu báo chí kinh tế Anh-Việt nhằm tìm ra tác dụng của ẩn dụ ý niệm trong quá trình truyền đạt thông tin và hiệu quả của chúng trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy [19] Nguyễn Thị Lan Phương (2020) nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn quảng cáo Anh-Việt ), chỉ ra cơ chế ánh xạ, sao phỏng từ miền nguồn sang miền đích được thể hiện qua các biểu thức ẩn dụ quảng cáo cụ thể; bao gồm các loại, tiểu loại ẩn dụ đã được sử dụng, tần suất xuất hiện và hiệu ứng ngôn ngữ của ẩn dụ trong việc định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng dựa vào đặc trưng văn hoá dân tộc Việt và Anh [61] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019) đã nghiên cứu đối chiếu Ẩn

dụ ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra cơ chế ánh xạ, sao phỏng từ miền nguồn sang miền đích được thể hiện qua các biểu thức ẩn

dụ cụ thể; lý giải cơ chế tri nhận các ẩn dụ dựa vào đặc điểm văn hóa, đặc điểm sinh thái môi trường, nền tảng giáo dục, kinh nghiệm nghiệm thân, và kinh nghiệm văn hóa của mỗi cộng đồng ngôn ngữ ) [37]

Nhìn chung, các nghiên cứu đã khẳng định và chứng minh rằng kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giới bên ngoài, mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã tạo ra những ẩn dụ ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang đặc trưng tư duy dân tộc

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về diễn ngôn chính trị và ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị

1.1.2.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước

Diễn ngôn chính trị thường được các chính khách và chính trị gia sử dụng trong hoạt động của họ, nhằm vào những mục đích nhất định Tuy nhiên điều đáng tiếc ở đây là các diễn ngôn chính trị lại ít được nghiên cứu bởi tồn tại quan niệm rằng diễn ngôn chính trị là thuộc về chính trị và một khi đã thuộc về chính trị thì không phải là mối quan tâm của ngôn ngữ học Điều này khiến cho diễn ngôn chính trị ít được quan tâm, khai thác trong khi số lượng cứ liệu của loại diễn ngôn này lại

vô cùng đa dạng, ở nhiều thể loại, tác động đến nhiều đối tượng Trên thế giới đã có

Trang 23

một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn chính trị tại các quốc gia tư bản – nơi

mà các vấn đề ngôn luận luôn được chú trọng

Nghiên cứu của Lakoff (1996) chỉ ra rằng sự thể hiện tự do các quan điểm là nền tảng tư duy chính trị của giới chính trị gia Hoa Kỳ Tuy nhiên nghiên cứu của Lakoff chỉ coi diễn ngôn chính trị là một phương tiện truyền đạt ngôn ngữ chứ không phải là một đối tượng khoa học để nghiên cứu [128]

Báo cáo khoa học của Young (2006) về khẩu hiệu bầu cử trong đó có nhắc nhiều đến diễn ngôn chính trị trong các cuộc bầu cử ở Úc từ năm 1949 tới 2009 Báo cáo của Young tập trung vào phân tích khẩu hiệu bầu cử được các chính trị gia

sử dụng trong các cuộc tranh cử nhằm thuyết phục công chúng với yêu cầu ngắn ngọn, súc tích nhưng vẫn mang nghĩa hàm chứa cao Young đã chỉ ra xu hướng phát triển của diễn ngôn chính trị khi nghiên cứu các diễn ngôn từ địa phương sau đó lan rộng, trở nên chuyên nghiệp hóa trong nhiều kỳ tranh cử [158]

Về nghiên cứu ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị, như đã trình bày ở trên, cần lưu ý quan điểm coi diễn ngôn chính trị là một phương tiện truyền đạt thông qua ngôn ngữ giống như các loại diễn ngôn khác, như ca từ hay ca dao Có thể nói, một trong những ứng dụng quan trọng nhất của lí thuyết ẩn dụ ý niệm là ở lĩnh vực phân tích hiệu quả của các diễn ngôn chính trị, xã hội Nhiều nghiên cứu cho thấy ẩn dụ

là một công cụ định hướng và lan tỏa tư tưởng trong xã hội một cách hiệu quả: Lakoff (1996) [128], Lakoff và Johnson (1998) [129] nghiên cứu về ẩn dụ với các

vấn đề chính trị, đạo đức, triết học Lakoff (1996) trong nghiên cứu ―Moral Politics:

What Conservatives Know that Liberals Don‘t‖ chỉ ra rằng ẩn dụ ý niệm GIA ĐÌNH

có vị trí quan trọng trong hệ thống ý niệm hóa về xã hội ở Mỹ Những mô hình ẩn

dụ ý niệm được Lakoff nghiên cứu và phổ biến nhất là ―Quốc gia là một gia đình

(Nation is a family)‖, ―Chính phủ là cha mẹ (The Government is parents)‖, ―Công dân là con cái (The citizens are the children)‖ [128]

Jonathan Charteris-Black (2011) đã chứng minh sức mạnh của ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị qua diễn văn của hàng loạt các chính trị gia tên tuổi và có tầm ảnh hưởng lớn trên chính trường quốc tế như: Martin Luther King, Enoch Powell, Ronald Reagan, Margaret Thatcher, Bill Clinton, Tony Blair, George Bush, và

Trang 24

Barack Obama [100]; Hanne Penninck (2014) khảo sát lời phát biểu của một số chính khách của Anh và Mỹ về cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và 2008 [140]; Fadda (2006) đã phân tích 6 bài diễn ngôn của Tổng thống George W Bush trong

bối cảnh nước Mỹ vừa bị chấn động bởi vụ khủng bố 11 tháng 9 [102]; Meadows

(2006) phân tích ẩn dụ trong các bài diễn văn của chính giới Hoa Kỳ về vấn đề Iraq trong những năm 2004-2005 [135]; Vestermark (2007) đã xem xét việc lựa chọn và

sử dụng ẩn dụ ý niệm trong các bài diễn văn nhậm chức của các đời Tổng thống Hoa Kỳ và đưa ra được kết luận về tác dụng và việc sử dụng ẩn dụ ý niệm một cách

có chủ đích nhằm tác động đến thái độ và suy nghĩ của người nghe Trong kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra được ý niệm nhân cách hóa quốc gia Hoa Kỳ như một thực thể con người là ý niệm xuyên suốt trong các bài diễn thuyết của các đời Tổng thống Hoa Kỳ Một trong những cấu trúc ẩn dụ được sử dụng thường

xuyên nhất là ―Quốc gia là một con người (Nation as a Person)‖ hay ―Quốc gia

mang những đặc điểm của con người (Nation with Human Attributes)‖ [155] Việc

sử dụng cấu trúc ẩn dụ này được tác giả lý giải dựa trên hiệu quả tác động, tức là việc dùng ý niệm con người để phản ánh ý niệm về quốc gia khiến cho việc tiếp cận của người nghe trở nên dễ dàng hơn

Arcimaviciene (2008) ghi nhận sự phổ biến của ẩn dụ có miền đích là chính trị ở Anh quốc Các miền nguồn cờ bạc, trò chơi, thể thao… được dùng để làm rõ miền đích chính trị cho thấy vai trò quan trọng của các nhà lãnh đạo khi chấp nhận rủi ro trong điều tiết các hoạt động trên chính trường [96]; Ahrens và Sphia Yat Mei Lee (2009) khảo sát ẩn dụ về quốc gia trong các bài phát biểu của các chính khách Hoa Kỳ như Barack Obama, Hillary Clinton, John McCain và nhận thấy có 2 miền nguồn cơ bản được sử dụng cho miền đích ―chính phủ‖ là ―người cha giáo dưỡng‖

và ―người cha nghiêm khắc‖, không phân biệt giữa các đảng phái [94] Carver & Pikalo (2011) [98] nghiên cứu đối tượng ngôn ngữ chính trị và chỉ ra các miền nguồn tiêu biểu được sử dụng để chiếu lên miền đích chính trị như: vật lý, khối vật chất, nhạc trưởng, cỗ máy; Taiwo (2013) chỉ ra sự xuất hiện phổ biến của các ẩn dụ

ý niệm liên quan đến quốc gia, chính trị gia trong các diễn văn chính trị tiếng Anh của các chính khách Nigeria, trong đó miền nguồn ―xây dựng‖ được sử dụng nhiều

Trang 25

cho miền đích ―chính trị‖ mà những chính trị gia được xem như người thợ xây dựng

và kiến tạo thể chế, quốc gia) [146]; Các ẩn dụ phổ biến được giới chính khách

nước này sử dụng bao gồm: ―Quốc gia là một gia đình (Nation as a family)‖, ―Quốc

gia là một con người (Nation as a person)‖, ―Chính trị gia là nhà xây dựng (Politician as a builder)‖ Dựa trên những phân tích của Taiwo, giới chính khách sử

dụng những ẩn dụ này dựa trên ý niệm của họ về vai trò trong quá trình xây dựng đất nước Mục đích của việc sử dụng ẩn dụ này là phản ánh quá trình vận động gian nan và vất vả để phát triển đất nước

Có thể nói, trên đây là những nghiên cứu rất quan trọng nghiên cứu về DNCT và ADYN trong DNCT, luận án chúng tôi có thể học tập, kế thừa một số thành tựu nghiên cứu cũng như hệ thủ pháp phân tích tương ứng

1.1.2.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu và phân tích diễn ngôn chính trị tuy nhiên lại chưa phân tích sâu đối tượng là diễn ngôn chính trị cũng như ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong các diễn ngôn chính trị ở Việt

Nam Luận án tiến sỹ ngữ văn ―Ẩn dụ trong văn bản diễn thuyết chính trị Mỹ và

việc dịch ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt‖ của tác giả Nguyễn Thị Như Ngọc

(2015) đã phần nào phân tích được ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị được

sử dụng ở Hoa Kỳ và cách dịch các biểu thức ẩn dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt Các phân tích của tác giả tập trung vào ẩn dụ được sử dụng trong các bản diễn thuyết chính trị - một loại của diễn ngôn chính trị Các ẩn dụ này được các chính trị gia sử dụng đều mang tính hình tượng hóa cao có sự liên hệ chặt chẽ tới ―miền đích‖ mà chính trị gia đó muốn hướng đến Tác giả dựa trên những khảo sát về tần suất và ý nghĩa cũng như ý niệm được sử dụng để phân chia ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị thành 14 nhóm miền ý niệm miền nguồn gồm: Cơ thể con người; Sức khoẻ và bệnh tật; Động vật; Trò chơi và thể thao; Thực phẩm và việc nấu nướng; Nhà cửa và hoạt động xây dựng; Thời tiết; Thực vật; Đồ nóng, đồ lạnh và lửa; Phương hướng và sự chuyển động; Ánh sáng, bóng tối và màu sắc; Sức mạnh của tự nhiên / vật chất; Giá trị kinh tế / tài chính và 4 nhóm ý niệm miền đích thông dụng gồm: Quyền: quyền bình đẳng, quyền con người, phân biệt chủng tộc; Chính sách

Trang 26

chính trị - xã hội: quan hệ quốc tế, viện trợ quốc tế, thuế khoá, giáo dục, vấn đề nhập cư, tệ nạn xã hội; Chiến tranh và hoà bình: tự do, hoà bình, chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố; Tôn giáo Trong quá trình khảo sát, tác giả tập trung phân tích các

ẩn dụ thuộc phạm trù Giấc mơ Mỹ theo 3 điển cứu cụ thể: phân biệt chủng tộc; tự

do và chiến tranh; xung đột chính trị và chính sách chính trị Tác giả đã đưa ra một

mô hình nhận diện ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ tiếng Anh trong diễn ngôn chính trị dựa trên những cơ sở nhất định Cụ thể tác giả xây dựng mô hình nhận diện này dựa trên ngữ cảnh, các mối quan hệ và sự tác động các loại từ đến chủ thể danh từ trong câu Tác giả cũng đưa ra kết luận về tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị Đó là công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm hóa các phạm trù chính trị-xã hội được cho là hết sức trừu tượng Những chính khách tận dụng triệt

để tác dụng của ẩn dụ đối với thế giới quan cũng như thế giới tinh thần của con người để tác động mạnh mẽ đến ý niệm của người nghe [55] Cũng theo hướng này,

trong bài viết ―Về một số miền nguồn phổ biến trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh

Mỹ‖, Nguyễn Xuân Hồng (2019) đã khảo sát 57 DNCT của các chính trị gia Mỹ với

257 biểu thức ẩn dụ Bài viết đã tiến hành miêu tả, nhận xét một số miền nguồn phổ biến như động thực vật, máy móc thể thao, sức khoẻ và thời tiết nhằm làm rõ vai trò của miền nguồn trong việc chi phối cách thức phạm trù hoá và ý niệm hoá Kết quả phân tích khảo sát cho thấy miền nguồn động thực vật cung cấp nhiều biểu thức ẩn

dụ nhất, tiếp đến là các miền nguồn máy móc, thể thao, thời tiết và sức khoẻ

Nguyễn Tiến Dũng (2019) thực hiện nghiên cứu ―Ẩn dụ chính trị trong diễn ngôn

chính trị (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)‖, tác giả tập trung phân tích các biểu

thức ngôn ngữ phản chiếu các thuộc tính và các tiểu loại ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị để làm rõ cấu trúc phản xạ từ miền nguồn sang miền đích một cách

hiệu quả và rõ nghĩa nhất Luận án đã khảo sát và miêu tả các ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ

định hướng và bản thể trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt dựa

trên 16 miền nguồn, và quy thành 5 nhóm chính dựa trên những thuộc tính chung

gồm: Cơ thể sống, hoạt động con người, không gian, môi trường tự nhiên, và kinh

tế; khảo sát và miêu tả các ẩn dụ bản thể trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh và

tiếng Việt dựa trên 3 miền nguồn chính gồm: hoạt động con người, môi trường tự

Trang 27

nhiên, và cơ thể sống Với mỗi loại ẩn dụ, luận án đã chỉ ra cơ chế ánh xạ từ miền

nguồn sang miền đích và chỉ rõ tính bộ phận, tầng bậc của cấu trúc ý niệm; trên cơ

sở đó, lý giải cơ chế tri nhận các ẩn dụ Ngoài chức năng tri nhận, luận án cũng chỉ

ra chức năng tác động và thuyết phục của ẩn dụ ý niệm Các kết quả đối chiếu của luận án cũng chỉ ra một số điểm tương đồng và dị biệt trong diễn ngôn chính trị của hai ngôn ngữ và chỉ ra những nhân tố tác động đến sự khác biệt giữa hai cộng đồng bản ngữ như xu hướng trong giao tiếp, đặc điểm văn hóa, môi trường sống… Tác giả đã chỉ ra hiệu quả truyền đạt ý niệm thông qua việc sử dụng tối đa các ẩn dụ gắn liền với giá trị văn hóa cũng như hiệu quả tác động đến nhận thức người nghe [13]

Luận án Tiến sỹ ngữ văn ―Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị Việt và

Mỹ‖ của tác giả Nguyễn Xuân Hồng (2020) đã có sự phân biệt ẩn dụ theo quan

điểm truyền thống và ẩn dụ theo cách nhìn của khoa học tri nhận, tuy là chưa triệt để; đúc kết một số đặc điểm về diễn ngôn, đặc biệt là DNCT, một thể loại vẫn ít được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam, nhưng thành tựu của chúng lại rất lớn ở phương Tây Luận án lần lượt khảo sát một số ẩn dụ liên quan đến 7 miền nguồn

bao gồm hoạt động con người, gia đình, xây dựng, hành trình, bệnh tật, thực vật và

cơ thể sống trong ngữ liệu tiếng Việt Ở mỗi miền nguồn, tác giả miêu tả, phân tích

các ẩn dụ gắn liền với những ngữ cảnh diễn ngôn cụ thể Trong 7 miền nguồn này, miền nguồn hoạt động con người đều xuất hiện trong các miền nguồn còn lại dù là trực tiếp hay gián tiếp Tương tự như vậy, đối với ngữ liệu tiếng Anh, tác giả cũng

tiến hành khảo sát 7 miền nguồn gồm hoạt động con người, gia đình, xây dựng,

hành trình, bệnh tật, thực vật và cơ thể sống Thông qua ngữ liệu khảo sát trên ngữ

liệu tiếng Việt và tiếng Anh, tác gỉa chỉ ra rằng, chỉ ba phạm trù điển dạng con

người, hành trình và toà nhà là có ẩn dụ xuất hiện với tần suất cao Thông qua phân

tích, khảo sát, tác giả chỉ ra rằng nói theo Ngôn ngữ học tri nhận, con người kiến tạo, thu nhận và lưu trữ thông tin bằng những lược đồ hình ảnh, trong đó, lược đồ hình ảnh nào càng trừu tượng thì càng có sức bao quát và thường mang tính nhân loại Lược đồ hình ảnh nào ít trừu tượng hoặc cụ thể thì thường mang tính đặc thù [33]

Có thể thấy rằng nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị trên thế giới khá đầy đủ và đa dạng Việc gắn ẩn dụ vào phân tích ý niệm những như

Trang 28

truyền đạt ý niệm qua đó tác động đến suy nghĩ và quan điểm của người nghe được tận dụng triệt để Tuy nhiên, cho dù đã có một số luận án và bài báo theo hướng này, thì ở Việt Nam ẩn dụ ý niệm trong loại diễn ngôn này vẫn cón nhiều khoảng trống cần được nghiên cứu thêm, đó là một điều cần thiết vì diễn ngôn chính trị ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là chuyên mục bình luận chính trị

ẩn dụ là đặc trưng của ngôn ngữ văn chương, là một biện pháp tu từ, cũng là một phương thức phát triển nghĩa, đồng thời ẩn dụ chủ yếu được sử dụng như một công

cụ trang trí và chỉnh trang về mặt ngôn ngữ Trong khi đó, theo đường hướng tri nhận, Lakoff & Johnson (1980) đã làm một cuộc cách mạng về ẩn dụ, khi nhìn nhận

và nghiên cứu ẩn dụ thông qua các lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng tri nhận, một phương thức của tư duy chứ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ Các biểu thức ẩn dụ xuất hiện trong các diễn ngôn là cái phản ánh ẩn dụ tồn tại

ở tầng bậc ý niệm Ẩn dụ không còn giới hạn ở phép dùng từ ngữ có hình ảnh, dựa trên sự so sánh ngầm ẩn, mà hơn thế, ẩn dụ phản ánh phương thức tư duy sáng tạo của con người qua hệ thống các ý niệm Do vậy Lakoff & Johnson đã dùng thuật ngữ ―Ẩn dụ ý niệm [130] Lakoff & Johnson (1980) định nghĩa ―Ẩn dụ ý niệm (hay

còn gọi là ẩn dụ tri nhận- cognitive/conceptual metaphor) là sự ý niệm hóa một

miền tinh thần này qua một miền tinh thần khác, đó là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận giúp lĩnh hội miền đích một cách hiệu qủa hơn‖ Ẩn dụ ý niệm được hình thành dựa trên kinh nghiệm của con người đối với thế giới, trong đó một miền (thường là cụ thể) được dùng để hiểu một miền khác (thường là trừu tượng hơn); miền thứ nhất gọi là miền nguồn (source domain), và miền sau gọi là miền đích (target domain)

Trang 29

[130] Cũng theo G Lakoff và M Johnson (2003) [130], ẩn dụ ý niệm là một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của những khái niệm có tính cụ thể hơn Nhờ phương thức ẩn dụ, con người hiểu biết và hình thành tri thức về thế giới, bao gồm cả thế giới tinh thần và thế giới cảm xúc Như vậy, ẩn dụ ý niệm về bản chất là một trong những hình thức

ý niệm hoá, một cơ chế tri nhận nhằm tạo ra những ý niệm mới hoặc làm sáng rõ hơn những ý niệm mới trên nền văn hoá và tri thức kinh nghiệm của người bản ngữ

1.2.1.2 Ý niệm và ý niệm hóa

* Ý niệm (concept): Ý niệm là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của

ngôn ngữ học tri nhận bởi các mô hình tri nhận đều được cấu thành từ ý niệm Lý Toàn Thắng (2005) cho rằng ý niệm được hiểu là một đơn vị của ý thức, là biểu tượng tinh thần phản ánh cách thức con người tri nhận về thế giới xung quanh và tương tác với thế giới đó [71] Ý niệm theo quan điểm của Lakoff và Johnson (1980, 2003) được hiểu không chỉ là vấn đề tri thức Chúng chi phối các chức năng hoạt động hàng ngày đến cả những chi tiết tầm thường nhất Chúng cấu trúc cái chúng ta nhận thức, cái chúng ta giao tiếp với ngoại giới và với người khác Chúng đóng vai trò chính trong việc xác định hiện thực hàng ngày trong cuộc sống [130]

Vì thế mà Lakoff và Johnson (1999), trong một công trình bàn về triết học chính của mình, ―Philosophy in the Flesh: The Embodied Mind and Its Challenge to Western Thought‖, khẳng định rằng: ―Những ý niệm trừu tượng hầu hết đều có tính

ẩn dụ‖ và do đó, những ý niệm căn bản nhất của siêu hình học như thời gian, yếu tính, tinh thần, luân lý…cũng đều xuất phát từ ẩn dụ Đó là một trong ba khám phá quan trọng nhất của ―Nhận Thức Học‖ (Cognitive Science)‖ [129]

Theo Trần Văn Cơ (2009) ý niệm được hình thành từ trong ý thức của con người Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa thông tin về một sự kiện khách quan trong thế giới, ý niệm có cấu trúc nội tại bao gồm một mặt là nội dung thông tin phổ quát về thế giới hiện thực và thế giới tưởng tượng; mặt khác bao gồm tất cả những gì khiến các sự kiện đấy trở thành những sự kiện của văn hóa chứa đựng những nét đặc trưng của văn hóa và bản sắc dân tộc Chính vì lý do này, ý niệm mang tính chủ quan với khía cạnh nó là phản ánh thế giới khách quan trong

Trang 30

mối liên hệ với ngôn ngữ, tư duy và văn hóa dân tộc [6] Chúng tôi cho rằng, đó là một quan niệm rất đúng

* Ý niệm hóa (conceptualization): là một trong những luận thuyết cơ bản

của ngôn ngữ học tri nhận Nếu ý niệm là sản phẩm hoạt động tri nhận của con người thì ý niệm hóa được hiểu chính là hoạt động tri nhận để hình thành nên ý niệm Như vậy, ý niệm hóa bao gồm nhiều quá trình tinh thần khác nhau

Johnson (1987) [125], Lakoff và Turner (1989) [126] đã nhắc đến các lược

đồ hình ảnh; ẩn dụ và hoán dụ ý niệm như những quá trình tinh thần cơ bản nhất đối với sự ý niệm hóa trong ngôn ngữ Chúng có thể hoạt động theo cách khác nhau và tạo nên những sự ý niệm hóa khác nhau đối với mỗi sự tình Rộng hơn, theo quan niệm ―cách nhìn thế giới‖ của V Humboldt được Trần Văn Cơ (2009) nhắc đến trong ―Những khái niệm ngôn ngữ học tri nhận liên quan đến văn hoá‖, thì ngôn ngữ là linh hồn dân tộc; trong mỗi ngôn ngữ tự nhiên đều ẩn chứa một cách nhìn thế giới đặc thù, tức là một cách tri giác (perceive), một cách nhận thức (conceive) về thế giới của cộng đồng văn hoá-bản ngữ đó, vừa có cái ‗chung‘ vừa có cái ‗riêng‘ so với các cộng đồng văn hoá-bản ngữ khác Cách nhìn thế giới ấy ở mỗi ngôn ngữ,

một mặt, là "ngây thơ" vì nó có nhiều điểm khác với cách nhìn khoa học; nhưng nó cũng không phải là "sơ khai" (primitive), vì nhiều khi nó có thể còn phức tạp hơn và

thú vị hơn cả cách nhìn khoa học [6]

Như vậy, ý niệm hóa chính là những quá trình tinh thần để kiến tạo (construct) ý nghĩa và hình thành nên ý niệm Sự ý niệm hóa về cùng một sự vật, có thể không giống nhau giữa các cá nhân, càng không hoàn toàn giống nhau giữa các cộng đồng văn hóa, dân tộc Tuy nhiên, các quá trình tinh thần ấy đều xuất phát từ việc tổng hợp kết quả đầu vào (input) thu nhận được bởi tri giác cảm tính thông qua năm giác quan của con người Từ sự ý niệm hóa của con người đã hình thành nên những hình ảnh của thế giới

1.2.1.3 Miền nguồn - Miền đích

Thuật ngữ đầy đủ của miền là conceptual domain (miền ý niệm) được Kövecses (2002) định nghĩa là ―bất kì một tổ chức kinh nghiệm nào có mối liên hệ chặt chẽ với

Trang 31

nhau‖ [122] Nói cách khác miền chính là một cấu trúc cung cấp tri thức nền về một ý niệm nào đó Theo Lakoff & Johnson (1980) thì 2 loại miền:

* Miền nguồn (source domain): Miền ý niệm mà xuất phát từ đó chúng ta rút ra

được các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ để có thể hiểu một miền ý niệm khác, ví dụ:

building, food, plant là miền nguồn

* Miền đích (target domain): Miền ý niệm, là đối tượng của nhận thức, được

hiểu theo cách trên đây, nghĩa là chúng ta sẽ hiểu miền đích thông qua cách sử dụng miền nguồn

Đây là khái niệm cơ bản trong mô hình ẩn dụ ý niệm MIỀN Ý NIỆM A LÀ MIỀN Ý NIỆM B, trong đó miền ý niệm A được hiểu thông qua miền ý niệm B Hay nói cách khác, ẩn dụ ―MIỀN Ý NIỆM A LÀ MIỀN Ý NIỆM B‖ cho thấy con người có khuynh hướng nói và suy nghĩ về các khái niệm/ý tưởng trừu tượng (abstract concepts/ideas) qua những từ ngữ liên quan mang tính cụ thể hơn [130] Picken (2007) [141] cho rằng tâm trí con người có thể nghĩ ngay đến những trải nghiệm cụ thể: cảnh tượng và âm thanh, vật thể và tác động, các tập quán về hành vi

và cảm xúc trong nền văn hóa nơi chúng ta sinh trưởng Còn những ý niệm khác là những ám chỉ mang tính ẩn dụ (metaphorical allusions) liên quan đến những trải

nghiệm nói trên Ví dụ chứng minh cho quan điểm này là quốc gia/đất nước thường được gợi lên trong tâm trí chúng ta hình ảnh một con người mang các đặc điểm và

hành vi của một cơ thể sinh học Kövecses (2010) đưa ra những ví dụ cụ thể như: chúng ta nói và suy nghĩ về các theory (lý thuyết) bằng cách diễn đạt qua những từ ngữ liên quan đến các tòa nhà (buildings) Có thể hình dung điều này qua ví dụ sau: THEORIES ARE BUILDINGS (LÝ THUYẾT LÀ TÒA NHÀ) [123]

- Is that the foundation for your theory?

(Đó có phải là nền móng cho lý thuyết của anh không?)

Ở đây, ý niệm về lý thuyết được hiểu thông qua ý niệm về các tòa nhà có nền móng và cần chống đỡ Miền ý niệm A ở đây chính là ý niệm lý thuyết (trừu tượng hơn) và miền ý niệm B chính là tòa nhà (cụ thể hơn)

Tóm lại theo Lakoff và Johnson (1998), ẩn dụ ý niệm có đặc trưng tiêu biểu

là sử dụng một ý niệm vật chất cụ thể làm nguồn để phản ánh một ý niệm trừu

Trang 32

tượng hơn, là đích Miền nguồn là miền ý niệm mà ở đó chúng ta rút ra được các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ cụ thể để có thể hiểu được một miền ý niệm khác Miền đích là miền ý niệm được hiểu thông qua việc sử dụng miền nguồn Vì vậy trong các ẩn dụ ý niệm miền nguồn và miền đích không thể đảo ngược cho nhau [129]

Kövecses (2002) đã liệt kê những miền nguồn thông dụng có tần số xuất hiện cao trong ẩn dụ ý niệm là cơ thể con người, sức khỏe và bệnh tật, động vật, thực vật, nhà cửa và xây dựng, máy móc và công cụ, trò chơi và thể thao, tiền bạc và giao dịch kinh tế, nấu ăn và thực phẩm, nóng và lạnh, ánh sáng và bóng tối, lực và sức mạnh, chuyển động và chiều hướng … và những miền đích thông dụng là cảm xúc, ham muốn, đạo đức, tư duy, xã hội, quốc gia, chính trị, kinh tế, quan hệ con người, giao tiếp, sự sống và cái chết, sự kiện và hành động…[122]

1.2.1.4 Lược đồ hình ảnh

Để hiểu được ánh xạ ẩn dụ ý niệm thì cần phải nắm rõ khái niệm lược đồ hình ảnh Lakoff (1987) quan niệm: lược đồ hình ảnh là những cấu trúc tương đối đơn giản, liên tục xảy ra lặp đi lặp lại trong trải nghiệm cơ thể hàng ngày của chúng

ta Những cấu trúc này có ý nghĩa trực tiếp, trước nhất, vì chúng được trải nghiệm một cách trực tiếp và lặp lại nhờ vào bản chất tự nhiên của cơ thể và cách thức hành chức của nó trong môi trường của chúng ta [125]

Kövecses (2010) nhấn mạnh luôn tồn tại một hệ thống gồm các tương ứng mang tính hệ thống giữa miền nguồn và miền đích, trong đó các thành phần cấu tạo của ý niệm miền đích tương ứng với các thành phần cấu tạo của miền nguồn [123] Kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho thấy việc lặp đi, lặp lại thường xuyên đã tạo nên cấu trúc tri nhận được gọi là lược đồ hình ảnh trong trí não con người Điều này cho thấy lược đồ hình ảnh chính là những mô thức xuất hiện lặp đi, lặp lại trong hoạt động kinh nghiệm của con người và là mô thức kinh nghiệm của con người Vì vậy việc hình thành các lược đồ không hoàn toàn dựa trên cơ sở sự tương tự mà còn dựa trên tương quan kinh nghiệm của con người

Lược đồ hình ảnh có đặc điểm: thông qua những biểu thức ngôn ngữ cụ thể, chúng ta sẽ nhận thấy phần lớn cách mà chúng ta nói về một vấn đề trừu tượng được rút ra từ một vấn đề cụ thể đã trải nghiệm Bản thân chúng luôn tận dụng một

Trang 33

lĩnh vực cụ thể để tư duy về một quan niệm mang tính trừu tượng, khó nắm bắt ý nghĩa Cơ sở lý giải cho những điều này được xuất phát từ đời sống của chúng ta và những trải nghiệm lặp đi, lặp lại của nó Vì vậy, một trong những đặc tính cần nhấn mạnh là lược đồ hình ảnh luôn gắn liền với tính nghiệm thân (embodiment) Khi nói

về tính nghiệm thân trong lược đồ hình ảnh, theo G Lakoff và Turner, hình ảnh là biểu trưng cho những trải nghiệm của con người, là cái nhìn của con người về thế giới khách quan qua mối quan hệ không gian, thời gian và cả cơ chế nhận thức thế giới khách quan Talmy (1983) cho rằng lược đồ hình ảnh biểu trưng cho các mẫu,

từ các miền ―hữu ảnh‖ như vật chứa, đường đi, khớp nối, lực đẩy hay cân bằng diễn

ra trong phạm trù nghiệm thân và trở thành trải nghiệm tự thân của con người [147] hoặc, theo Lakoff và Johnson (1999), lược đồ hình ảnh tạo thành trải nghiệm không mang tính tự thân của con người thông qua ẩn dụ [129] Rohrer (2007) [151] cho rằng sự nghiệm thân có tính xã hội, tính tri nhận và tính vật lý của con người đã đặt nền tảng cho hệ thống ngôn ngữ và ý niệm của chúng ta, thì điều này cũng có nghĩa

là tính chất xã hội có ảnh hưởng rất lớn trong việc đặt nền tảng cho hệ thống ý niệm của con người

Lược đồ hình ảnh được dùng làm cơ sở cho các ý niệm khác, đem lại nguồn phong phú cho ẩn dụ ý niệm Ví dụ như lược đồ ―chuyển động‖ là cơ sở ý niệm của cuộc hành trình Cuộc hành trình là ý niệm vô ảnh nhưng khi kết hợp với lược đồ chuyển động với các yếu tố như ―điểm đầu, điểm cuối, sự chuyển động‖ tương ứng với các yếu tố ―điểm xuất phát, đích đến, chuyến đi của cuộc hành trình, thì ý niệm cuộc hành trình trở thành hữu ảnh‖

1.2.1.5 Ánh xạ

Trong toán học, ánh xạ biểu diễn một tương quan giữa các phần tử của hai tập hợp Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cũng sử dụng khái niệm này để mô tả quá trình chuyển di ―transfer‖ nghĩa của miền ý niệm này sang miền ý niệm khác Theo

đó ánh xạ được hiểu là sự phóng chiếu các yếu tố của một miền ý niệm vào không gian tinh thần (Fauconnier, (1997) giúp con người nói và nghĩ về một miền ý niệm bằng cấu trúc kinh nghiệm và ngôn ngữ tương ứng về một miền ý niệm khác [104])

Lý Toàn Thắng (2008) cho rằng ẩn dụ ý niệm là một sự ―chuyển di‖ (transfer) hay

Trang 34

một sự ―đồ chiếu‖ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay

mô hình tri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích [72] Theo quan điểm đó ánh xạ trong ẩn dụ có thể được hiểu theo nghĩa toán học: nó dựa trên các điểm tương ứng giữa hai miền không gian, từ đó muốn hiểu một ẩn dụ ý niệm cần mô hình hoá lược đồ ánh xạ giữa hai miền nguồn và đích của ẩn dụ đó Có thể hiểu nếu miền nguồn có điểm A thì sẽ có ánh xạ A‘ và miền nguồn có điểm B thì sẽ

có ánh xạ B‘ trong miền đích Lấy ví dụ đối với ẩn dụ ý niệm ―CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH‖, chúng ta có thể nhận thấy một sơ đồ quy ước như sau: Chính trị của một quốc gia/của một cá nhân giống như một hành trình có điểm xuất phát và điểm kết thúc, trên hành trình đó chúng tả phải đối mặt với tính chất dài hạn của hành trình cùng các khó khăn hoặc ―các bước ngoặt‖ tương ứng với chính trị trên thực tế; đó là quá trình lâu dài, chứa đựng nhiều diễn biến bất ngờ, khó đoán và xuất hiện các sự kiện có thể thay đổi cục diện chính trị Về cấu trúc cơ bản lược đồ hình ảnh bao gồm một hành trình dài với những khó khăn và các sự kiện có thể ảnh hưởng bất lợi đến chủ thể Chính vì vậy các ánh xạ trong ẩn dụ được hiểu theo nghĩa toán học và dựa trên điểm tương ứng giữa hai miền không gian

Về bản chất của ánh xạ ẩn dụ: Ẩn dụ chỉ phản ánh một phần - nghĩa là chỉ

một số phương diện của miền nguồn được chiếu xạ sang miền đích chứ không chiếu

xạ hoàn toàn thuộc tính của nó sang miền đích Vì vậy ẩn dụ ý niệm được tạo lập nên từ rất nhiều sự ánh xạ, thông thường ánh xạ giữa A và B chỉ mang tính bộ phận

- nghĩa là chỉ một bộ phận ý niệm từ nguồn A được ánh xạ lên ý niệm nguồn B và chỉ một phần ý niệm đích B xuất phát từ ánh xạ tại nguồn A Nguyên nhân trên được xuất phát từ hệ thống ý niệm trong trí não chúng ta, ẩn chứa hàng ngàn ý niệm

cụ thể và ý niệm trừu tượng Lakoff và Johnson (1980, 2003) [130] dùng hai khái niệm ―highlighting‖ (làm nổi bật) và ―hiding‖ (làm mờ) để mô tả thuộc tích này của ánh xạ ẩn dụ, thông thường chỉ có một/một số phương diện của trường nguồn được chiếu qua trường đích, chỉ một số ý niệm ở miền nguồn được ―làm nổi bật‖ (highlighting) - tức là được sử dụng và được kích hoạt để giúp chúng ta hiểu ở miền

ý niệm đích, và những phương diện còn lại thì bị ―mờ‖, bị ―che giấu‖ đi (hiding) Ví dụ: trong ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI, miền đích QUỐC GIA

Trang 35

chỉ nhận một số thuộc tính của miền nguồn CON NGƯỜI, có thể kể ra như tình cảm, hoạt động, biểu thị cảm xúc hữu hạn… ngoài một số thuộc tính này những thuộc tính ―mờ‖ khác không tham gia vào quá trình cấu trúc, hình thành ý niệm về QUỐC GIA như giải trí, các nhu cầu sinh lý cơ bản… Tính bộ phận của ẩn dụ ý niệm làm cho hai không gian nguồn và đích không đồng nhất tuyệt đối mà chỉ đồng nhất bộ phận hoặc chỉ một số bộ phận nhất định trong quá trình hình thành nên ý niệm

Về tính đơn tuyến trong ánh xạ ẩn dụ: Ẩn dụ ý niệm có tính đơn tuyến (hoặc

một chiều), hay ánh xạ được cấu trúc từ miền nguồn sang miền đích và không có chiều ngược lại trong một miền ý niệm xác định Ví dụ: trong ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƯỜI, các thuộc tính của miền nguồn CON NGƯỜI được ánh

xạ sang miền đích QUỐC GIA và không có cấu trúc ánh xạ ngược lại Các thuộc tính của miền đích QUỐC GIA như tính đại chúng/đại diện, tính chất lãnh thổ, tính chất phát ngôn chung… không thể ánh xạ ngược lại sang miền nguồn CON NGƯỜI

Bên cạnh đó, các nhà ngôn ngữ học tri nhận cũng cho rằng cơ sở tri nhận của ánh xạ ẩn dụ ý niệm là kinh nghiệm hay những nền tảng kinh nghiệm Sự ánh xạ

―nguồn - đích‖ thường có nền tảng từ sự tương đồng giữa hai miền nguồn và đích, dựa vào những tương quan hoặc gắn kết nhau về kinh nghiệm hoặc sự tương đồng cấu trúc trong tri giác, vào những cội rễ sinh học và văn hóa mà hai ý niệm cùng bắt nguồn Về phương diện tương quan giữa các miền ý niệm, một miền ý niệm đích

có thể là một tổ hợp/ma trận miền bởi vì phải có hàng chục miền ý niệm nguồn mới giúp chúng ta hiểu được các phương diện của miền đích Luận án sử dụng lý thuyết ánh xạ là cơ sở căn bản để triển khai nội dung của Chương 2 và Chương 3

1.2.1.6 Tính tầng bậc của cấu trúc ẩn dụ

Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng các phép đồ hoạ ẩn dụ không tồn tại riêng lẻ mà được tổ chức theo cấu trúc tầng bậc, theo đó các ẩn dụ ý niệm ở các độ thấp hơn (ẩn dụ hạ danh) thừa hưởng cấu trúc có cấp độ cao hơn (ẩn dụ thượng danh) Ví dụ: Để hiểu được miền đích của ẩn dụ thượng danh QUỐC GIA LÀ CON NGƯỜI, có thể huy động đến hàng loạt các miền ý niệm nguồn ở các độ thấp hơn (ẩn dụ hạ danh) như: HÀNH ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI, TÍNH CÁCH CỦA QUỐC GIA LÀ TÍNH CÁCH CỦA CON

Trang 36

NGƯỜI, THÁI ĐỘ CỦA QUỐC GIA LÀ THÁI ĐỘ CỦA CON NGƯỜI, CẢM XÚC CỦA QUỐC GIA LÀ CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI… Như vậy, với tư cách là ẩn dụ ý niệm ở các độ thấp hơn (hạ danh), ẩn dụ giúp chúng ra hiểu và diễn đạt một khái niệm trừu tượng thông qua một khái niệm khác cụ thể hơn, dễ hiểu hơn

và nó là cơ chế quan trọng mà thông qua đó chúng ta dễ dàng thực hiện những lập luận phức tạp

1.2.1.7 Nghiệm thân

Các nhà tri nhận cho rằng: những trải nghiệm của con người về thế giới xung quanh đã tạo nên ý nghĩa và quyết định phương thức tri nhận, đạt được những hiểu biết về thế giới thông qua các quá trình phạm trù hoá, ý niệm hoá, suy lý Tâm trí con người được hình thành chính trên cơ sở trải nghiệm mang tính tương tác giữa các cá thể với môi trường vật lý hoặc môi trường xã hội Thông qua trải nghiệm tương tác với thế giới hiện thực mà những lược đồ hình ảnh cơ bản được hình thành, tức thông qua trải nghiệm, con người đã hình thành những mô hình tri nhận để dựa vào đó mà tiến hành quá trình phạm trù hóa, xây dựng nên các ý niệm, như Lakoff và Johnson (2003) đã khẳng định: ―Cơ sở tri nhận của con người phải được hiểu qua tính nghiệm thân‖ [130]

Nghiệm thân là quá trình con người sử dụng các bộ phận cơ thể và những trải nghiệm thân xác để hình thành nên hệ thống ý niệm Nghiệm thân bao gồm hai yếu tố: Nhận thức của con người về thế giới khách quan và trải nghiệm của con người trong cuộc sống; bên cạnh đó ngôn ngữ là công cụ để phản ánh cách thức mà con người tư duy, đạt đến những hiểu biết về thế giới mà họ trải nghiệm Thuyết ẩn dụ hiện đại cho rằng hệ thống ý niệm của con người bao hàm các ánh xạ từ miền cụ thể sang miền trừu tượng và ánh xạ ẩn dụ không mang tính quy ước mà do bản chất của tính nghiệm thân quy định Nói cách khác, trải nghiệm của thân thể vừa kích hoạt vừa đặt cơ sở tạo thành ẩn dụ

Tuy nhiên, nghiệm thân vẫn còn là một khái niệm chưa thống nhất Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng ngôn ngữ học tri nhận đã không đề cập đến yếu tố văn hoá trong quá trình hình thành nhận thức của con người Để khắc phục thiếu sót này, Tim Rohrer (2007) đưa ra định nghĩa về nghiệm thân như ―một trải nghiệm về thân thể, về

Trang 37

nhận thức và về xã hội của con người là cơ sở cho hệ thống ý niệm và hệ thống ngôn ngữ của chúng ta‖ [151: tr.20] Với cách hiểu này, có thể nói rằng nghiệm thân không chỉ là các trải nghiệm sinh lý mà còn bao hàm cả tác động của các yếu tố văn hoá và cách tư duy của dân tộc, theo đó rất nhiều kinh nghiệm nghiệm thân của con người được bắt rễ trong một bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, bị ảnh hưởng bởi một chế ước văn hóa rõ ràng Ở nơi có nhiều nền văn hóa đan xen, cộng cư, rất nhiều trải nghiệm cơ bản của con người được được tạo lập ra từ tập tục văn hóa bản địa, phản ánh trong ngôn ngữ bản địa, do đó có thể xem tính nghiệm thân của tâm trí được sinh

ra từ mối tương tác giữa con người với thế giới khách quan và bị ràng buộc với tri thức nền, với niềm tin, với phong tục tập quán, với những chia sẻ chung trong một nền văn hoá chủ đạo, bối cảnh văn hóa cộng đồng cụ thể Vì vậy, khi xem xét kinh nghiệm trải nghiệm của con người, chúng ta phải xem xét kinh nghiệm của cá nhân

và của cộng đồng, của người nói cùng ngôn ngữ

1.2.1.8 Phân loại ẩn dụ ý niệm

Trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm theo phân loại của Lakoff và Johnson (1980) [130] được chia thành 3 loại chính: Ẩn dụ cấu trúc (structural), Ẩn

dụ bản thể (ontological) và Ẩn dụ định hướng (orientational) Theo Kövecses [123] đây là cách phân loại dựa trên chức năng tri nhận của ẩn dụ, được chấp nhận và ứng dụng khá rộng rãi

* Ẩn dụ cấu trúc (structural metaphor)

Ẩn dụ cấu trúc là ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này được hiểu (hoặc đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hay một biểu thức) khác Nói cách khác, đây là một loại ẩn dụ sử dụng kết quả của quá trình hình thành ý niệm trong sự liên tưởng mang tính đồ chiếu, hay chiếu xạ, giúp con người có thể hiểu ý niệm đích A (một cách phổ quát/trừu tượng) thông qua ý niệm miền nguồn B (cụ thể, dễ hiểu hơn) Đây là loại ẩn dụ cung cấp nhiều tri thức nhất

về miền đích Lakoff và Johnson (1980) [130] cho rằng ―Ẩn dụ cấu trúc là trường hợp một khái niệm được cấu trúc hóa theo một khái niệm khác.‖ Trong đó ―miền nguồn cung cấp một khối lượng kiến thức tương đối đầy đủ và phong phú cho miền đích‖ (Kövecses (2002 [122]) Chức năng tri nhận của những ẩn dụ này cho

Trang 38

phép chúng ta hiểu miền đích A nhờ vào cấu trúc của miền nguồn B Sự hiểu biết này diễn ra thông qua các chiếu xạ ý niệm giữa những yếu tố của A và B Ánh xạ lược đồ mang tính chất bộ phận và đơn tuyến, và sự chiếu xạ từ miền nguồn lên miền đích là có chọn lọc với sự chuyển di của một số thuộc tính từ miền nguồn đến miền đích mà không có chiều ngược lại Chúng không chỉ giúp giải thích ý nghĩa của các biểu thức ngôn ngữ mà chúng ta dùng hàng ngày mà còn cung cấp tri thức, sự hiểu biết tổng quát về ý niệm ở miền đích

Ví dụ: Về phương diện biểu đạt ẩn dụ dưới dạng biểu đạt ngôn ngữ, ẩn dụ CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH có các biểu đạt thông qua ngôn ngữ như: ―Then

came potshots at Germany‘s chancellor, Angela Merkel, a strong leader who is facing a tough re-election‖ (Sau đó những phát súng đầu tiên nhằm vào Thủ tướng

Đức, Angela Merkel, một nhà lãnh đạo mạnh mẽ đang phải đối mặt với một cuộc bầu cử lại đầy khó khăn) Trong ẩn dụ này, miền nguồn CHIẾN TRANH đã cung

cấp cấu trúc tri thức tương đối phong phú cho miền ý niệm đích CHÍNH TRỊ và sự hiểu biết này diễn ra qua các ánh xạ giữa yếu tố miền nguồn, miền đích

* Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor)

Đây là loại ẩn dụ ý niệm phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ra ranh giới của của chúng trong không gian Ẩn dụ bản thể hình thành xuất phát từ kinh nghiệm của con người trong khi tri giác những đối tượng vật lý và các chất liệu, tạo nên một cơ sở để ngữ nghĩa hóa các ý niệm vượt ra ngoài ranh giới những vật thể giản đơn thông thường Chức năng tri nhận của nó là đưa ra một cương vị bản thể mới cho các phạm trù khái quát về các ý niệm đích trừu tượng và đưa lại những thực thể trừu tượng mới – chúng ta mường tượng được các trải nghiệm của mình thông qua các vật thể, vật chất và vật chứa mà không cần phải xác định chính xác kiểu loại của chúng Chức năng chỉ định một cương vị căn bản thông qua các vật thể, vật chất, vật chứa cho các trải nghiệm của chúng ta rất quan trọng

vì có nhiều loại trải nghiệm mơ hồ hay trừu tượng không phải lúc nào cũng dễ dàng

mô tả được Chẳng hạn, khi ý niệm được fear (nỗi sợ) như là một vật thể vật chất thì

có thể ý niệm hóa nó thành vật sở hữu của mình (our possession) và diễn đạt trong ngôn ngữ là my fear (nỗi sợ của tôi) Ẩn dụ bản thể giúp chúng ta có thể nhìn rõ nét

Trang 39

hơn cấu trúc mô tả ở những chỗ không có hoặc có rất ít cấu trúc như thế (Kövecses (2010) [123])

Dạng ẩn dụ bản thể liên quan đến ý niệm con người rất hay được gặp trong ngôn ngữ thường ngày Nhờ hiểu các ý niệm trừu tượng qua ý niệm này các vật cụ thể mà chúng ta có thể hiểu rõ chúng hơn, chẳng hạn các ý niệm cuộc đời được nhân hoá (nhân hoá là một loại ẩn dụ bản thể) trong ví dụ: (Kövecses [123]) Life has cheated me (Cuộc đời đã lừa bịp tôi.)

* Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)

Ẩn dụ định hướng cấu trúc hóa một số miền và tạo nên một hệ thống ý niệm hóa chung Chúng liên quan đến việc định hướng trong không gian với những đối lập về hướng như: Lên - Xuống, Ra - Vào, Trung tâm - Ngoại vi… Ẩn dụ định hướng khác ẩn dụ cấu trúc ở điểm: Ẩn dụ định hướng là một loại ẩn dụ ý niệm, không được sắp xếp lại về mặt cấu trúc từ một ý niệm theo cách thức, cấu trúc của một ý niệm khác, nhưng nó tồn tại ở một hệ thống ý niệm theo mẫu của một hệ thống khác nào đó Một số ẩn dụ phổ biến đối với loại ẩn dụ định hướng là như sau:

MORE IS UP; LESS IS DOWN:

(nhiều hơn là lên; ít hơn là xuống)

Speak up, please

(Vui lòng nói lớn lên.) Như vậy có thể nói rằng, ẩn dụ ý niệm chủ yếu cung cấp sự hiểu biết về một đối tượng này thông qua sự hiểu biết của một đối tượng khác đã biết Bằng cách đó, con người tạo ra cho mình sự nhận thức mới Bản chất của ẩn dụ ý niệm là ở sự ngữ nghĩa hoá và cảm nhận những hiện tượng loại này theo cách thức, cấu trúc của các hiện tượng loại khác Kinh nghiệm và văn hoá của chúng ta cung cấp nhiều cơ sở tạo thành

ẩn dụ Sự lựa chọn ẩn dụ và sự tách ra những ẩn dụ chính, phổ biến trong tập hợp các

ẩn dụ có thể thay đổi khác nhau từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác

1.2.1.9 Quy trình nhận diện ẩn dụ ý niệm

Với những ngữ liệu chúng tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu, nhằm so sánh ẩn dụ cấu trúc trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh, trước hết chúng tôi phải xác định được các loại ẩn dụ ý niệm Chúng tôi tiến hành nhận diện ẩn dụ theo quy trình nhận dạng ẩn dụ MIP (Metaphor Identification Procedure)

do Pragglejaz (2007) [142] đề xuất Pragglejaz là một nhóm nghiên cứu tiêu biểu

Trang 40

thời kỳ đầu những năm 2000 và tên nhóm này là viết tắt tên của 10 thành viên (Peter Crisp, Raymond Gibbs, Elena Semin, Gerard Steen, Alan Cienki, Joe Grady, Zoltán Kövecses, Lynne, Alice Deignan, Graham Low) Họ đề xướng ra Quy trình nhận diện ẩn dụ (Metaphor Identification Procedure), viết tắt là MIP Đây là quy trình được ứng dụng cao, được công nhận khá rộng rãi và được đánh giá là vô cùng hữu ích để xác lập các từ ngữ được sử dụng theo lối ẩn dụ (metaphorically used words) và từ đó giúp các nhà nghiên cứu nhận diện các ADYN trong diễn ngôn Quy trình MIP được thực hiện với 4 bước cụ thể trong luận án này như sau:

Bước 1 Đọc toàn bộ diễn ngôn để tìm hiểu nghĩa tổng thể của văn bản

Bước 2 Xác định các từ ngữ có tiềm năng sử dụng theo lối ẩn dụ và các từ ngữ liên quan trong ngữ cảnh

Bước 3 Xác định dạng thức của biểu thức có từ ngữ ẩn dụ tiềm năng, đối chiếu các từ ngữ ẩn dụ tiềm năng, tham chiếu các từ ngữ ẩn dụ tiềm năng với các miền nguồn để gọi tên miền nguồn, miền đích, từ đó xác định xem liệu biểu thức tìm được có phải là biểu thức ẩn dụ hay không

Bước 4 Gọi tên các biểu thức ẩn dụ: Các từ ngữ ẩn dụ tiềm năng lúc này sẽ trở thành từ biểu lộ ẩn dụ ―metaphorically used words/phrases‖- luận án này dùng

thuật ngữ tiếng Việt tương đương với nó là dụ dẫn, phân biệt với thuật ngữ biểu

thức ẩn dụ là biểu thức hình thành bởi dụ dẫn và các từ ngữ kết hợp khác

(metaphorical expressions)

1.2.2 Cơ sở lí luận về diễn ngôn chính trị

1.2.2.1 Khái niệm diễn ngôn chính trị

Theo Từ điển tiếng Việt (2003), ―Chính trị‖ là khái niệm được định nghĩa

dựa trên một số nghĩa chính như sau: (i) chính trị là những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một đất nước và về quan hệ chính thức giữa các quốc gia với nhau; (ii) chính trị là những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm quy trì quyền lực điều khiển bộ máy nhà nước; (iii) chính trị là những biểu hiện về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền lực điều khiển bộ máy nhà nước; (iv) chính trị là những hoạt động nhằm

Ngày đăng: 14/01/2022, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w