0

Những yêu cầu cơ bản của 1 bài văn nghị luận hay

Cập nhật: 19/12/2014

.Nguồn: Tài liệu chủ đề nâng cao tự chọn môn Ngữ văn - bộ giáo dục và đào tạo. I- MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY TRƯỚC HẾT PHẢI LÀ 1 BÀI VĂN ĐÚNG. 1. Cần tìm hiểu phẩn tích để nhận diện chính xác yêu cầu của đề bài. Đó là điều kiện trước tiên và cũng là điều kiện quan trọng nhất. Vì chỉ khi đã biết phải viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì thì người viết mới xác định được mình phải viết như thế nào, phải làm sáng tỏ vấn đề gì trong phạm vi kiến thức nào, phải sử dụng thao thác lập luận nào là chính và phải diễn đạt, hành văn thế nào cho phù hợp với mục đích, tính chất của bài làm... Dĩ nhiên không phải cứ nhận thức đúng đề bài là bài văn sẽ đúng. Nhưng khi đã nhận thức đề bài không đúng thì bài văn chắc chắn sẽ đi chệch mục tiêu. => Xác định đúng yêu cầu của đề bài. 2. Để làm nên 1 bài văn đúng thì việc phân tích chính xác đề bài dù là điều kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ. Phân tích đúng đề chỉ đem đến cho bài làm 1 định hướng, 1 chuẩn đích. Còn có đi theo được định hướng đó hay không còn phụ thuộc vào thực lực của người viết bài. Thực lực thể hiện ở hệ thống luận điểm, luận cứ được nêu trong bài. Muốn bài văn đúng thì các luận điểm, luận cứ không được phép sai. Nếu vậy thì quan điểm ý kiến của người viết phải phù hợp với chủ đề được đưa ra bàn luận; phải có căn cứ từ lẽ phải (sự thật hiển nhiên) đồng thời phải tổ chức một cách rõ ràng, chặt chẽ sao cho những lời nói hợp với lẽ phải và sự thật đó tìm được lối đi vào trí tuệ và tâm hồn người đọc, để lay chuyển nhận thức của họ, thuyết phục họ nghe theo đường hướng và cách thức mà người viết đã vận dụng để giải quyết vấn đề. [...] => Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chính xác. 3. [...] Sự phối hợp các luận điểm, luận cứ để bài văn đạt mục đích nghị luận mà đề bài đã quy định và người viết đã đặt ra gọi là luận chứng hay lập luận. Trong 1 bài văn công việc lập luận cần được tiến hành theo những bài bản, quy trình kỹ thuật đã được các khoa học có quan hệ với môn làm văn đúc kết. Khái niệm thao tác lập luận sinh ra trên cơ sở đó. Muốn bài văn đúng thì việc lựa chọn và vận dụng các thao tác lập luận không được sai lầm. Việc phân tích đề có thể giúp người viết tránh được sự lầm lẫn trong khâu lựa chọn. Chẳng hạn không thể dũng thao tác lập luận chứng minh hoặc dùng chứng minh làm thao tác chính khi đã nhận ra nhiệm vụ của mình là làm cho người đọc hiểu 1 vấn đề. Cũng không thể coi thao tác lập luận chính của bài làm là giải thích, chứng minh, so sánh, bác bỏ khi kết quả phân tích đề đã chỉ rõ: phải có trách nhiệm thuyết phục người đọc nghe theo ý kiến đánh giá và bàn bạc của mình về 1 hiện tượng 1 vấn đề trong đời sống, trong văn học. Trong việc làm văn hiểu được mình phải vận dụng những thao tác lập luận nào vẫn là chưa đủ. Người tập làm văn còn phải khổ công rèn luyện để có thể thực hiện 1 cách thành thao từng thao tác, cũng như kết hợp được những thao tác đó với nhau. Có như thế mới mong đáp ứng được mục đích riêng của mỗi bài làm cụ thể. Và khi đó bài văn mới có hy vọng được coi là đúng đắn. => Lựa chọn đúng các thao tác lập luận. 4. Những điểm trên chỉ giúp giải quyết được phần ý của bài làm. Nếu chỉ có ý người ta chưa thể hoàn thành 1 bài văn. [...] Bài văn sẽ không được coi là đúng nếu lời văn sai về ngữ pháp hoặc nội dung. Diễn đạt ý thành lời là cả một quá trình cực khổ. Thật không dễ gì để nói ra cho hết ý, và để những câu chữ không phản lại cái điều mình đang muốn nói ra. Với người đang tập làm văn, cách thức duy nhất để làm cho lời văn đạt yêu cầu là phải không tiếc công luyện tập, để viết được những câu văn không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chấm câu và làm rõ được những gì mình cần biểu lộ. Mặt khác phải làm bài sạch sẽ ngay ngắn, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, để qua đó giành được mối thiện cảm của những người đọc. => Không mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt. II- MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY CÒN PHẢI THỂ HIỆN ĐƯỢC SỰ SÁNG TẠO RIÊNG ĐẶC SẮC. 1. Sự sáng tạo chỉ sinh ra khi con người đã nắm chắc những kiến thức cơ bản về công việc của mình. Kiến thức cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất trong môn làm văn là: hoạt động tập làm văn vốn có nguồn gốc từ đời sống. Bởi thế học sinh không được đối lập nó với cuộc đời.. nếu không bài văn sẽ như chùm hoa giả, "chữ, chữ, toàn là chữ": toàn những ký tự vô hồn. Những bài văn, câu văn nghị luận hay đều được viết bởi những con người coi văn chương chính là máu thịt của cuộc đời. Trích: Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cũng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồn rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta" (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân) Những câu văn tuyệt vời và con là tiếng nói xuất phát từ đáy lòng của một cái tôi cá nhân đắm chìm trong nỗi mơ màng, buồn khổ, đang cất lên lời tâm sự với những người đồng bệnh và với mình. Để có bài văn nghị luận hay, có thể khiến người đọc tìm được niềm hứng thú về tư tưởng, thẩm mĩ, người viết phải sống nghiêm túc, biết hoà trí tuệ và cảm xúc thật vào từng dòng chữ. => Gắn việc làm văn với đời sống hiện thực. 2. Kẻ thù của sáng tạo là nhàm chán, khuôn sáo, thói quen đi trên lối mòn. Theo Vũ Trọng Phụng thì người đọc sẽ thấy "khổ lắm" nếu người viết cứ "nói mãi" những điều ai nấy đã "biết rồi". Một bài văn nghị luận hay cần hấp dẫn người đọc bằng ít nhất là một đôi điều mới mẻ. a) Người viếtphải dám xem xét lại những cách nhìn, cách hiểu theo các chuẩn tắc thông thưởng. Phải có đủ can đảm để đặt những hiện tượng quen thuộc dưới một góc nhìn mới. Như cách nghĩ từ khá lâu chị Dậu là nhân vật thuộc về một thế giới tắt đèn, số phận của người nông dân ấy tối đen y như câu kết của thiên tiểu thuyết: "Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị". Nhưng Nguyễn Tuân lại rọi vào hình tượng đó một cái nhìn khác. Nhà văn nhìn thấy người đàn bà kia chẳng khác nào cây lúa đồng quê đang khát thèm ánh sáng. Trích: "Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra. Một nhân vật khoẻ và mạnh như chị Dậu, có thể ngừng cuộc đời mình ở đấy KHông/ Hay là nó phải tuông ra khỏi cái tối như mực? Vì cái tiền đồ tối như mực ấy mà không tuông ra khỏi thì sao có thể sống được? Tôi ngờ rằng câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết của thiên truyên dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tăt phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như có lần nào, tôi đã gặp chị Dậi ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa [...]. Đúng thế đất, Tắt đèn chỉ là một đoản thiên" (Tuyển tập Nguyễn Tuân) Đây là ý kiến mới mẻ, táo bạo, gây đảo lộn cách nghĩ quen thuộc của một lớp người nào đó, ở một thời nào đó. Chính vì thế, nó đưa lại cho người đọc những hứng thú bất ngờ. Rồi mỗi người nhân thấy cảm nhận văn học của mình nhờ thế mà trở nên sâu sắc, giàu có thêm. Những câu văn hay thường chứa những hiểu biết, vẻ đẹp mà trước đó có thể chúng ta chưa biết tới. => Nhìn nhận vấn đề ở những quan điểm mới, cách nhìn mới. b) Nói thế không phải khuyến khích thái độ vội vàng, hấp tấp đưa ra những ý kiến tự cho là mới mẻ mà chưa kịp thông qua sự kiểm tra, suy xét. Không thể chấp nhận thứ quy tắc cứng nhắc nào như cái quy tắc xô bồ, "vơ đũa cả nắm" mà các sĩ tử thời xưa dùng để xét đoán những quan điểm trước đó: Trích: "Đường, Ngu Tam đại thì khen Hán, Đường trở xuống thì lèn cho đau rồi cứ từ đấy mà suy: "Hán Văn đế và Đường Thái Tôn đều là hậu nhân, tất nhiên phải lèn cho đau. Nếu không tức là trái mẹo" (Lều chõng, Ngô Tất Tố) Học sinh muốn tìm ra ý mới cần khổ công "động não, mở rộng liên tưởng, suy nghĩ về điều cần nghị luận trên nhiều góc độ, phương hướng; phải mổ xẻ kiểm nghiệm sự vật mà các ý kiến bàn luận có vẻ đã ổn định rồi". Nếu chịu tìm hiểu kĩ lưỡng tỉ mỉ, ta vẫn có khả năng bắt cả những con số khô khan phải nói lên những điều sinh động, lí thú: Trích: "Ban-dắc" sinh năm 1799 tại Tua-ra-in, một tỉnh giàu có, quê hương vui tươi của Ra-bơ-le (nhà văn lớn của nước Pháp). Niên đại đó đáng ghi nhớ. Đó là năm mà Napoleon [...] từ Ai cập trở về, nữa là người chiến thắng, nửa là người bỏ trốn. [...] Năm 1799, năm sinh của Ban-dắc là năm khởi đầu của Đế Chế. Thế kỉ mới không còn biết tới "viên tướng bé nhỏ", người phiêu lưu của đảo Coóc-xơ nữa. Từ nay, nó chỉ biết có Napoleon, đức hoàng đế của người Pháp. Trong mười năm, cả trong mười lăm năm nữa - đó là những năm tuổi của Ban-dắc - những giấc mơ tham lam của ông, tựa như con đại bàng cất cánh, đã giăng ra khắp thế giới, từ phương Đông đến tân phương Tây. Với một người góp phần mạnh mẽ vào tất cả những gì xảy ra xung quanh anh ta, với một Ban-dắc, anh không thể thờ ơ với việc là mười sáu năm đầu tiên tỉnh giấc vào đời trùng khớp chính xác với mười sáu năm của Đế chế - thời kỳ có lẽ là hư ảo nhất trong lịch sử thế giới. [...] Đó là những sự kiện huyền diệu, qua các giác quan tham lam rộng mở ra thế giới chung quanh cuả cậu, thâm nhập vào đời sống cá nhân câu, gieo hàng ngàn hồi ức cụ thể và lốm đốm màu sắc vào vũ trụ còn trinh nguyên của tâm hồn cậu". (Dấu ấn những nền văn minh - Những giờ sáng rực của nhân loại, X.xvai-gơ) Những dòng văn làm sống dậy những năm tháng ấu thơ của một nhà văn kiêt xuất, làm nên từ rất nhiều công phu tra cứu, tưởng tượng, dẫn tác giả tới một ý tưởng thật đặc sắc, lý thú: Trích: "Như Napoleon, Ban-dắc biến nước Pháp thành xứ sở bậc thầy của thế giới, với Pa-ri làm trung tâm [...]. Như Napoleon, ông bắt đầu chiếm lĩnh Pa-ri. Đoạn, ông chiếm lấy các tỉnh, tỉnh này sang tỉnh khác". => Chịu khó tìm tòi nâng cao vốn kiến thức hiểu biết. 3. Nhưng những ý kiến, quan điểm dù lí thú, đặc sắc thì cũng chỉ làm nên một nửa thành công. Nửa còn lại là lời. Bài văn hay, lời văn cũng phải hay, không thể chỉ ở mức đúng. Lời văn hay không từ những ý cạn hẹp, tầm thường. Giữa ý và lời là giữa điều được nói và cách nói. Có ý hay mới có lời hay. Song không phải có ý hay thì lời hay cũng đến. Để có lời hay thì ý phải được nghiền ngẫm, "chưng cất", nung nấu. Công việc diễn đạt ý thành lời đòi hỏi ngời viết chịu khó rèn luyện trang bị một vốn liếng dồi dào về ngôn từ, cách đặt câu. Cần biết chăm chỉ nhặt nhạnh, tích luỹ những chữ, câu văn, cách nói hay. Bởi người làm văn đâu dễ tìm ra lối viết chặt chẽ hùng hồn, trang trọng. Trích: "Tất cả mọi ngời sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai chối cãi được [...]. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trừơng học. Chúng thẳng tay chém giết những ngời yêu nước thơng nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. [...] Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa [...]. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. [...] Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập [...] Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập". (Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh) Có thể thấy rằng viết ra những lời nghị luận hay là một vấn đề nghệ thuật đồng thời cũng là vấn đề kỹ thuật. Đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu rộng, phương pháp suy nghĩ đúng đắn, chặt chẽ, nhất là một tâm hồn đẹp. Bởi "văn tức là người". Nhưng đồng thời người viết phải có vốn ngôn từ phong phú, tinh xảo, đủ khả năng làm chủ ngôn từ. Muốn viết hay, trước hết là tu dưỡng, rèn luyện con người. Phải chịu đọc, học, phân tích, tìm hiểu những bài văn, câu văn mẫu mực của văn chương nghị luận. Học là để thực hành. Đọc, tìm hiểu, sưu tầm, tích luỹ nhiều áng văn hay nhưng nếu cứ để cho ý đẹp đông cứng trong sổ tay hoặc dại dột đưa nguyên những lời mình chép được vào bài làm để bài văn thành "của giả", "áo nâu vá mụn gấm", hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Nhớ rằng sáng tạo vẫn là yêu cầu tất yếu của vận dụng thực hành. Làm văn nghị luận hình thức ngôn từ không tách rời nội dung, ý nghĩa. Lời văn là hay khi nó hoà hợp với ý văn, bộc lộ hết chiều sâu, vẻ đẹp vốn có của ý văn. => Có vốn hiểu biết về ngôn từ sâu sắc Biết cách diễn đạt ý đẹp thành lời hay. ---------- The end Edit by Teocoi

Có thể bạn quan tâm

Những nội dung cơ bản của 1 bản báo cáo nghiên cứu marketing

  • 15
  • 182
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc,

  • 74
  • 182
  • 1
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Các yêu cầu cơ bản của một hệ tiên đề

  • 2
  • 28
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ Fortran

  • 34
  • 42
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Tài liệu Gia công kim loại cơ bản - Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DỤNG CỤ CẮT KIM LOẠI doc

  • 13
  • 55
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Tài liệu Nuôi tôm trên cát: Những yêu cầu cơ bản doc

  • 3
  • 11
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng thương hiệu ngân hàng ppt

  • 5
  • 31
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Sử dụng chuỗi mô hình giá trị bên trong tổ chức để phản ánh những yếu tố cơ bản của tổ chức đó doc

  • 14
  • 169
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

bài 2 những yêu cầu cơ bản giao thông đô thị

  • 43
  • 1
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Đề bài " Phân tích yêu cầu cơ bản của một chính sách kinh tế lấy ví dụ minh họa và phân tích ví dụ " pot

  • 8
  • 29
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”