0

blah balh về TRuyện KIỀU :P

Cập nhật: 19/12/2014

Dưới đây là nhưng tài liệu sưu tầm về Truyện Kiều.(Ai cóa bài nào hay ho thì post lun tại đêy há ) P.S:No spam at here!Thx Tác giả Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiện, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc thời Lê, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ làm tể tướng. Anh là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, làm đại quan trong phủ chúa. Triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du trôi giạt về quê vợ ở Thái Bình suốt "mười năm gió bụi" rồi về sống ở Hà Tĩnh quê nhà, sống ẩn giật, tự xưng là "Nam Hải điếu đổ", "Hồng Sơn liệp hộ". Tây Sơn đổ, Gia Long thiết lập triều đại mới. Năm 1802, Gia Long triệu ông ra àm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1813, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, có lúc giữ chức Tham tri bộ Lễ, Cần chánh điện đại học sĩ. ---------------------------------------------------------------- Truyện Kiều 1. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều, dài 3254 câu thơ lục bát, kiệt tác số một, "tập đại thành" của nền thơ ca cổ điển Việt Nam. 2. Cốt truyện Về đời Minh, có gia đình Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh thành được ba người con: Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi hoạ, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng "trăm năm tạc mộ chữ đồng đến xương". Kim Trọng phải về Liễu Dương hộ táng chú. Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thuý Vân rồi theo họ Mã về Lâm Trụy. Kiều mắc lận Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục. Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy từ Hải trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng được cứu thoat rồi đi tu. Kim Trọng trở lại vườn Thuý, kết duyên với Thuý Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ đi làm quan. Cả gia đình qua sông Tiền Đường may mắn gặp vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt... 3. Giá trị nội dung a. Giá trị tố cáo hiện thức: lên án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh... b. Giá trị nhân đạo: xót thương cho nỗi đau khổ của con người, tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người, v.v... 4. Giá trị nghệ thuật a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác... trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. b. Nghệ thuật tự sự, hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đối thoại, câu truyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch. c. Ngôn ngữ thi ca: Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ, thành ngữ... nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà, mẫu mực. Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du. "Truyện Kiều" xứng đáng là "tiếng thương như tiếng mẹ du những ngày" (Tố Hữu). Những ý kiến, những lời thơ hay và đẹp nói về "Truyện Kiều" 1… "Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có cái mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thi tài nào có cái bút lực ấy..." (Mộng Liên Đường) 2... "Ngọc diện khởi ưng mai thuỷ quốc Băng tâm tự khả đối Kim Lang..." (Phạm Quí Thích) "Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước, Lòng trinh không thẹn với Kim Lang" (Nguyễn Quảng Tuân dịch) 3… Mười năm qua, nay trở lại hoà bình. Trăng ly biệt lại đoàn viên trước cửa. Cảo thơm đặt trước đèn, tôi giở Mỗi trang Kiều rung một bóng trăng thanh. Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên Cành xuân phải trao tay khi nước mất Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên. Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc Và lò trầm đêm ấy toả bay hương... ("Đọc Kiều"- Chế Lan Viên) 4... Trải qua một cuộc bể dâu Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều... ("Bài ca mùa xuân 1961"- Tố Hữu). 5... Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, Tiếng thương như tiếng mẹ ru mhững ngày. Hỡi Người xưa của ta nay, Khúc vui xin lại so đây cùng Người! ("Kính gửi cụ Nguyễn Du"- Tố Hữu) Một số bài tập Baì 20636 Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong “Truyện Kiều”. Hãy bình giảng 8 câu thơ sau đây: “… Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ dầu dầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Baì 20635 Cảnh chia tay giữa “người quốc sắc, kẻ thiên tài” trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy được thi hào Nguyễn du viết: “Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha…”. Hãy bình giảng hai câu thơ trên và nêu một vài cảm nhận về nghệ thuật tả cảnh trong “Truyện Kiều”. Baì 20634 Phân tích đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” trích trong “Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Baì 20610 Bình giảng bài thơ “Cửa ải Quỷ Môn Quan” của thi hào Nguyễn Du. Baì 20609 Long thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn ở Long Thành) Đất Long Thành khách giai nhân nọ, Không nhớ ra tên họ là gì. Nguyễn Cầm nổi tiếng đương thì, Tên Cầm nổi tiếng đương thì, Tên Cầm mượn của đàn kia gọi người, Khúc cung phụng những đời vua trước, Tưởng quân thiên nhã nhạc khôn bì. Nhớ hồi tuổi trẻ xua kia, Đêm bên hồ Giám một kỳ tiệc vui. Xuân độ ấy đương hồi ba bảy, Ai nấy nghe nhường quên mệt mỏi, Rõ tiếng đàn đại nội Trung Hoà. Tây sơn quan khách la đà, Mải vui quên cả tiếng gà tan canh. Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng, Tiền như bùn ước lược qua qua, Vương hầu thua vẻ hào hao, Ngũ Lăng chàng trẻ ai mà kể chi. Băm sáu cung xuân kia chung đúc Đất Tràng An hạt ngọc liên thành. Hai mươi năm, tiệc qua nhanh Tây Sơn sụp đổ thì mình về Nam. Chốn Long Thành tấc gang chẳng tới, Còn nói chi những buổi đàn ca. Nặng tình quan Sứ tiễn ta. Tiệc hoa kén những bông hoa nói cười. Mé cuối tiệc một người nho nhỏ, Tóc hoa râm mặt võ mình gầy. Bơ phờ chẳng sửa đôi mày, Tài hoa ai biết đất này không hai! Thoáng mấy tiếng, thầm rơi giọt lệ, Lọt tai mà như xé tấc son. Giật mình hai chục năm tròn, Tiệc bên hồ Giám người còn chưa quên. Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt, Cõi nhân gian thành quách đổi đời Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi, Mà làng ca vũ một người còn trơ! Ngàn trăm năm thì giờ chớp mắt, Lệ thương tâm ướt vạt áo là Nam về đầu bạc ngẫm ta, Trách gì hương phấn bông hoa chẳng tàn! Trừng trừng đôi mắt mơ màng, Quen mà hoá lạ nghĩ càng thêm thương! Hoàng Tạo dịch Baì 20608 Sở kiến hành (Những điều trông thấy) Một mẹ cùng ba con, Lê la bên đường nọ Đứa bé ôm trong lòng Đứa lơn tay mang giỏ. Trong giỏ đựng những gì? Mở rau lẫn tấm cám Nửa ngày bụng vẫn không Áo quần thật lam lũ, Gặp người chẳng dám nhìn Lệ sa vạt áo ướt Mấy con vãn cười đùa Biết đâu lòng mẹ xót. Lòng mẹ xót vì sao? Đói kém phải phiêu bạt. Nời đây mùa khá hơn Giá gạo không quá đắt, Quản chi bước lưu ly Miễn sống qua thì đói Nhưng một người làm thuê Nuôi bốn miệng sao nổi! Lần phố xin miếng ăn Cách ấy đâu được mãi! Chết lăn rãnh đến nơi Thịt da béo cầy sói Mẹ chết có tiếc chi Thương con càng dứt ruột. Nỗi đau như xé lòng Trông mặt trời vàng úa. Gió lạnh bỗng đâu về Khách qua đường thương xót Đêm qua trạm Tây hà Mâm cố sang vô kể Nào vây cá, gân hươu Lợn dê mâm đầy ngút Quan lớn không chọc đũa Tuỳ tùng chỉ nếm chút. Thức ăn thừa đổ đi Chó no ngấy món ngon Biết đâu bên đường quan Có mẹ con cực khổ! Ai vẽ bức tranh này Dâng lên nhà vua rõ! Nguyễn Hữu Bồng dịch Bình giảng bài thơ “Sở kiến hành” (Những điều trông thấy) của Nguyễn Du. Baì 20607 Bình giảng bài “Phản chiêu hồn” (Chống bài chiêu hồn) của thi hào dân tộc Nguyễn Du, qua bản dịch thơ: Hồn hỡi hồn sao không về chữ? Khắp phương trời không chỗ tựa nương. Lên trời xuống đất hết đường Mà thành Yên Dĩnh chớ mường để chân? Thành quách thế, nhân dân khác hẳn, Bụi bay, trông nhơ bẩn áo người. Vênh vang xe cộ lâu đài. Đứng ngồi bàn tán sánh vai Cao, Quỳ Họ ngoài mặt không thò nanh vuốt Cấu xé người nhai nuốt ngọt ngon Hồ Nam kia mấy trăm chòm Gầy còm xơ xác không còn thịt da! Nếu hồn cứ thiết tha tối trước Sau Tam Hoàng không được hợp thời Chi bằng sớm liệu chầu trời, Chớ về đây nữa mà người quở quang Đời sau họ Thượng Quan hết thảy Khắp nơi nơi dòng chảy Mịch La Cá không rỉa, hùm cũng tha Hồn ơi! Hồn hỡi! Biết là làm sao? (Thanh Hiên thi tập) Baì 19244 Tiếng sét ái tình trong buổi chiều thanh minh Baì 19243 Sở kiến thành (Những điều trông thấy) của Nguyễn Du Baì 17217 Bình giảng trích đoạn Những nỗi lòng tê tái trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du: ...Khi tỉnh rượu ,lúc tàn canh , Giật mình ,mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong ấm rủ rà, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. Mặc người mưa Sở ,mây Tần, Riêng mình nào biết có xuân là gì! Đòi phen gió tựa hoa kề, Nửa rèm tuyết ngậm ,bốn bề trăng thâu. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đau bao giờ! Đòi phen nét vẽ câu thơ, Cung cầm trong nguyệt,nước cờ dưới hoa. Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai? Thờ ơ gió trúc mưa mai, Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân . Ôm lòng đòi đoạn xa gần, Chẳng vò mà rối ,chẳng dần mà đau! Nhớ ơn chín chữ cao sâu , Một ngày một ngả bóng dâu tà tà. Dặm nghìn nước thẳm non xa, Nghĩ đâu thân phận còn ra thế này. Sân hoè đôi chút thơ ngây, Trần cam ai kẻ đỡ thay việc mình? Nhớ lời nguyện ước ba sinh, Xa xôi ai có thấu tình chăng ai? Khi về hỏi liễu Chương Đài, Cành xuân đã bẽ cho người chuyên tay! Tình sâu mong trả nghĩa dày, Hoa kia đã chắp cnàh này cho chưa ? Mối tình đòi đoạn vò tơ, Giấc hương quan luống lần mơ cành dài. Song sa vò võ phương trời , Nay hoàng hôn lại mai hôn hoàng. Lần lần thỏ bạc ác vàng, Xót người trong hội đoạn tràng đòi cơn. Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho , cho hại , cho tàn , cho cân. Đã đày vào kiếp phong trần, Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi. (Nguồn:onthi.com) ------------------------------------------------------------------------ Truyện Kiều là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính trong tác phẩm của Nguyễn Du, còn lúc sáng tác, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nghĩa là "Tiếng nói mới về một nỗi đau đến đứt ruột". Đoạn trường tân thanh được sáng tác không phải do nhà thơ đơn thuần tưởng tượng, hư cấu để viết ra, mà ông viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc, có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về Kim Trọng, Thúy Vân, Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tân Tài Nhân. Trong thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết, biến cố, cốt truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện. Nhưng cái đặc sắc của Nguyễn Du là tuy dựa vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng lại hết sức sáng tạọ Điều đó quyết định ở chổ Nguyễn Du không phải nhằm chuyển dịch tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân sang tiếng Việt, mà ông tái tạo, bổ sung vào đó những điều mà ông từng day dứt, trăn trở, và với tài năng nghệ thuật tuyệt vời của mình, ông đã thể hiện lại bằng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ dân tộc, cho nên tác phẩm của Nguyễn Du có sức sống mãnh liệt hơn và có chiều sâu trí tuệ mà nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân không có được. Truyện Kiều là truyện về cuộc đời của một người con gái bất hạnh có tên là Vương Thúy Kiềụ Người con gái ấy có tài, có sắc, xuất thân trong một gia đình bình thường, lớn lên nàng yêu một chàng trai là Kim Trọng, nhưng rồi tai họa đã xảy đến cho gia đình: cha và em của nàng bị bắt, bị đánh đập, nhà cửa bị cướp phá sạch sành sanh. Thúy Kiều không có cách nào để cứu nguy cho gia đình, nàng buộc lòng phải bán mình cho người khác để lấy tiền chuộc cha và em; từ đó cuộc đời nàng trải qua không biết bao nhiêu là tai họa: nàng bị lừa lọc phải hai lần làm kỹ nữ ở nhà chứa, làm lẽ, đi ở... Có thể nói một câu chuyện thê thảm về vận mệnh của một người con gái như thế, bản thân nó đã có sức xúc động lớn. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Du, câu chuyện thê thảm ấy lại không thuần túy là vận mệnh của một người con gái, hay nói cách khác là thông qua vận mệnh của một người con gái nhà thơ đã nói lên vận mệnh của con người nói chung trong một xã hội bất công tàn bạọ Nhà nghiên cứu Hoài Thanh cho rằng vấn đề đặt ra trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là vấn đề quyền sống của con người trong xã hội phong kiến. Nhà thơ Chế Lan Viên thì viết: Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc, Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên... Nói cho đúng, khi viết tác phẩm của mình Nguyễn Du không hoàn toàn ý thức hết những điều ông đã trình bàỵ Với một quan niệm truyền thống, ông cắt nghĩa những bất hạnh của Thúy Kiều là do mâu thuẩn giữa Tài và Mệnh: Thúy Kiều nhiều tài, nên số phận của Thúy Kiều bi thảm; và ông chủ trương để giải quyết những mâu thuẩn ấy, con người phải thực hiện chữ Tâm, phải "tu tâm". Chính quan niệm như vậy nên nhà thơ đã viết ở phần mở đầu tác phẩm: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau và ở phần kết thúc, ông viết: Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài Có điều quan niệm là như thế, nhưng khi tái hiện cuộc sống vào tác phẩm, Nguyễn Du đã hết sức trung thực, nên thực tế vấn đề đặt ra trong tác phẩm của ông có ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì mà ông đã phát biểụ Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là cảm hứng về thân phận con ngườị Con người sẽ sống như thế nào giữa một xã hội bất công, tàn bạỏ Khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều, nhà thờ muốn thể hiện ở nhân vật này tất cả những gì là ưu tú, là tinh hoa của con ngườị Thúy Kiều không phải chỉ có tài sắc thông thường như các cô gái khác trong văn học cổ, mà Thúy Kiều là tuyệt đỉnh của tài sắc; và không phải chỉ có tài sắc, mà Thúy Kiều còn có ý thức sâu sắc về cuộc sống của mình và của xung quanh. Có thể nói Nguyễn Du muốn xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con ngườị Một nhân vật như thế lẽ ra phải được sống một cuộc đời tốt đẹp, hạnh phúc, nhưng vì nàng sống trong một xã hội bất công, tàn bạo nên cuối cùng những phẩm chất cao qúy nhất của nàng lại trở thành những tai họa đối với nàng. Do có tài có sắc, Thúy Kiều đã trở thành miếng mồi ngon cho cái xã hội đó xâu xé. Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc, ông hết lòng thương yêu và trân trọng con người mà phải thể hiện những cảnh con người bị vùi dập trong tác phẩm, nên ngòi bút của ông nhiều khi phẫn nộ và nhiều khi lại cay đắng, chua xót. Mộng Liên Đường chủ nhân nhận xét: Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấỵ Cố nhiên đã yêu thương con người thì phải chống lại những lực lượng chà đạp con ngườị Về phương diện này có thể nói Truyện Kiều là một bản cáo trạng lên án đanh thép tất cả những lực lượng chà đạp con ngườị Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chà đạp Thúy Kiều không phải một vài con người cá biệt nào mà là cả một xã hội, từ kẻ đại diện cho cái xã hội ấy như bọn quan lớn, quan bé, gia đình quan lại, đến bọn thừa hành như đám nha lại, rồi những kẻ sống bằng nghề buôn bán nhan sắc của phụ nữ... Trong cái xã hội này, sau thế lực của bọn qúy tộc là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền thực sự đã trở thành một tai họa đối với con ngườị Đồng tiền chi phối việc xử kiện của bọn quan lại; đồng tiền đã biến những nho sĩ như Mã Giám Sinh, Sở Khanh thành những tên ma cô dắt gái; đã biết Thúc Sinh thành một kẻ ăn chơi trác táng... Đồng tiền có thể mua bán cả cái trinh tiết thiêng liêng của người phụ nữ... Sống trong một xã hội như vậy những kẻ xấu, bất lương thì tha hồ lộng hành, còn người tốt, lượng thiện thì không có chỗ để tồn tạị Thúy Kiều bị dày vò đủ đường mà chỉ có một người duy nhất dám bênh vực nàng là Từ Hải, thì cái xã hội ấy lại coi Từ Hải là giặc, và cuối cùng bằng một sự phản bội xấu xa đã giết chết Từ Hảị Trong Truyện Kiều, Từ Hải bị giết và sau đó Thúy Kiều tự tử trên sông Tiền Đường là những kết thúc bi thảm nhưng không thể khác được. Việc Thúy Kiều được cứu sống, rồi được tái ngộ Kim Trọng với biết bao chua xót, bẽ bàng ở cuối truyện không hề làm giảm ý nghĩa tố cáo của tác phẩm, mà đúng như nhà thơ Xuân Diệu nhận xét, nó là "bản cáo trạng cuối cùng" của tác phẩm nàỵ Truyện Kiều không những có nội dung sâu sắc, mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến thành công của nhà thơ trong việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các, qúy phái, nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng, đúng nơi, đúng lúc, nên đều hợp lý. Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày, ca dao tục ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi, khéo léo, kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, tinh tế, giản dị mà có âm vang, có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi, tế nhị trong tình cảm của con ngườị Một thành công nữa cũng hết sức quan trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là nghệ thuật dẫn truyện và nghệ thuật miêu tả, bao gồm miêu tả con người lẫn miêu tả thiên nhiên, cảnh vật. Nhà thơ thường miêu tả rất tiết kiệm. Chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc họa rõ nét được ngoại hình của một nhân vật hay dựng lên được một bức tranh phong cảnh. Nhưng tuyệt diệu nhất của nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều là miêu tả nội tâm nhân vật. Có thể nói trong văn học cổ không có một nhà thơ thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nội tâm của nhân vật như Nguyễn Du, nhất là nội tâm của nhân vật Thúy Kiềụ Có thể nói chính nhờ chiều sâu nhân bản ở nội dung của tác phẩm lại được thể hiện với nghệ thuật tuyệt vời nên Truyện Kiều của Nguyễn Du sống mãi với thời gian. Cho đến nay Truyện Kiều đã được tái bản nhiều lần ở trong nước, đã được dịch và giới thiệu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Nhật. ------------------------------------------------------------ T. T. Nam Viên Từ cô Kiều đến hồn dân Việt Nam Lời người sưu tầm: Bài viết sau đây, xuất hiện trên báo chí từ những năm 1930, dõi theo một ý tưởng thường có ở người nghiên cứu hiện đại, theo đó những kiệt tác văn chương mà một dân tộc tự chọn cho mình luôn mang trong nó những thuộc tính tinh thần của chính dân tộc ấy; vì vậy, có thể từ phân tích tác phẩm để nhận định đôi nét tâm lý và tính cách dân tộc. Sự khai triển ý tưởng này khi ấy còn thoáng qua, chưa được tác giả T. T. Nam Viên (thật sự tôi chưa biết tác giả này là ai) làm cho trở nên sâu sắc. Nhưng, suy nghĩ đào sâu hơn trên vấn đề này lại là việc của hậu thế. Xin giới thiệu lại bài viết này với bạn đọc. – Lại Nguyên Ân Càng đọc kỹ Truyện Kiều ta càng phục cụ Tiên Ðiền có một bộ mắt tinh đời, dùng cán viết thần tình miêu tả rõ ràng cặn kẽ cái chân dung của linh hồn dân Việt Nam. Cô Kiều chính là hình ảnh của cái tâm lý thông thường vẫn sinh sống trong tuỷ não con cháu Lạc Hồng mấy nghìn năm, cho tới ngày nay nó đang chạm trán với ngọn trào tấn hoá. Trước hết, một điều hiển hiện là cả quả tim khối óc Kiều bị nung nấu trong lò mê tín cho tới cái kết quả: mê tín với hồn Kiều là một chất. Cái mê tín ấy xui cô nhắm mắt đưa chân, phó thân danh cho trời xanh vùi dập, sau khi nối một mối tình khăng khít tầm phơ cùng gái Ðạm, được biết số lênh đênh trong biển khổ. Cái mê tín ấy bắt cô đem thân ra trả nợ đời, dùng hương phấn đầy đoạ cái tuổi xanh qua ngày đoạn tháng để khỏi trái lời mộng mị, mong tránh thoát nợ lồng kiếp nữa. Ðau đớn, khổ sở, nhục nhã vì mê tín, đó là thân phận Kiều nhi. Nhưng cái mê tín ấy có lúc nó làm cho độc giả phải lộ ra một nụ cười chua chát, ái ngại cho cái vẻ ngây thơ chân thật của cô gái u mê, tức là lúc bị ép duyên cùng Bạc Hạnh, giữa cảnh hiểm nghèo mà Kiều còn bộc lộ cái tinh thần mê tín, nó hoá ra trò con nít, tìm cái yên lòng câu thề tiếng khấn trong cuộc đời gian ác. Ây đấy cái óc mê tín hại người như vậy. Nó làm cho linh hồn Kiều mất hết chí mạnh mẽ, sức tự chủ, trở nên một cái nguồn gốc cho nụ cười giọt lệ. Nó khiến cô tin ở số mệnh, ở quỷ thần, ở mộng mị, cúng bái,… mà hoá người bị động, không đủ lực lượng đối phó với cái cảnh ngộ oái oăm — những cảnh ngộ chỉ có thể giải quyết được bằng khối óc tự do với quả tim chan chứa tinh thần phấn đấu. Từ cô Kiều mê tín đó ta bước mạnh vào cái thế giới vô hình là cái hồn người Việt Nam; thử hỏi ai có con mắt biết nhìn, không công nhận rằng hai tâm linh ấy giống nhau như đúc? Người nước ta mê tín ra sao, các báo chí sách vở nói đã nhiều rôì, ai nấy đều kết luận: Dân mình ươn hèn nô lệ cho tiền định, thiếu sức tự chủ. Phải! Ðã phó cuộc đời cho ông Tạo (?) vần xoay, thì đứng trước cảnh ngộ đau đớn, hẳn chỉ còn cách khoanh tay bứt tóc mà khóc ròng. Vì không tin ở sức mạnh thì còn mong phấn đấu làm sao được? Thuyết số mệnh đã ăn sâu vào óc người nước ta lắm rồi. Nó đã thành cái khuôn cửi mà công việc, ngôn ngữ, ý nghĩ của quốc dân là những sợi chỉ dọc ngang. Câu “trăm đường tránh chẳng khỏi số ” cùng câu “khôn sao chọi được với trời ” là tiếng thường dùng của hết thảy mọi người. Trái hẳn người phương Tây vì tự tin gây nên được bầu không khí tự do rắp phản động và xô đạp các điều khó, người Việt Nam bởi coi nhân lực như trò đùa trước sức mạnh vô cùng của ông Tạo nên hay dùng tính nhẫn nhục liệt bại (résignation passive) mà đối phó với mọi sự. Một dân tộc thiếu tự do, không biết phản động hoàn cảnh như thế làm sao mà tiến hoá cho được? Mà thái độ ươn hèn ấy lại là kết quả trực tiếp của sự mê tín thì phỏng ta có thể dùng cách gì mà đập chết con yêu nghiệt ấy đi không? Nó tai hại lắm: nó làm Kiều đau đớn, nhục nhã cũng như nó bắt dân tộc ta lẹt đẹt trên con đường tiến hoá, quên lửng cả nhân cách con người. Ngoài sự ươn hèn kia, sự mê tín ấy lại còn đào tạo ra một cái triết lý nhân sinh hẹp hòi trong bộ óc người mình mà tôi lại xin đem Kiều ra làm biểu hiệu rõ rệt. Trong bài trước tôi có nói, lúc đụng chạm với đời, cái hồn cố hữu của Kiều bị một “con người mới” vừa xuất hiện, đàn áp đi mất. Con người mới! Con người thường tình! Ây đấy cái hình ảnh của ý nghĩ tích cực đối với sự sống vẫn chi phối tâm hồn dân Việt. Con người mới ấy nảy nở trong hồn Kiều từ lúc, con người cũ va phải sự dơ dáng trong đời kêu lên mấy tiếng thê thảm: Tuồng chi là giống hôi tanh! Sau lúc hồn triết lý tái sinh bị cảm tưởng mê tín dìm xuống (hồi Kiều tự tử ở nhà Tú Bà, mê thấy Ðạm) thì Kiều đã chịu sức chỉ huy của con người mới rồi. Phải bỏ giấc mộng êm đềm, mất vẻ lạc quan, thảm thay! Hồn cố hữu của Kiều nhi thôi từ đây phó mặc theo ngọn trào dĩ vãng. Tránh sự đau, khổ, nhục, tìm đường đi trốn với Sở Khanh, năn nỉ xin chừa cùng mụ Tú, phải chăng đó là cử chỉ của thường nhân? Mà lúc muốn tìm đường xa chạy cao bay, vì ham sự sống mà quên đạo lý, ăn cắp chuông vàng khánh bạc, thì ôi thôi! Còn đâu là dấu vết gái thanh cao! Ra tay báo oán đền ơn lúc vừa mở mặt, xui Từ Hải ra hàng vì muốn được sống một cảnh đời êm ái, an nhàn, vinh hoa, mệnh phụ, vương thần, sau lúc mùi đời đã trải, thôi đích rồi cái ý nguyện của con người mới nó không bao giờ đủ sức mà phấn đấu. Tới lúc bị lừa để đến nỗi mang tiếng giết chồng, linh hồn tan nát, hy vọng lên mây, thì con người mới không tài nào sống được nữa. Thôi! Chết cho rồi, dù sao cũng đành ngọc nát vàng tan: đó là cái kết quả sau cùng của cái triết lý hẹp hòi kia nó đã được sức mê tín làm cho lảo đảo. Ây đấy, có hiểu con người mới đó, mới cắt nghĩa một cách chân xác được sự hành vi của Kiều trong 15 năm hoạn nạn. Mà cái “con người” ấy nó phát sinh là vì sự cần dùng chứ không phải vì ý muốn của Kiều. Nó làm cho Kiều khổ sở, đau đớn, theo danh từ triết học ta có thể gọi nó là cái lực lượng vô tâm, kẻ thừa hành luật nhân quả đó. Con người mới đứng chủ cuộc đời Kiều trong lúc ba đào thích sự an nhàn, ưa mối công danh, rối loạn ươn hèn, nô lệ cho bản năng, nô lệ cho ngoại vật, - tôi xin hỏi ai ai chịu nghĩ – phải chăng là tâm lý chung của người Việt Nam? Bao nhiêu kẻ vì nghĩ như Kiều “Chi bằng lộc trọng quyền cao, công danh ai dứt lối nào cho qua?” mà để tiếng xấu đời đời. Bao nhiêu người vì chỉ muốn như Kiều “nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha” mà mất óc thanh cao, học lầm học láo, để tiêu huỷ sức tang bồng? Mực cạn bút mòn, thói dư luận đã nhiều phen giày vò cái tư cách ấy! Tôi không cần nhắc lại. Nào ai yêu Truyện Kiều kính tác giả, hãy cùng tôi bắc loa hô to dân tộc mình cùng biết rằng: Tự do là hạnh phúc! (talawas.org) -------------------------------------------------------------------------- Hồ Bạch Thảo Tập Kiều, lẩy Kiều Chúng ta đều biết Truyện Kiều tuy là tác phẩm đề cập một vài mảnh đời riêng, nhưng có sức cảm thông và phổ cập đến mọi hạng người. Trong cuộc đời đầy bất trắc, dường như ai cũng thấy một vài câu thơ trong truyện Kiều nói lên thân phận mình. Như hoàn cảnh đưa đẩy phải làm một việc liều lĩnh, biết mai kia ra làm sao, người trong cuộc đành chép miệng: Cũng liều nhắm mắt đưa chân, Thử xem con tạo xoay vần đến đâu. Hoặc số phận hẩm hiu, bước trầm luân không dứt, kẻ xấu số đành an ủi: Phận bèo bao quản nước sa, Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh. Nói về đường ứng dụng của Truyện Kiều thì muôn màu muôn vẻ. Chuyện kể một anh nhà nông đang cày ruộng, gặp ông thầy đồ đi trên đường, bèn dừng lại nói: “Thầy hay ngâm Kiều, tôi đố thầy đọc một câu Kiều, mà có thể sai khiến con bò của tôi được.” Ông thầy đồ thấy khó, lắc đầu, anh nhà nông bèn đằng hắng, ngâm câu thơ: Nàng rằng “Phận gái chữ tòng, Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi.” Anh đọc to chữ đi, nên con bò theo lệnh cất bước kéo cày. Bắt bò dừng lại, nhà nông ta thường thét “hò”. Lần này anh nhà nông đọc trại chữ “họ” thành “hò” trong câu thơ: Họ [hò] Từ, tên Hải vốn người Việt-Đông. Thì con bò lại ngoan ngoãn dừng lại. Về mặt văn chương, có rất nhiều thơ, văn, câu đối theo thể tập Kiều, lẩy Kiều ra đời. Tập Kiều là chắp nối nhiều câu rải rác trong Truyện Kiều, làm nên một công trình mới có vần, để diễn tả theo ý mình. Lẩy Kiều là sửa chữa hay thay đổi một vài chữ trong câu Kiều, nhằm diễn đạt một đề tài. Làm một bài thơ tập Kiều không quá khó, chỉ cần thuộc chuyện Kiều, khéo léo chọn lựa những câu hợp vần mà diễn tả. Câu đối gay hơn, vì chuyện Kiều theo thể lục bát, cước vận [vần cuối câu] và yêu vận [vần giữa câu] đều dùng âm bằng; đối liễn có hai vế đối nhau theo luật bằng trắc, nên người làm cần phải giỏi lẩy Kiều, để rút ra những phần thích hợp. Đến như làm bài phú vừa tập Kiều, vừa lẩy Kiều lại là một tác phẩm dài hơi hơn cả thơ và câu đối. Bài phú chúng tôi giới thiệu dưới đây, nhan đề là “Phú thuốc phiện”, dài trên 70 câu, sử dụng có đến hàng trăm câu Kiều, tác giả là cụ Trúc Đình Lê Hữu Nghiêm, tự Lê Khoan Hoàng. Cụ là nhà Nho triều Nguyễn, quê tại Nghệ-Tĩnh, đồng thời với cụ Phan Bội Châu; một số thơ văn của cụ trước đây được đăng trên tạp chí Nam Phong. Bài phú này được giới nho sĩ đương thời ca tụng vì lời đẹp, ý sâu; tập Kiều và lẩy Kiều đắc thể. Về lịch sử, Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều mất vào năm Minh Mệnh nguyên niên [1820]. Nha phiến được người Anh buôn lậu vào Trung-Quốc sau đó, và đã xảy ra cuộc Chiến tranh Nha phiến vào năm [1840]; vậy rõ ràng đời cụ Nguyễn Du chưa hề biết đến nha phiến. Nhưng kỳ lạ thay, qua Truyện Kiều, những lời tình tự thiết tha giữa Thúy Kiều và Thúy Vân trong buổi biệt ly: Mai sau dầu có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Được cụ Trúc Đình, dùng một cách tài tình thích hợp, đượm vẻ Liêu Trai, trong câu mở đầu của bài “Phú thuốc phiện” như sau: Rũ bức rèm châu, Đốt lò hương cũ. Còn thoang thoảng trầm, Thấy hiu hiu gió. Ai cũng biết cơn đam mê của thuốc phiện rất mạnh; vậy còn sự diễn tả nào đắc thể hơn là mượn sự say mê Thúy Kiều của hai kẻ si tình Thúc Sinh và Kim Trọng[1] gộp lại, để tạo thành hai câu đối ngẫu trong bài phú: Thanh khí một dây một buộc ai giằng cho ra, Ngọn đèn khi tỏ khi mờ khiến người ngồi đó. Đến cảnh vướng vào nghiện ngập, mê mẩn như con thiêu thân; được tác giả cực tả qua lối vay mượn từ Truyện Kiều những văn ảnh đam mê nhục dục và tình ái: Đuốc hoa để đó nàng nằm, cho mê mẩn đời cho lăn lóc đá. Hương lửa sẵn đây ta đốt, càng quen thuộc nết càng dan díu tình.[2] Thêm vào, phải kể đến kỹ thuật chơi chữ trong bài phú đạt đến trình độ cao, tác giả sử dụng khéo léo các từ về đong lường “phân, lượng” trong nguyên văn Truyện Kiều: Tiểu thư xem cũng thương tài, Khuôn uy dường đã bớt vài bốn phân. Hoặc: Tính bài lót đó luồn đây, Có ba trăm lạng việc này mới xuôi. Để biến thành những thành ngữ nhà nghề trong tiệm hút như “vài phân thuốc”, “hương yên”, “ba trăm lạng bạc”, “khách khứa xôn xao”: Được một vài phân, hương khói một nhà thức nức, Có ba trăm lạng, yến anh ngoài cửa xôn xao. Cuối bài, với tổng luận về định mệnh khắt khe trong đoạn kết Truyện Kiều: Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao Được tác giả an ủi thêm rằng, việc này chỉ xảy ra trong thời nô lệ “cá chậu chim lồng”, và khuyến khích nghị lực con người ráng “Gìn ngọc giữ vàng, về sau còn nhiều hưởng thụ”: Cho thanh cao thời thanh cao mới được, Bắt phong trần phải phong trần như ai. Ai ơi! Gìn ngọc giữ vàng, về sau còn nhiều hưởng thụ, Bỏ chi chim lồng cá chậu, làng chơi chưa dễ mấy người. Xét cho cùng, những lời của người giới thiệu cũng chỉ là rờm rà, không đáng có; mong được độc giả trực tiếp thưởng thức giá trị văn chương, qua nguyên văn tác phẩm “Phú thuốc phiện” dưới đây. * Trúc Đình Lê Hữu Nghiêm (tự Lê Khoan Hoàng) Phú thuốc phiện (Thể tập Kiều, lẩy Kiều) Rủ bức rèm châu, Đốt lò hương cũ. Còn thoang thoảng trầm, Thấy hiu hiu gió. Thanh khí một dây một buộc ai giằng cho ra, Ngọn đèn khi tỏ khi mờ khiến người ngồi đó. Mấy cành phù dung, Trăm năm trong cõi. Lạc suối Đào Nguyên đâu đến, giá càng gieo, phẩm càng cao, Mua ở Bắc-Kinh đưa về, ngàn cũng qua, sông cũng lội. Một đời anh hùng được mấy, hễ thấy thời mê, Đã lòng quân tử đa mang, được lời như cởi. Đặt giường thất bảo, Khép cửa phòng thu. Khi tựa gối, Khi cúi đầu. Liền tay ngắm nghía chốn nằm, thay đen đổi trắng, Ngọn đèn hiu hắt trong lò, nhả ngọc phun châu. Dập dìu tài tử giai nhân, đèn khuya chung bóng, Đua nhau vương tôn quí khách, tơ liễu buông mành. Đuốc hoa để đó nàng nằm, cho mê mẩn đời cho lăn lóc đá. Hương lửa sẵn đây ta đốt, càng quen thuộc nết càng dan díu tình. Ngoài ngàn dặm, Chốc ba đông. Hương càng đượm, Lửa càng nồng. Tiễn đưa một chén quan hà, gọi là gặp gỡ, Há nợ ba sinh hương lửa, chốc để lạnh lùng. Trướng loan hiu hắt, Đồng Tước một nền xuân tỏa, Tay tiên dìu dặt, Lam Điền hạt ngọc ấm đông. Buộc lấy mình vào, Gắn bó tất giao. Thầm mong trộm nhớ, Rày ước mai ao. Được một vài phân, hương khói một nhà thức nức, Có ba trăm lạng, yến anh ngoài cửa xôn xao. Mái Tây để lạnh hương nguyền, mai dàu giọt tuyết, gương lờ nước thủy, Song the trông chừng khói ngất, lá màn rủ thấp, ngọn đèn khêu cao. Gái sắc tài trai, Mấy mặt làng chơi. Ngày xanh mòn mỏi, Má hồng phôi pha, Từ khi hơi tiếng vừa quen một ngày nặng một, Đến lúc phong trần rất mực, mười phân vẹn mười. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da; bây giờ lạt phấn phai hương, mười phần xuân có gầy ba bốn, Thao lược gồm tài, côn quyền hơn sức; khi đà xương mòn thịt nát, chín chục thiều quang ngoài sáu mươi. Những kẻ hàm én mày ngài, ba sinh cho phỉ mười nguyền, rồi cũng nợ nần mang lấy, Những người buôn hùm bán hổ, trăm năm đổ không một trận, bao nhiêu vốn liếng đi đời. Não nùng thu ba, Vắn dài châu sa. Rằng quen mất nết, Biết gỡ cho ra! Chơi cho liễu chán hoa chê, rõ mặt bây giờ rồi sẽ! Làm cho xiêu đình đổ quán, đọan trường lúc ấy dở mà! Có giở bài bây, đến cơ hội này, Dại rồi còn biết khôn làm sao đây? Đã tu tu trót qua thì thôi, xin chớ rày lần mai lữa, Họa dần dần bớt chút nào được, nghe ra ngậm đắng nuốt cay. Khi hương sớm, Khi trà trưa. Bàn vây điểm nước, Họa đàn đường tơ. Bầu tiên rót rượu, Câu thần nối thơ. Những thấy truy hoan trong cuộc, thức thức sẵn bày, Làm chi đeo thói khuynh thành, khăng khăng mình buộc. Mà gầy như mai, Mà vàng như trúc. Mà cau đôi mày, Mà vò chín khúc. Tiếc chi đến hương, thương chi đến ngọc, đem tình cầm sắt đổi ra kỳ, Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn, nát thân bồ liễu đền nghì trúc. Gẫm cơ hội ngộ, mua vui cũng được vài canh, Dại nết chơi bời, đau đớn trải qua một cuộc. Nghĩ rằng: Trăm năm tính cuộc, Muôn sự tại trời. Cho thanh cao thời thanh cao mới được, Bắt phong trần phải phong trần như ai. Ai ơi! Gìn ngọc giữ vàng, về sau còn nhiều hưởng thụ, Bỏ chi chim lồng cá chậu, làng chơi chưa dễ mấy người. © 2006 talawas -------------------------------------------------------------------------------- [1] Câu thơ diễn tả Thúc Sinh say mê Kiều: Lạ chi thanh khí lẽ hằng, Một dây một buộc, ai giằng cho ra và Kim Trọng thưởng thức nàng Kiều dạo đàn như sau: Ngọn đèn khi tỏ khi mờ, Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu. [2] Văn ảnh được lần lượt lấy trong những câu thơ Kiều sau đây: Một cơn mưa gió nặng nề, Thương gì đến ngọc , tiếc gì đến hương. Đêm xuân một giấc mơ màng, Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ. Chơi cho liễu chán hoa chê, Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời. Miệt mài trong cuộc truy hoan, Càng quen thuộc nết càng gian díu tình.

Có thể bạn quan tâm

Quan điểm và cách nhìn mới của Nguyễn Du về thuyết “Hồng nhan bạc mệnh” trong Truyện Kiều

  • 6
  • 167
  • 14
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Đêy là bài mẫu tham khảo.Chúc các bạn ngày càng học tốt môn Văn !xxxxxx BÀI LÀM “… Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường. Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc Và lò trầm đêm ấy toả bay hương…” (“Đọc Kiều” - Chế Lan Viên) Những vần thơ trên đây của Chế Lan Viên đã gợi thương gợi nhớ trong lòng ta về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc Thuý Kiều, và ta càng xúc động biết bao trước tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc. “Buồn trông cửa bể chiều hôm…” đoạn thơ 8 câu như thấm đầy lệ làm vương vấn hồn ta: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc - Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên” (Chế Lan Viên) “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người “bạc mệnh” ngày xưa… Sau khi bị lừa, bị “thất thân” với Mã Giám Sinh, rồi lại bị Tú Bà làm nhục, Kiều dùng dao tự vẫn. Nghiệp chướng còn dài, nợ đời còn nặng – Nàng đã được cứu sống. Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Thân gái nơi đất khách quê người, lo âu bơ vơ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước mịt mờ, đầy cạm bẫy. Nàng cay đắng và vô cùng đau khổ. Giờ đây, nàng sống một mình trong lầu Ngưng Bích với bao tâm trạng “bẽ bàng, chán ngán”. Biết lấy ai, cùng ai tâm sự? Nỗi nhớ thương như lớp lớp sóng dâng lểntong lòng. Kiều nhớ thương cha mẹ già yếu, không ai đỡ đần nương tựa “quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? “Nàng nhớ chàng Kim “Bên trời góc bể bơ vơ - Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?”. Sau nỗi nhớ là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên… Nỗi đau buồn như xé tâm can, cứ xiết chặt lấy hồn nàng. Đoạn thơ 8 câu đầy ắp tâm trạng. Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Còn đâu nữa cảnh vật thân quen ở vườn Thúy? Tất cả đều một cánh “hoa trôi man mác”, “nội cỏ dầu dầu”, màu xanh xanh cảu mặt đất, chân mây, gió cuốn và tiếng sóng vỗ ầm ầm…. Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiều; một bi kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày. Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường liên tưởng chua xót về nỗi đau và số kiếp “bạc mệnh” của người con gái đầu lòng Vương Viên ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho nỗi lo âu và sợ hãi của Kiều. “Cánh buồm xa xa” thấp thoáng trên “cửa bể chiều hôm” như gợi ra một hành trình lưu lạc, mờ mịt: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?” Cánh “hoa trôi man mác” dồi lên đồi xuống giữa “ngọn nước mới sa” bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô địch: “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?” “Nội cỏ dầu dầu” vàng úa hiện lên giữa màu xnah “chân mây mặt đất” nơi mờ mịt xa xăm đó là vũ trụ hay là cuộc đời tàn úa của nàng: “Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Và biển trời dữ dội “ầm ầm tiếng sóng” đang vỗ, đang “kêu”, đang bủa vây, như nói lên sự lo âu, sợ hãi, nỗi khiếp sợ của Kiều: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Mỗi câu thơ mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân. Một hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm - tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ “buồn trông” bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thuý Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động: “… Buồn trông cửa bể chiều hôm, … Buồn trông ngọn nước mới sa … Buồn trông nội cỏ dầu dầu, … Buồn trông gió cuốn mặt duềnh…” Tóm lại, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu. Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm trạng khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong 15 năm trời lưu lạc “thanh lâu hai lựơt, thanh y hai lần”, có lửa nồng, có dấm thanh, cười ra tiếng khóc, khóc nên trận cười… Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện. Cảnh mang hồn người. Cảnh và tình hoà hợp, sống động, hình tượng, biểu cảm. Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta những xót thương về con người tài sắc bạc mệnh. Một thái độ yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kỷ nay. Như Tố Hữu đã viết: “Tố Như ơi! lệ chảy quanh thân Kiều”.

Có thể bạn quan tâm

Đôi nét về TRuyện Kiều

  • 3
  • 21
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Truyện Kiều được coi là"tinh hoa của dân tộc" ,tìm hiểu cái hay của truyện chính là tìm về với cội nguồn dân tộc ,tiếng nói dân tộc và khẳng định giá trị trường tồn của những tác phẩm bất diệt... Dưới đây là phần phân tích một số đoạn trích trong TP: Về đoạn trích “Nỗi thương mình” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Người viết: Đinh Việt Hà Thử thách lớn nhất và cũng là bi đát nhất của Thúy Kiều chính là hoàn cảnh mà nàng đã bị đẩy vào: làm kĩ nữ chốn lầu xanh. Nói gì đến giữ gìn danh tiết với Kim Trọng, trong hoàn cảnh ấy, ngay cái nhân cách tối thiểu của người đàn bà trong xã hội cũ Kiều làm thế nào để giữ cho khỏi bị mai một được? Làm thế nào để viết về thực tế ấy – thực tế của cái cảnh “sống làm vợ khắp người ta” mà vẫn thể hiện được nhân cách của nhân vật, vẫn bộc lộ được thái độ trân trọng, sự cảm thông, vẫn nói lên được sự đau khổ, thương thân phận mình của nhân vật? Tài năng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du đã thể hiện trọn vẹn trong đoạn trích “Nỗi thương mình”. “Rường cao rút ngược dây oan Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lọc lừa nhưng lần Thúy Kiều bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Nó là bước ngoặt bẻ ngang cuộc đời Thúy Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều rút dao định tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời, đến mức phải rên lên: “Thân lươn bao quản lấm đầu, tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Tiếp đó là những tháng ngày ê chề nhục nhã của nàng trong vai trò kĩ nữ - gái làng chơi, đem tấm thân trong ngọc trắng ngà của mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Nguyễn Du đã ghi lại tâm trạng của Kiều trong thời gian ấy. Có một điểm cần chú ý ngay từ đầu là trong nguyên tác của Thanh Tâm tài nhân thì trọng tâm của đoạn này: một mặt là bài ca kể về thân phận Thúy Kiều từ khi gia biến đến khi bị Sở Khanh lừa và phải đồng ý tiếp khách, mặt khác tập trung vào lời dạy của Tú Bà về nghề kĩ nữ. Đến Nguyễn Du, cách xử lí nghệ thuật đã có sự thay đổi hoàn toàn. Gốc rễ của cách xử lí nghệ thuật độc đáo ấy là cách nhìn mới mẻ và chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của nhà thơ. Từ câu thứ 5 của đoạn trích, trước đây được đặt tên là “Những nỗi lòng tê tái”. Trong sách giáo khoa mới, “Nỗi thương mình” chỉ vẻn vẹn 20 câu nhưng đã nói lên tất cả nỗi tê tái của Kiều nhưng quan trọng hơn là đoạn trích đã thể hiện một tiếng nói nhân văn sâu sắc và tiến bộ: ý thức về thân phận, phẩm giá của nàng Kiều – ý thức thương thân, xót thân lần đầu tiên xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam. Có một bài toán “nan giải” đặt ra với Nguyễn Du: tác giả muốn tố cáo một cách sâu sắc nơi đã vùi dập Kiều, những thân phận như Kiều. Đó cũng là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến mà Kiều đang sống với tất cả sự nhơ nhớp, mục ruỗng của nó. Cái khó là: nói về cảnh lầu xanh nhưng làm sao cho sự miêu tả hiện thực đó không gây ra phản cảm với độc giả, không hạ thấp nhân vật, thể hiện được nhân cách, phẩm giá của nhân vật trong sự cảm thông của nhà thơ. Nguyễn Du đã thành công với những xử lí nghệ thuật độc đáo của mình. Đoạn trích có một kết cấu lôgíc với diễn biến tâm trạng: đoạn đầu giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Kiều, “khi tỉnh rượu… nào biết có xuân là gì” đi sâu vào tâm tình, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ấy, và đoạn cuối tả cảnh để cực tả tâm trạng cô đơn, ý thức về thân phận, phẩm giá của Kiều. Bốn câu thơ đầu của đoạn thơ là cả một hiện thực tàn nhẫn mà Kiều phải chịu đựng: chốn lầu xanh với những đặc trưng của nó: “Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh”. Bút pháp ước lệ tượng trưng được sử dụng nhuần nhuyễn đến mức trở thành một công cụ nghệ thuật đắc lực. Bởi vì trên thực tế, nếu phải gọi sự thật bằng đúng cái tên của nó thì Kiều trong đoạn trích này là một cô gái lầu xanh. Một loạt từ ngữ dẫu là ước lệ vẫn đủ để thông báo về tình cảnh và thân phận của Kiều – mặc dù bốn câu đầu này, nhân vật không hề được miêu tả trực tiếp: “bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu. Nguyễn Du đã tìm được một góc nhìn và cách xử lí nghệ thuật đặc biệt: viết về cảnh lầu xanh nhưng lại dùng những từ và hình ảnh rất nhã. Cách xử lí nghệ thuật này giúp tác giả vượt qua một vấn đề nan giải, một mặt vẫn tả thực, không né tránh hiện thực và cảnh sống thực tế của nhân vật chính, mặt khác vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật chính Thúy Kiều, qua đó thể hiện thái độ cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho nhân vật. Thái độ này là nhất quán trong tác phẩm. Quan sát kĩ hơn những chi tiết nghệ thuật mà Nguyễn Du cố ý bày ra sẽ nhận thấy sự mâu thuẫn ẩn chứa bên trong cảnh tượng. Những từ “đầy tháng, suốt đêm” là những từ chỉ số nhiều, cho thấy sự nhộn nhịp của lầu xanh, nơi mà Tú Bà “ăn nên làm ra”, lầu xanh như một chốn đang vào dịp “được mùa”, “đắt khách”. Cái xấu như đang ra sức bòn rút tất cả những giá trị của con người. Lầu xanh trở thành nơi chôn vùi không biết bao nhiêu số phận như Kiều. Cảnh lầu xanh thực chất cũng là một phần của bức tranh XHPK Trung Quốc thời Minh – Thanh thu nhỏ, cả thời đại mà Nguyễn Du sống, cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Xã hội ấy cũng đã được nói đến qua những tác phẩm cùng thời: Phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Cung oán ngâm… Phép đối xứng kết hợp với nghệ thuật tách từ, đảo từ là một sáng tạo của Nguyễn Du. Đối xứng nhỏ nhất được thiết lập bằng cách tách hai từ ghép để tạo thành một cụm từ mới, có tác dụng tăng thêm, cụ thể hóa hơn nét nghĩa: tại lầu xanh, bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp. Tiếp theo là đối xứng trong từng câu thơ: Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm; Sớm đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh… kết hợp với những từ chỉ số nhiều: đầy tháng, suốt đêm diễn tả cái xô bồ, gấp gáp của một cuộc sống ăn chơi, nhốn nháo, dung tục. Thường thì người ta dùng từ “trận” để nói về trận đánh, trận mắng chửi chứ không ai nói là “trận cười”. Bản thân cách dùng từ này đã đủ cho thấy nỗi ê chề, sự ép buộc, đày đọa mà Kiều phải chịu đựng. Nguyễn Du đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Do vậy ở bốn câu thơ đầu, mặc dù chưa được miêu tả trực tiếp, người đọc vẫn thấy Kiều đang bị cuốn đi trong một cơn lốc vô hình, bị buộc vào cảnh sống nhơ nhớp nơi nhà chứa. Hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật phải trải qua, hé mở thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ. Nguyễn Du đã “bọc lụa” cho cảnh sống ấy bằng một thứ ngôn ngữ ước lệ rất tài tình: ước lệ theo thành ngữ dân gian, ước lệ theo điển tích làm cho sự hồi tưởng kiếp sống đớn đau của Kiều trở nên tao nhã hơn. Bởi vì chỉ có hồi tưởng mới diễn tả hết sức sống chân thật của nội tâm nhân vật, mới thể hiện đúng nỗi đau, mới nổi bật được phẩm giá và sự chịu đựng giày vò đáng thương của nhân vật. Đằng sau những câu thơ ấy là tấm lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho Thúy Kiều. Bốn câu thơ đầu đã đặt ra một tình thế của tâm trạng. Ở lầu xanh có nhiều người đàn bà, có thể họ an tâm, yên phận và cam chịu với nghề nghiệp để kiếm sống, trớ trêu thay Kiều lại là một nhân phẩm quá đỗi cao đẹp, một tâm hồn trong trắng, một bông hoa từ cảnh sống “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ, giữa cái xót xa của hoàn cảnh là cái “giật mình” đầy nhân bản: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chương bấy thân Mặc người mưa Sở mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì” Bắt đầu từ cái “giật mình” đoạn thơ mở ra cả một bức tranh tâm cảnh – có thể nói cách khác là bức chân dung tự họa tinh thần Thúy Kiều. Vẫn là không gian lầu xanh, thời gian là lúc “tỉnh rượu, tàn canh” – đêm khuya là thời gian của tâm trạng. Tại sao không phải là một thời điểm khác? Bởi vì triền miên trong những “cơn say, trận cười”, những “bướm lả ong lơi”, những khách làng chơi dập dìu tối ngày, chỉ đến khi tàn canh Kiều mới có thời gian để sống với tâm trạng thực của mình. Thời điểm này có lẽ là thời điểm dành riêng cho tâm trạng của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương cũng để cho nhân vật trữ tình của mình “tự tình” trong những khoảnh khắc như thế: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” Cái “giật mình” nói lên tất cả những nỗi niềm của Kiều: sự thảng thốt, ngạc nhiên, bẽ bàng, xót xa cho thân phận của mình, là sự tự ý thức chua chát về cảnh ngộ trớ trêu, nhục nhã trên cơ sở sự trỗi dậy của một nhân cách đẹp. Nhịp điệu thơ biến đổi, đang từ 2/2/2 hoặc 4/4 chuyển sang 3/3 cân đối diễn tả bước đi của thời gian, đến câu bát, nhịp thơ lại đột ngột thay đổi, phá cách 2/4/2 – một nhịp thơ thể hiện sự thảng thốt. “Giật mình mình lại thương mình xót xa” Câu thơ chứa đựng hai biến thái, hai nét tâm trạng tiêu biểu của Kiều trong hoàn cảnh éo le của nàng. “Giật mình” thể hiện tâm trạng thảng thốt, sự lặp lại 3 lần từ “mình” khiến âm điệu câu thơ trở nên nặng nề, như tiếng nấc đan xen với tiếng thở dài, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn. “Giật mình” mới là ý thức ban đầu nhưng “thương mình”, “xót xa” thì lại là sự ngẫm lại. Giật mình vì hiện tại nhục nhã, đớn đau, Kiều lần tưởng về quá khứ, nhưng nếu như quá khứ chỉ được nhắc đến qua một câu thơ thì lập tức hiện tại lại được nhấn mạnh qua nhiều câu thơ liên tiếp, hiện tại vẫn cứ níu giữ, vẫn cứ bám riết một cách quyết liệt và ghê tởm. “Thương mình” dường như là mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ đoạn trích (chọn làm tên đọan trích) ở đây đã được Nguyễn Du để cho nhân vật đau đớn nhận ra. Nếu như trước kia trước mộ Đạm Tiên, Kiều vì thương cảm, thương người mà khóc lên thì ở đây, trong chính tình cảnh trớ trêu này – sống đúng với thân phận trước kia của Đạm Tiên, Kiều chỉ còn biết thương cho chính mình và dường như cũng chỉ đủ sức để khóc thương cho chính số kiếp bèo bọt của mình. Ngay cả cái cảm giác tự mình phải thương lấy chính mình đã đủ làm nên một bi kịch. Cái “thương mình” này vừa thể hiện sự cô độc đến tuyệt đối, vừa thể hiện sự tủi phận cùng cực của Kiều, vừa thể hiện ý thức cá nhân mãnh liệt. Bản thân từ “mình” đã là một thứ ý thức cá nhân được phát biểu rất rõ ràng. Trước Nguyễn Du, ít có người phát biểu ra như thế. Hồ Xuân Hương từng để cho người phụ nữ bẽ bàng về thân phận mình qua những hình tượng: trơ “cái hồng nhan”, “chiếc bách”, chém cha “cái số hoa đào”… chứ chưa thể hiện trực tiếp như Nguyễn Du. Nhưng trớ trêu và xót xa thay, 3 lần “mình” mà vẫn cô đơn, vắng lặng biết bao nhiêu. Đó chính là tiếng lòng Kiều phát ra rồi lại dội lại, người nói cũng là người nghe trong cái âm hưởng tự thương thân xót xa, nó nhói lên như một vết thương, một nỗi đau thường trực, cộng hưởng tạo cho câu thơ một dư ba da diết. Rồi trong cái âm điệu thương thân kia là bao nhiêu hồi ức dội về, hồi ức tươi sáng va đập thực tại tăm tối đọa đày: “Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân” Một loạt câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm, với những hình ảnh đối lập diễn tả sự thảng thốt của Kiều về thực tại và số kiếp của mình. Tự Kiều đến giờ vẫn không thể hiểu vì sao quá khứ và hiện tại lại thay đổi nhanh như thế. Có một qui luật tâm lí là khi chán chường với hiện tại, người ta thường chạy trốn vào quá khứ tươi đẹp, ở đây Kiều đã hồi tưởng về quá khứ nhưng quá khứ ngắn ngủi ấy không đủ để cứu vớt nàng ra khỏi thực tại đau buồn. Ngay kết cấu của các câu thơ đã thể hiện điều đó: cứ một câu nói về quá khứ thì lại liền sau đó là ba câu tả thực tại phũ phàng. Sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và hiện thực còn được Nguyễn Du cực tả bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Cụm từ “bướm chán ong chường” (hô ứng với “bướm lả ong lơi” ở trên) và “dày gió dạn sương” là hai sáng tạo về từ của Nguyễn Du: đảo trật tự và tách từ. Các đối xứng trong từng cụm từ, từng câu là phép đối trong các câu thơ nối tiếp nhau: Khi sao… Giờ sao… Mặt sao… Thân sao… Sự đối xứng này đào sâu thêm nỗi xót xa, nó mở rộng thêm sự đối xứng “mình” và “mình” tạo nên sự đối lập giữa hai cực cuộc đời: sướng và khổ, bình yên và dập vùi sóng gió. Hai từ “khi” và “giờ” là hai khoảng thời gian đối xứng mà ở đó, Kiều càng tiếc cái xưa kia chừng nào thì lại càng thấy cái nay thê thảm chừng ấy. Những từ ngữ tương phản gay gắt: phong gấm rủ là/tan tác; dày gió/dạn sương; bướm chán/ong chường… và cách so sánh: “như hoa giữa đường” gợi lên sự đối lập tuyệt đối giữa quá khứ và hiện thực, giữa cá nhân và hoàn cảnh. Nếu “bướm lả ong lơi” là tả cái khách quan bên ngoài - chỉ bọn đàn ông lắm tiền háo sắc thì “Bướm chán ong chường” ở đây lại chỉ tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân mình của nhân vật khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp. Nhưng có lẽ điều mà Nguyễn Du muốn nhấn mạnh hơn ở trong những câu thơ này không phải là sự tố cáo và lột trần trực tiếp cái xã hội thối nát mà chính là sự đề cao giá trị con người, đề cao khát khao chính đáng về tình yêu và hạnh phúc. Từ “xuân” do vậy, không chỉ mùa xuân, tuổi trẻ, mà chỉ hạnh phúc lứa đôi, tình yêu. Trong cuộc sống “làm vợ khắp người ta”, Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì và vô cảm. Cả một trường tự vựng nói về cảnh lầu xanh, bên cạnh đó lại là cả một trường từ vựng nói về tâm trạng, nỗi đau của Kiều – bản thân câu chữ đã mang đầy ý nghĩa về một sự đối lập, sự mâu thuẫn giằng xé của Kiều khi tiếng nói về nhân phẩm đang gào thét giữa thực tại. Đoạn thơ là lời than hay là câu hỏi đối thoại nội tâm của Thúy Kiều? Là lời than hay câu hỏi thì cũng chỉ gợi lên ở cái ấn tượng về sự cô độc tột cùng. Đoạn thơ đậm chất ngôn ngữ nửa trực tiếp, là lời tác giả thể hiện giọng điệu, suy nghĩ của nhân vật, như lời độc thoại nội tâm. Điều đó cho thấy nhân vật ý thức sâu sắc về cuộc sống tủi nhục, đau khổ của mình. Đó cũng chính là sự tự ý thức sâu sắc về phẩm giá, nhân cách bản thân, về quyền sống bản thân, khát khao muốn thoát khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nếu như Kiều trong tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân là người nhập tâm rất tốt các bài học tiếp khách của Tú Bà, với đầy đủ các ngón nghề thì Kiều của Nguyễn Du: ghê sợ chính mình. Đó cũng là chỗ thể hiện tinh thần nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du: xót xa cho nhân vật, ông ném ra một tiếng nói gay gắt: tài sắc đã trở thành một món hàng, một phương tiện giải trí của bọn lắm tiền háo sắc, lầu xanh là nơi những con người như Kiều bị đày đọa. Bị chi phối bởi thuyết “tài mệnh tương đố” cho nên Kiều của Nguyễn Du tuy suốt đời ý thức về quyền sống và hạnh phúc nhưng chưa bao giờ được hưởng chúng một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, lên tiếng khẳng định và để cho nhân vật ý thức về quyền sống của con người, đó đã là một đóng góp của Nguyễn Du về tư tưởng trong văn học lúc bấy giờ. Cùng thời có Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm cũng đã nói đến điều này nhưng đến Nguyễn Du thì có tầm khái quát hơn: “Đau đớn thay phận đàn bà; lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Sống giữa cảnh trụy lạc, truy hoan ngày đêm, sớm tối nhưng Kiều chỉ biết có đau buồn và tủi nhục. Cái bi kịch lớn nhất của Kiều là ý thức về phẩm giá cá nhân quá mạnh, không cho nàng bằng lòng, cam chịu với thực tại, lúc nào ở Kiều cũng văng vẳng tiếng thét đòi nhân phẩm, đòi thoát ra khỏi chốn đoạn trường. Cũng như trước lầu Ngưng Bích, trong thân phận là gái lầu xanh, trước cảnh vật, Kiều luôn là một người mang đầy tâm trạng: “Đòi phen gió tựa hoa kề Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Đòi phen nét vẽ câu thơ Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai?” Kiều chưa bao giờ hòa hợp được với cảnh ngộ: Mặc người mưa Sở mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì” Từ khát khao một tình yêu, hạnh phúc chân thực, Thúy Kiều nghĩ đến các hành động giải tỏa nỗi lòng. Nàng tìm đến bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, có đủ: phong – hoa – tuyết – nguyệt, bức tranh sinh hoạt có đủ: cầm – kì – thi – họa. Nêu lên những cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tao nhã, nên thơ ấy lại như một sự giễu cợt, mỉa mai, chua chát. Vì dù ngụy trang khéo đến mấy, cũng không thể che đậy nổi cái bản chất nhơ nhớp, bẩn thỉu bên trong của chốn “buôn thịt bán người”. Đoạn thơ vì thế đồng thời hướng vào tâm trạng Kiều: Kiều luôn phải tách mình thàn hai nửa: một con người bề ngoài vui gượng, giả tạo và một con người thực, sống để xót xa mỗi lúc canh tàn. Cảnh không thể vui vì lòng người nặng trĩu nỗi tê tái. Cảnh là sự sắp đặt cố tình thành ra giả tạo. Khi gió tựa hoa kề, khi cung cầm thi họa, lúc nào nỗi đau cũng dâng đầy và nghẹn ứ trong lòng nàng. Ý thức về nhân phẩm một khi trỗi dậy là lại bị giày xéo, khiến nàng không nguôi bẽ bàng, nhục nhã về thân phận. Hai từ “đòi phen” được lặp lại trong tám câu thơ càng thể hiện rõ hơn đó là một nỗi đau thường trực, chưa lúc nào thôi dằn vặt Kiều. Nỗi sầu của Kiều lan tỏa sang cảnh vật. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Câu thơ quen mà lạ, bởi vì Nguyễn Du đã khái quát tâm lí chung của con người thành qui luật, nói lên mối quan hệ gắn bó giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Thực ra trong Truyện Kiều, lấy thiên nhiên để miêu tả tâm trạng con người, Nguyễn Du vận dụng cả hai cách: thiên nhiên hô ứng và thiên nhiên đối ứng. Hô ứng: cảnh buồn cùng tâm trạng. Đối ứng: cảnh đẹp, tao nhã, trong sáng như mỉa mai, chế giễu, dằn vặt nhân vật. Dù là tương đồng hay tương phảm thì mục đích cuối cùng cũng là để nhấn mạnh, lột tả đầy đủ, chính xác và xúc động cái thế giới nội tâm – vốn là một thế giới rất khó khám phá ở nhân vật. Chiều sâu của ý thơ vẫn là cái nhìn đầy chất nhân văn của nhà thơ. Tìm cách giải thoát cho mình khỏi nỗi buồn đau, Kiều tìm đến thiên nhiên nhưng cảnh nào cũng buồn vì lòng nàng chẳng bao giờ nguôi; tìm đến các thú chơi tao nhã nhưng chơi gì cũng nhạt vì lòng nàng chẳng có bạn tri âm. Kiều hốt hoảng nhìn lại hiện thực quanh mình lần nữa, có đủ cả Phong hoa tuyết nguyệt nhưng tại sao nàng vẫn thấy vô cảm, lạc lõng? Kiều lệch hẳn ra khỏi cái chốn bùn nhơ ấy. Thân xác tuy trở thành hàng hóa, đồ chơi, tấm thân mà xã hội và lầu xanh có thể lấy đi được nhưng tâm trạng của Kiều chỉ còn trơ lại là sự vô cảm, ghê sợ - một tâm hồn thanh cao mà xã hội không bao giờ cướp được. “Vui gượng” nói lên tất cả sự lệch pha, sự lạc lõng, cô độc cũng là sự mâu thuẫn, bế tắc không lối thoát của Kiều trước hoàn cảnh. Sự luôn luôn dằn vặt và mâu thuẫn ấy lại chính là nét đẹp của nàng. Tâm sự này, tâm trạng này, Kiều của Thanh Tâm tài nhân không hề có được. “Ai tri âm đó mặn mà với ai”. Sống trong cảnh nhơ nhớp, phải tiếp khách làng chơi, trải qua những cơn say, trận cười quanh năm suốt tháng, phải lả lơi… là điều bất đắc dĩ, Kiều không bao giờ muốn thậm chí không bao giờ có thể tưởng tượng được cuộc đời mình lại bi kịch như thế. Giữa chốn lầu xanh mà đồng tiền lên ngôi, có bao kẻ đến rồi đi, cái còn lại sau cùng với Kiều chỉ là sự rã rời, đau đớn cả về thể xác và tâm hồn. Ấy vậy mà tại sao vẫn còn chỗ cho câu chuyện về tri âm, tri kỉ? Dễ hiểu vì sao sau này khi Từ Hải đến lầu xanh với con mắt khác người và nhìn ra ở Kiều một tấm lòng tri kỉ, Kiều đã “cảm khái” đến như thế nào. Thì ra, sâu thẳm cõi lòng, Kiều vẫn luôn mong ngóng một tấm lòng, một người hiểu mình, hơn cả là mong chờ một hạnh phúc thực sự. Một lần nữa ngôn ngữ nửa trực tiếp lại khiến cho câu thơ có những lớp nghĩa sâu sắc. Sự lẻ loi của Kiều cũng chính là sự lẻ loi của Nguyễn Du. Sự khát khao tri âm của Kiều cũng na ná như tấm lòng của Nguyễn Du trước mộ Tiểu Thanh với câu hỏi cháy lòng: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” Cũng vì câu chuyện tri âm đó mà Nguyễn Du sau này đã để Kim Trọng nói một câu rất chính xác về Kiều trong ngày hội ngộ: “Như nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay” Hoặc là lời nhận xét: “Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường” Trước đây có nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn tỏ ra khắt khe trong việc xét đoán Kiều bằng nhiều cách gọi: con đĩ, tà dâm… Nguyễn Du giữ lại một cái cốt lõi trong câu chuyện “nôm na mách qué” của mình, đó là một ý thức, một số phận, một tấm lòng. Nguyễn Du không né tránh việc nói về thân phận nhân vật chính là kĩ nữ giữa chống bùn nhơ và cái cách ông miêu tả là phân tích tâm lí một cách tàn nhẫn (từ dùng của Phan Ngọc): nhân vật tự soi mình, tự đau khổ và giày vò chính mình. Câu nói của Kim Trọng thể hiện tấm lòng rộng mở của Kim Trọng nhưng cũng là của Nguyễn Du – nhà thơ có tấm lòng nhân đạo vượt xa cách nhìn đầy kì thị của xã hội phong kiến để nhìn đúng một người phụ nữ rơi vào thân phận bị cả xã hội coi thường. Bản thân đoạn trích không nói lên quan niệm về chữ “trinh” của Thúy Kiều, ngược lại, toàn nói về lầu xanh và những nhơ nhớp mà Kiều phải chịu đựng, phải trải qua, biết là nhục nhã, ê chề nhưng không thể chống lại. Sẽ tốt hơn cho Kiều nếu như nàng chấp nhận số phận (vì chính Kiều được Tú Bà rao giá rất cao – chứng tỏ là một gái lầu xanh đắt giá: Lầu xanh mới rủ trướng đào, càng treo giá ngọc càng cao phẩm người). Đằng này Kiều luôn sống trong sự đau đớn, xót xa, trong ý thức về phẩm chất, trong sự “giật mình” và “thương mình” khôn nguôi. Tuy nhiên cái mà người đọc nhận ra sau cùng ấy chính là tấm lòng trinh bạch của nàng hiện sau câu chữ, như thể một tấm gương mà chỉ cần cơn mưa gột rửa bụi mờ, sẽ hiện lên trong sáng vô ngần. Không nói về chữ “trinh”, về phẩm giá của Kiều mà vẫn làm hiện lên điều đó với tất cả sự trân trọng, đó không chỉ là tấm lòng mà còn là tài nghệ của Nguyễn Du. Đặc sắc về nghệ thuật trong toàn đoạn trích “Nỗi thương mình” chính là nghệ thuật tả nội tâm nhân vật bao gồm: bút pháp ước lệ, tả cảnh ngụ tình, các hình ảnh đối lập, ngôn ngữ nửa trực tiếp, biện pháp đối xứng với mật độ dày đặc trong 20 câu thơ. Thành công của Nguyễn Du chính là ở chỗ đã chọn được một góc nhìn, một cách xử lí nghệ thuật vừa tinh tế, mới lạ lại vừa thể hiện cho ra được cái màu sắc của thi pháp trung đại. Nổi bật hơn cả là các phép đối tinh diệu: Tiểu đối trong cấu trúc bốn chữ được dùng khá phổ biến: bướm lả/ong lơi, lá gió/cành chim, dày gió/dạn sương… Tiểu đối ở phạm vi câu thơ: Cuộc say…, sớm đưa…tối tìm…, khi tỉnh rượu, lúc tàn canh… Đối giữa 2 câu thơ lục bát: Khi sao…giờ sao…, mặc người… Đối 2 khổ thơ 4 câu với nhau như: đòi phen… đòi phen. Nguyễn Du đã mạnh dạn vượt ra khuôn khổ “văn dĩ tải đạo” để đề cao cái tôi, đề cao ý thức cá nhân con người. Truyện Kiều là một truyện thương thân, xót thân thấm thía nhất cũng bởi Nguyễn Du không ngần ngại đề cập đến nỗi đau, tâm trạng ê chề, khát khao hạnh phúc thực sự, ý thức về nhân cách của người phụ nữ chốn lầu xanh. Ở một góc độ nào đó, đoạn trích là tiếng kêu cứu của những con người bị dìm xuống đáy xã hội. Nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là chú ý đến thân phận cá nhân. Lần đầu tiên trong văn học trung đại, người ta biết “xót thân”. Nguyễn Du là người đầu tiên tìm đến và chia sẻ tình cảm này, tạo nên một trào lưu nhân văn chủ nghĩa: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm… Cuộc phục hưng này của văn học dân tộc có điểm giống cuộc phục hưng của Văn học phương Tây thế kỉ 19: khám phá ra con người cá nhân, con người trần thế. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, biết đau khổ trước thân phận và thực tại, biết ê chề, bẽ bàng vì sự nhơ nhớp, biết thương lấy chính mình và biết khát khao tình yêu, hạnh phúc, khát khao giữ gìn nhân phẩm – đó là bi kịch, là nỗi đau của Kiều nhưng đồng thời cũng là vẻ đẹp đáng quí của nhân vật. Nếu không có những nỗi đau ấy, nhưng bi kịch tinh thần ấy, Kiều đã không phải là một nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”, một nàng Kiều là hiện thân cho sự trinh tiết, cho cái đẹp trong sự ngưỡng vọng, trân trọng của Nguyễn Du. TRAO DUYÊN Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng. Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều. Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ: Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em. Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao: Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương! Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn: Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp dã phụ chàng từ đây! Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ! Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao? (vanmau) BÀI LÀM Trao duyên, em hỏi, chị thưa... “Lạy thưa”, “gửi lạy”...tình chưa đoạn tình! Sao đã “trao”, đã “gửi” mà “tình chưa đoạn tình”?Cảm xúc này có thể lý giải qua việc phân tích tâm trạng bi kịch của Kiều trong đêm “trao duyên”. Trước tiên, hãy hiểu Vân đôi chút, bởi lẽ Vân trực tiếp đối thoại, khơi gợi và chuẩn bị cho Kiều bộc lộ tâm sự của mình. Người ta hay nói rằng nàng Vân “vô tư”(?) có lẽ là ở chỗ này: cả nhà vừa mắc oan, mới “thong dong” một chút, trong khi chị Kiều một mình một ngọn đèn khuya: “Dầu chong thấm đĩa, lệ tràn thấm khăn” thì em Vân hình như không chống nổi các quy luật sinh lý cho nên đã có một “giấc xuân” êm đềm!Song đến cuộc trao duyên, bắt đầu ta nghe Vân “ân cần hỏi han” chị, ta lại nghĩ Vân chưa hẳn vô tình, những điều cô hỏi chứng tỏ cô hiểu đời, cái đời “dâu bể đa đoan”, biến động khôn lường...Cô biết nỗi oan của mình, oan “một nhà” mà cô nghĩ “để chị riêng oan”, cô ngủ mà cô vẫn biết chị “ngồi nhẫn tàn canh, nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”.Nguyễn Du quả đã khéo sắp đặt: để cho Vân hỏi chị trước, hỏi vừa đủ mà “trúng đích”, hỏi thể tất “nhân tình”!Và trong suốt cuộc trao duyên, Vân chỉ hỏi mỗi một lần, rồi lẳng lặng mà nghe... Vậy ra Vân cũng hay đấy chứ, cô đã tỏ ra “biết chuyện” và đã khơi gợi, tạo cơ hội cho chị Kiều bày tỏ, nhưng bày tỏ sao đây trong khi chị Kiều: Hở môi ra cũng thẹn thùng Chị buộc phải trao duyên – cái duyên vợ chồng với Kim Trọng cho em! Chuyện ấy, “hở môi ra” đã thẹn.Biết thẹn mà phải nói, nói để mà trao, sự tình đã đến thế thì chị phải thổ lộ thật, thổ lộ hết cùng em.Thật lòng là chị “đương thổn thức đầy”, “còn vương vấn mối này chưa xong”, thật lòng là chị ngượng, vì vậy mà điều băn khoăn day dứt trắng đêm nay, chị gửi trong mấy lời thành thật: Để lòng thì phụ tấm lòng với ai Ấy chính là cái gút của tâm trạng bi kịch trao duyên vừa là vấn đề “ức xúc” đặt ra cho chị, và cho cả em giải quyết.Vân thương chị, hẳn là cảm nhận được cái tâm, cái tình trong đó, và hẳn cô đã lờ mờ thấy chị đang có yêu cầu gì với mình đây...Thúy Kiều thật khó nói, mà lại khó nói hơn khi phải nói một chuyện mà mình không muốn nói – mà vẫn “phải” nói cho em nghe, thật rối rắm, thật khó xử, thật là “đau đầu” cho cả em lẫn chị...Đến nước này thì chị phải nhờ vả em thôi, em có hiểu không Vân?Tâm trạng Kiều thật sự bối rối, cách giải quyết của Kiều là sự họat động về tình cảm chị em mà thôi, chứ không phải là lí trí: Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Đến nước này thì chị phải cậy em thôi, chị tin rằng em sẽ bằng lòng giúp chị mà, “em có chịu lời” của chị không?Câu thơ như van xin, như cầu khẩn, câu thơ đặt ra vấn đề cho Vân, và Kiều thăm dò ý của em mình, ở đây Kiều không ép, mà Vân cũng chẳng phật lòng, càng dễ cảm thông cùng chị, Kiều mới yêu cầu em: Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Sao lại thế nhỉ?Theo tôi, có lẽ Vân cảm thấy đột ngột trước yêu cầu này.Người đọc thì cảm thấy như có sự “thay bậc đổi ngôi”, có sự “hóan vị”, em bỗng như là chị, chị bỗng như là em (cúi mình “lạy”).Thì ra chính cái yêu cầu kia là xuất phát từ tình thế, tâm trạng chị: vì chuyện tình riêng, chị phải “lạy thưa” em, “cậy” nhờ em, đương nhiên em sẽ là ân nhân của chị!Thúy Kiều lạy thưa là tỏ trước tấm lòng biết ơn của mình, và cũng là xuất phát từ sự trân trọng của mình trước chuyện “trao duyên” thiêng liêng, hệ trọng này.Câu thơ trên gợi ý có tình, câu thơ dưới cầu khiến có tình, quả nhiên hai câu thơ có sức thuyết phục đặc biệt! Kiều bắt đầu kể cho em nghe chuyện tình của mình với Kim Trọng: Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Phải rồi, kể từ đó – từ khi gặp chàng Kim, chị đã có tình yêu và tình yêu đó ngày càng sâu đậm hơn.Kiểu thổ lộ với em thật thà, không giấu giếm, thật trong sáng, tình yêu của Kiều là do thiên tính – là do trời chỉ định, Kiều “quan niệm” tình yêu của mình khác với “quan niệm” phong kiến, đó là sự cảm nhận yêu thương từ trong trái tim chứ không là sự thức ép.Phải chăng, Nguyễn Du đã cho Kiều ít nhiều nói lên sự tự do yêu thương của con người trong xã hội lúc đó? Sau mấy câu kể vắn tắt chuyện tình riêng của Kim Trọng, Kiều tiếp tục thuyết phục em bằng cả lí, cả tình: Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vạn hai? Từ tình cảm của mình, Kiều nói đến cái lí, cái lí phải chọn một trong hai điều để trọn vẹn một điều nào, hi sinh điều nào.Kiều nghĩ Vân sẽ ắt hiểu và hiểu thêm tâm trạng bi kịch của mình nữa. Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Em còn trẻ, em hãy thương chị mà thay chị lấy chàng Kim.Ấy chính là tình.Chỉ cần nói mấy tiếng “xót tình máu mủ” là đủ xóay tận vào đáy lòng em rồi.Mà em đã “xót tình máu mủ” thì làm sao có thể từ chối “thay lời nước non”?Câu thơ nghe não lòng, nghe như có tiếng kêu thương thống thiết khiến Vân phải nghĩ đến bổn phận mình phải làm thế nào cho phải... Kiều mới nói tiếp: Cho dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây Đó là những lời gan ruột của Kiều – một người chị bất hạnh.Lí, tình mà Kiều giãi bày thật tình như vậy, Thúy Vân chỉ còn biết lẳng lặng mà nghe, lẳng lặng mà chấp nhận! Đây là nỗi đau lớn nhất và đầu tiên trong suốt cuộc đời của Kiều, cho nên khi nhắc đến chàng Kim, Kiều vô tình chạm vào nỗi đau sâu thẳm nhất của mình, khiến cô tỏ ra bần thần, rối trí, không điều khiển được mình: Chiếc thoa với bức tờ mây Duyên này thì giữ vật này của chung Đọc câu thơ, ta nghe như có một giọng khang khác.Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường”? Ở đoạn trên ta thấy, dù thuyết phục em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai, thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đâu thì lời thơ như nấc như nghẹn, cái “gút” tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Tại sao lại có sự khác lạ trong lời nói vậy? Bởi do “chiếc thoa với bức tờ mây” đó thôi, nó là hiện diện của tình yêu! Cầm kỷ vật cụ thể ở tay, trao cho em, Kiều bỗng thấy vụt lên hình ảnh Kim Trọng cùng bao kỷ niệm, thề nguyền...và Kiều chợt nghĩ: vật này là của ta, chàng là của ta, sao lại thành của Vân? Có thể nào như vậy được? Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thỏa đáng, ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là cả bao nhiêu sự giằng xé, níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều, Nguyễn Du quả thật tinh tế và cũng thật nhân bản trong ý thơ của mình. Đến đoạn cuối cảnh trao duyên, nội tâm Kiều lại phức tạp hơn nữa.Ta hãy nhớ lại: Trước cuộc trao duyên Kiều đã tự cho mình có lỗi với Kim Trọng. Nàng vốn là người giàu tình, đa cảm, dễ ứng mộng...Nàng cũng đã tự gọi mình là người “mệnh bạc”.Bây giờ đang trong nỗi đau mất mát khủng khiếp, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất, u uất nhất, cay cực nhất.Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thi bay xa xăm tận mai sau...Miệng đang nói với em mà như hồn nói với hồn những điều hình dung, dự báo về “mai sau”! Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy, so tơ phím này Trôn ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai... Thì ra, cái hồn vẫn chưa dứt nổi Kim Trọng! Hồn Kiều còn múon về để “đền nghì trúc mai” để được “rảy xin chén nước” tẩy oan cho hồn! Câu thơ nghe mới não lòng làm sao! Và dễ sợ làm sao! Nguyễn Du thương con người thác oan, bạc mệnh hay Nguyễn Du nhạy cảm với nỗi đau nhân tình mà đã đi xa hơn Thanh Tâm Tài Nhân? Nguyễn Du cho ta thấy cái “hồn” Kiều đang vừa nói với mình, vừa nhớ thương Kim Trọng vụt trở thành cố nhân...Trong giây phút ấy, Thúy Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi, phải chăng là một điều rất hợp lí? Kiều đang còn sống mà thấy mình đã chếtm đang nói với em của mình mà không biết đang nói với ai, lúc này Kiều bị rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm, và trước mắt Kiều, Thúy Vân trở thành Kim Trọng, cho nên bao nhiêu tình thương nhớ, nỗi thương yêu ấp ủ khi hồn đã lìa xác bỗng như được tuôn tràn ra: Bây giờ trâm gãy bình tan Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân... Trên kia, Kiều lạy em vì Kim Trọng, đến đây, hồn Kiều lạy chính Kim Trọng.Nhưng đâu phải vậy, tất cà đều là gửi lạy qua Vân, gửi những trăm nghìn lạy – lạy thương, lạy nhớ, lạy đau...thay vì lạy Kim Trọng, bởi vì Kim Trọng lúc này không có mặt ở đây...Nhưng hồn Kiều vẫn chưa nguôi nỗi niềm thương nhớ, cho nên hồn đã kêu khóc dầm dề: Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! Nghẹn ngào, cay đắng, xót xa...bấy nhiêu tâm trạng dồn dập xuất hiện trước mắt Kiều – vậy hóa ra hồn lại mâu thuẫn với người sao?Trên kia người nói: Để lòng thì phụ tấm lòng với ai Trao duyên rồi, ngỡ như khỏi phụ và “nợ tình” đành là trả được ít nhiều...Thế mà mãn cuộc trao duyên lại khóc “phụ chàng từ đây” là nghĩa làm sao? Thế mới thật sự là giằng xé, thật sự là bi kịch. Và con mắt tinh đời của Nguyễn Du mới đúng là “nhìn thấu sáu cõi”, lòng đau của Nguyễn Du mới đúng là “nghĩ suốt ngàn đời”.Quả như Chế Lan Viên đã nói: “ Đây chính là những vần thơ siêu thực” bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương dân tộc, cái nghịch lí trong tâm trạng được phát hiện và sử dụng để phân tích nội tâm nhân vật tiểu thuyết, phải chăng đó chính là nét độc đáo, là lí do vì sao Truyện Kiều trở thành bất hủ! (ST) --------------------------------------------------------- Mã Giám Sinh mua Kiều I/ MỞ BÀI : Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. Tiêu biểu cho tình trạng bị chà đạp đó là cảnh mua bán người thật thương tam trong truyện. “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau đớn, căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp. II/ THÂN BÀI: Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu ngắn gọn quyết định bán mình của Kiều và âm hưởng của quyết định đó. Quyết định được giới thiệu dưới hình thức ý nghĩ đau đớn của Kiều về thân phận và tấm lòng hiếu thảo. Một tư tưởng đành phận chi phối hành động của nàng “ Hạt mưa sá nghĩ phận hèn/ Liều đem tất cỏ quyết đền ba xuân” Tư tưởng này không phải của riêng Kiều mà là chung cho biết bao thân phận người phụ nữ phó mặc cuộc đời cho số phận may rủi như trong mấy câu ca dao “ Thân em như …ruộng cày”/ “ Thân em … vào vườn hoa” / Mấy câu thơ mở đầu đoạn trích đã khơi gợi một không khí chua sót khiến người đọc cảm nhận được toàn bộ cảnh mua người đau đớn đó. Tiếp theo nhà thơ kẻ đến mua. Lời giới thiệu thật trang nhã “ Đưa người…vấn danh”/ Nhưng sự biểu hiện qua lời ăn tiếng nói của con người của nhân vật thì hoàn toàn trái ngược, cộc lốc, thiếu giáo dục “ Hỏi tên …cũng gần” / Mã Giám Sinh là học sinh trường Quốc Tử Giám – trường học lớn nhất kinh đô xưa nhưng ăn nói thì vô lễ thực chất là một kẻ vô học. Vừa gới thiệu lả mốt viễn khách thì bây giờ là cũng gần, thế nói dối, “tiền hậu bất nhất”. Về ngoại hình, Mã Giám Sinh ăn mặt một cách trau chuốt, nhố nhăng : “ Quá niên …bảnh bao” / “ Trạc ngoại tứ tuần” là người đã lớn tuổi, không còn trẻ tuổi. Tuổi ấy lẽ ra phải để râu nhưng đây lại chẳng có dáng mày râu. Người xưa rất coi trọng hình thức mày râu. Hai chữ “ bảnh bao” là chỉ áo quần tử tế, chải chuốt, phẳng phiu. Có người nói “ bảnh bao” là từ dùng để chỉ quần áo trẻ em, nay dùng để khen người lớn do đó nó mang hàm ý m** mai. Vậy là ngay cả tư cách đàn ông, trượng phu của MGS cũng bị phủ định. Tuy nhiên, ca7u thơ cũng có thể hiểu một cách khác : mày râu nhẵn nhụi là được cắt xén t** tót, trai lơ, đi đôi với bộ cách bảnh bao ra dáng một chú rể. Về hành vi, cử chỉ thì MGS càng thiếu văn hóa “ Trước thầy …sỗ sàng”/ “lao xao” là từ gợi tả âm thanh vang lên từi nhiều phía, lộn xộn lkhông thứ tự: tớ thầy cùng nói, không ai nhường ai. “ ghế trên” là chỗ dành cho bậc trưởng gia , cao tuổi trong nhà, nay MGS đi hỏi vợ, bậc con cái lại dành ghế trên thật chướng mắt. Tóm lại, kẻ đi mua, dù được ngụy trang bằng danh hiệu “ giám sinh” nhưng bản chất vô học hèn hạ vẫn bọc lộ trọn vẹn. Phần còn lại của đoạn tích , tả cảnh mua người thật hiếm có. Ở đây có kẻ mua người bán. Nhà thơ đã cực tả nỗi xót xanhu5c nhã của Kiều khi đem ra làm món hàng “ Nỗi mình …mặt dày” / “ Nỗi mình” là mối tình đối với Kim Trọng vẫn còn canh cánh. “ nỗi nhà” là việc cha, việc em bị hành hạ không thể không cứu. Hai nỗi đau chồng chéo đé nặng trong lòng. Cho nên mỗi bước đi của nàng làm rơi bao nhiêu hàng lệ : khóc cho mình , khóc cho tình, khóc cho cha và em. Ngoài nỗi đau và uất ức, Kiều còn có nỗi đau xót thẹn thùng. Một người con gái khuê các, nay ra chào khách, sao khỏi sượng súng xấu hổ. Nhà thơ dùng hình ảnh bông hoa với biện pháp ẩn dụ thật tái tình. Kiều ra với MGS ví như cành hoa đem ra ngoài sương gió. Cho nên “ ngại ngùng..” Vì sương gió làm cho hoa tàn hoa rụng. Vì tự ví mình là hoa nên Kiều nhìn hoa mà thấy thẹn, tự thấy mình không xứng với hoa. Đó là tình cảm là đạo đức cao đẹp, thầm kín của Kiều mà chỉ mình Kiều cảm thấy. Trong khi đó, thì bà mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng một đồ vật. Mụ vén tóc bắt tay cho khách xem; ép nàng làm thơ đánh đàn cho khách thấy mà không hề biết gì đến nỗi đau bên trong đang giày vò nàng :’ Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai” / Quả đúng là cảnh “ cành hoa đem bán cho phường lái buồn” hết sức đau xót. Khách xem xong hàng thì ngã giá “ cò kè…bốn trăm” / Giá mua bốn trăm là một con số không lớnmà người mua còn cò kè thêm bớt mất nhiều thời giờ. Từ đó người đọc cảm nhận được sự mua bán róng riết, chi li biết chừng nào! Câu thơ “ cò kè…hai” bộc lộ rõ nhất bản chất con buôn của MGS chứ không phải là người đi kiếm vợ lẽ, nàng hầu. Tính toán của hắn hoàn toàn đặt ở tiền, chứ không đặt ở người. Kết thúc cảnh mua bán là lời tổng kết chua chát của Nguyễn Du về sức mạnh của đồng tiền chi phối số phận con người: “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong” Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đạ vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện của MGS qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc đẹp tài năng và nhân phẩm của người phụ nữ. III/ KẾT BÀI: Đoạn thơ thật hay ; cạnh mua bán rất thật ; bộ mặt kẻ mua người bán cũng được khắc họa đậm nét ; phơi bày hết bản chất, địa vị , nỗi lòng của từng loại người. Đoạn thơ là tiếng khóc cho con người lương thiện, là một lời tố cáo công phẫn cháy bỏng.

Có thể bạn quan tâm

Ngoại khóa về Truyện Kiều

  • 32
  • 20
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Mỗi tác phẩm muốn thành công đều cần tới sự đắc dụng của nghệ thuật.Truyện kIỀU CŨNG VẬY. BÚT NHƯ MUỐN MÚA VÀ MỰC NHƯ MUỐN BAY Đó là nghệ thuật đã được thăng hoa của Truyện Kiều. Nghệ thuật ấy trước nhất được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, và việc sử dụng từ láy hết sức thuần thục, nhuần nhuyễn, điêu luyện của Nguyễn Du Cảnh vật đìu hiu, buồn bã, hoang sơ, các từ láy đầy tâm trạng trong đoạn thơ nói về Kiều gặp mả Đạm Tiên sau đây, đã lột tả được tâm trạng của Kiều trong ngày đầu tiên bước vào đời rất chi là trĩu nặng bất an, bồn chồn, lo lắng “Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước lần theo ngọn tiểu khê Nhìn theo phong cảnh bốn bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Có cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nấm đất bên đàng Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” Đoạn thơ như là lời dự báo cho Kiều và cho độc giả rằng: tương lai của Kiều sẽ chìm nổi lênh đênh. Cũng qua đoạn thơ này ta thấy Nguyễn Du bị ám ảnh rất nặng bởi “Tài mệnh tương đố”, và hay vận vào mình. Thì nàng KIều của Đại thi hào cũng vậy thôi, lúc nào cũng bồn chồn lo lắng, bất an, kể cả khi vui nhất, hạnh phúc nhất:”Bây giờ rõ mặt đôi ta, biết đâu rồi nữa lại là chiêm bao”;”Rồi đây bèo dạt mây tan, biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu”;” Đến bây giờ mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai” Cảnh vật và các từ láy trong đoạn thơ nói về Mã Giám Sinh rước Kiều rồi đẩy Kiều vào Lầu xanh, và việc Vương ông tiễn đưa con sau đây cũng nói lên được tâm trạng của Kiều. Kiều buồn, buồn lắm, ê chề lắm! Buồn đến nỗi cỏ cũng phải “rầu rầu” buồn theo, và sương cũng phải “đầm đầm” lệ sa cơ mà:”Trời hôm mây gió tối rầm, rầu rầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương”! Cuộc đời Kiều vì thế mà cũng “khấp khểnh” như vó câu, “gập ghềnh” như bánh xe vậy:Đoạn trường thay lúc phân kì, vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh” ! Gió cũng phải “đùng đùng” nổi giận vì thói tráo trở của Mã Giám Sinh cơ mà! Thì mới ngon ngọt hứa với Vương ông như vầy mà đã nuốt lời trốn chạy rồi:”Mai sau dù có thế nào, kìa gương nhựt nguyệt nọ dao quỷ thần; dùng đùng gió giục mây vần, một xe trong cõi hồng trần như bay”. Và từ “thăm thẳm”, từ“đăm đăm” trong câu sau đây, đã nói lên được sự xa cách mõi mòn thường trực chờ đợi,nhớ về gia đình trong lòng Kiều sau này. Và đó cũng là tâm trạng dự báo của Vương ông trong buổi tiễn đưa con Thủ pháp điệp từ ngữ của Đại thi hào cũng rất điêu luyện . Điệp từ ngữ trong đoạn thơ sau đây đã lột tả được nỗi lòng nôn nóng tìm Kiều của KimTrọng:”Hỏi ông ông mắc tụng đình, hỏi nàng nàng đã bán mình chuộc cha; hỏi nhà nhà đã dời xa; hỏi Vương Quan với Vương bà Thuý Vân,đều là sa sút khó khăn, may thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi”. Hỏi, hỏi, hỏi, liên tục, dồn dập, chứng tỏ Kim Trọng đang nóng lòng, sốt ruột đi tìm nà Kiều lắm! Thì đây:”Bao nhiêu của bấy nhiêu đàng, còn tôi tôi quyết tìm nàng mới thôi”;”Rắp mong treo ấn từ quan, mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua; dấn mình trong áng can qua, vào sinh ra tử lọ là thấy nhau”. Cũng do sức mạnh của điệp từ ngữ mà cơn ghen của Hoạn nương được đẩy lên đến tột cùng, hậm hực,” càng dập càng nồng”, và rất dữ dội:”Làm cho nhìn chẳng được nhau, làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên; làm cho trông thấy nhỡn tiền, cho người thăm ván bán thuyền biết tay; làm cho cho mệt cho mê, làm cho đau đớn ê chề cho coi; bắt khoan bắt nhặt đến lời, mắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay”! Thủ pháp tu từ thậm xưng, cường điệu cũng được Nguyễn Du khai thác, huy động triệt để. Vui mừng thì thật là tột đỉnh vui mừng trong hợp hoan thế này:”Xắn tay mở khoá động rào, rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai; mặt nhìn mặt càng thêm tươi, bên lời vạn phúc bên lời hàn huyên”( Kiều qua nhà Kim);”Một nhà sum họp trúc mai, càng sâu nghĩa biển càng dài tình sông; hương càng đượm lửa càng nồng, càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen”(Thúc Sinh đón Kiều về làm thiếp);”Huệ lan sực nức một nhà, từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa”(quan kết duyên cho Thúc và Kiều);”Cùng nhau trông mặt cả cười, dan tay về chốn trướng mai tự tình; vinh hoa bõ lúc phong trần, tình xuân càng lại thêm xuân một ngày”(Khi Từ Hải đã tìm được công danh rồi về với Kiều);”Nỗi mừng biết lấy gì cân, lời tan hợp chuyện xa gần thiếu đâu“(Kiều gặp lại gia đình);”Lời tan hợp nỗi hàn huyên, chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng”(Thúc Sinh về với Hoạn nương). Cái buồn và ê chề thì cũng thật là buồn và ê chề tận đáy thâm sâu thế này:”Thẫn thờ gió trúc mưa mai, ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân; ôm lòng đòi đoạn xa gần, chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau; Thiếp như con én lạc đàn, phải cung rày đã sợ làn cây cong; cùng đường dù tính chữ tòng, biết người biết mặt biết lòng làm sao” . Và cái khóc của Kim Trọng cũng thật là ghê gớm quá thế này:”vật mình vẫy gió tuôn mưa, dầm dề giọt ngọc thẫ thờ hồn mai“. Biện pháp thậm xưng, cường điệu có tác dụng gây ấn tượng mạnh, làm tăng sức gợi tình gợi cảm chính là vì vậy ! Cánh xây dựng nhân vật của Đại thi hào rất toàn điện, nên hình dung và đánh giá về nhân vật cũng rất toàn diện, khách quan. Ông xây dựng nhân vật Kiều qua việc tả: chân dung, nội tâm, lời nói, việc làm, và qua đánh giá của tác giả, cũng như qua đánh giá của các nhân vật khác. Bởi vậy, con người của Kiều rất toàn diện như vầy:”Những người hiếu nghĩa xưa nay, trời làm chi đến lâu ngày càng thương; người sao hiếu nghĩa đủ đàng, kiếp sao chọn những đoạn tràng thế thôi“(nhận xét của Vãi Giác Duyên);”Thuý kiều sắc sảo khôn ngoan, vô duyên là phận hồng nhan đã đành; lại mang lấy một chữ tình, khư khư mình buộc lấy mình vào trong; xét trong duyên nghiệp Thuý Kiều, mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm; lấy tình thâm trả nghĩa thâm, bán mình đã động hiếu tâm đến trời” (nhận xét của Sư Tam Hợp);”Chị sao phận mỏng đức dày, kiếp xưa đã vậy đời này dễ ai; tâm thành đã thấu đến trời, bán mình là hiếu cứu người là nhân; một niềm vì nước vì dân, âm công cất một đồng cân đã già”(đánh giá của Đạm Tiên);”Thuý Kiều tài sắc ai bì, có nghề đàn lại giỏi nghề văn thơ; kiên trinh chẳng phải gan vừa, liều mình thế ấy phải lừa thế kia; thoắt buôn về thoắt bán đi, mây trôi bèo nỗi thiếu gì là nơi”(nhận xét của lại già họ Đô);”Thương vì hạnh trọng vì tài, Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba”(Thúc ông thấy về Kiều);”Liền tay trao lại Thúc Sinh, rằng tài nên trọng và tình nên thương; ví chăng có số giàu sang, tài này dẫu cất nhà vàng cũng nên”(Hoạn Thư thấy về Kiều);”Như nàng lấy hiếu làm trinh, bụi nào cho đục được mình ấy vay”(Kim Trọng nhận xét về Kiều);”Quản gia có một mụ nào, thấy người thấy nết ra vào mà thương”(Mụ quản gia thấy Kiều). . . Thủ pháp đối lập cũng được Nguyễn Du khai thác và sử dụng thành công khi xây dựng các nhân vật Mã Giám Sin, Sở Khanh và Bạc Hạnh như vầy: Một chàng vừa trạc thanh xuân Hình dong chải chuốt áo khăn dịu dàng Nghĩ rằng cũng mạch thư hương Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh. . . Than ôi sắc nước hương trời Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây Giá đành trong nguyệt trên mây Sao hoa hoa khéo đoạ đày bấy hoa Tức gan riêng giận trời già Lòng này ai thấu cho ta hỡi lòng Thuyền quyên ví biết anh hùng Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi. . . Rằng ta có ngựa truy phong Có người dưới trướng vốn dòng kiện nhi. . .. Dầu khi gió kép mưa đơn Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì. . . Thế nhưng: Tiếng gà xao xác gáy mau Phía sau đã thấy người đâu dậy dàng Nàng càng thổn thức gan vàng Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào. . . Còn đang suy trước nghĩ sau Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào Sở Khanh lên tiếng rêu rao Nghe đồn rằng có con nào ở đây Phao cho quyến gió rủ mây Hãy làm cho biết mặt này là ai. . . ************************** Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. . . Mai sau dầu có thế nào Kìa gương nhựt nguyệt nọ dao quỷ thần. . . Thế nhưng: Ghế trên ngồi tót sổ sàng Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra. . . Về đây nước trước bẻ hoa Vương tôn quý khách ắt là đua nhau Hẳn ba trăm lạng kém đâu Trước là vừa vốn về sau thì lời Miếng ngon kế đến tận nơi Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham. . . *************************** Này chàng Bạc Hạnh cháu bà Người trong thân thích ruột rà chẳng ai Cửa nhà buôn bán Châu Thai Thật thà có một đơn sai chẳng hề. . . . Bạc Sinh quỳ xuống vội vàng Quá lời nguyện hết Thành Hoàng Thổ Công Thế nhưng: Thuyền vừa đỗ bến thảnh thơi Bạc Sinh lên trước tìm nơi mọi ngày Và nữa, ở Truyện Kiều Nguyễn Du tiếp thu, kế thừa, vận dụng tục ngữ-ca dao-dân ca và tinh hoa của thơ Đường rất hợp đạt:”Vầng trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”(ca dao có câu như vầy:”Vầng trăng ai xẻ làm đôi, đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng);”Sinh rằng từ thuở tương tri, lòng riêng riêng những nặng vì nước non; trăm năm tính cuộc vuông tròn, phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”(Trong ca dao có câu như thế này:”Làm người phải đắn phải đo, phải cân nặng nhẹ phải dò nông sâu);”Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”(Trong ca dao và trong thơ Đường có những câu như vầy:”Xuân tàn đáo tử ti phương hận”;”Con tằm đến thác tơ còn vướng, ngọn nến chưa tàn lệ vẫn sa”) Bút pháp điển cố, ước lệ-tượng trưng cũng rất dào dạt trong Truyện Kiều. Nhưng nó không phải là nghệ thuật đặc sắc của Truyện Kiều, vì xu thế chung về nghệ thuật của thơ văn Trung dại là thế! Điển cố thì làm cho thơ văn hàm súc, cô đọng hơn, chẳng hạn như:”Tình cờ chẳng hẹn mà nên, mạt cua mướp đắng hai bên một phường”(nói về tích lừa đảo gặp lừa đảo, bịp bợm gặp bịp bợm);”Sinh rằng. . ., mà lòng lại nhớ đến Bình Nguyên Quân”(nhớ đến tích con người có lòng hào hiệp);”Dâng thư nđã thẹn nàng Oanh, lại thua ả Lý bán mình hay sao”(nhớ đến tích nàng Thôi Oanh Oanh và nàng Lý có đức trung hiếu vẹn toàn);”Sinh rằng nổi tiếng cầm đài, nước non luống những lắng tai Chung Kỳ”(nhớ đến tích bạn tri âm giữa Chung Tử Kỳ và Bá Nha) Dại diện cho cái đẹp, cho giá trị, phẩm chất theo ước lệ-tượng trưng trong thơ văn Trung đại và trong Truyện Kiều thường là:tùng, cúc, trúc, mai, cọp gió, rồng, mây, xuân, huyên, . . .:”Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân, tuyết sương che chở cho thân cát đằng;Sen tàn cúc lại nở hoa, sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân;Mượn điều trúc viện thừa lương, dem về hãy dấu tạm nàng một nơi; Vật mình vẫy gió tuôn mưa, dầm dề giọt ngọc thẩn thờ hồn mai; Trai anh hùng gái thuyền quyên, phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng; Xót thay xuân cỗi huyên già, tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi”; . .. Và đại diện cho cái ác, cái xấu thường là:đứa, gã, bọn, hùm sói,. . .:”Nào ngờ gã Mã Giám Sinh, vốn là một đứa phong tình đã quen; Còn đang suy trước nghĩ sau, mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào;Sở Khanh lên tiếng rêu rao, nghe đồn rằng có con nào ở đây;Gữa vòng gươm dựng giáo trần, kề lưng hùm sói làm trhân tôi đòi; . ..” Hoà quyện hài hoà với thể thơ Lục bát, Truyện Kiều cứ nghe êm êm, ngân nga ngân nga, du dương du dương, lắng sâu lắng sâu trong lòng mãi mãi, và như thấy bút đang muốn múa và mực đang muốn bay chính là vì vậy!

Có thể bạn quan tâm

Van 9-Ngoai khoa ve Truyen Kieu

  • 89
  • 22
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

ẢNH VỀ TRUYỆN KIỀU

  • 8
  • 28
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Tranh ảnh về Truyện Kiều - Nguyễn Du

  • 11
  • 84
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

thuyết minh về truyện kiều và tác gia nguyễn du

  • 3
  • 3
  • 22
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Trương Tửu - Từ bài báo đầu tay đến các công trình nghiên cứu về "Truyện Kiều" docx

  • 7
  • 0
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

MỘT SỐ ĐỀ BÀI VỀ TRUYỆN KIỀU VÀ DÀN Ý HƯỚNG DẪN

  • 16
  • 142
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Ôn tập về Truyện Kiều (Nguyễn Du)

  • 23
  • 160
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”