0

{NEW} Văn mẫu lớp 9

Cập nhật: 28/04/2024

{NEW} Văn mẫu lớp 9

Có thể bạn quan tâm

Một số bài văn mẫu lớp 9 (htc2.sky.vn)

  • 10
  • 1
  • 8
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Suy nghĩ của em về “Nói với con” của Y Phương.

Dàn ý:

1)Mở bài:
-Y Phương là người dân tộc Tày tình Cao Bằng. Thơ của ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
-Tác phẩm “Nói với con” được in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1985.
-Lời thơ giàu hình ảnh gowijc ảm.
-Thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng, cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.
2)Thân bài:
-Bài thơ có 28 câu thơ tự do, câu ngắn nhất 2 chữ, dài nhất 10 chữ; phần nhiều là những câu thơ 4,5 chữ; lại có câu thơ cất lên như một khẩu ngữ nhưng rất đậm đà, thấm đẫm tình cha. Lời thơ có cách biểu cảm chân tình, mộc mạc.
-Mở đầu bài thơ là một khung cảnh ấm áp của một gia đình hạnh phúc, tràn đầy niềm vui: “Chân phải…tiếng cười”
-Hiện lên trước mắt ta là một em bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói.Lúc thì sà vào lòng mẹ, khi lại níu lấy tay cho. Trong đoạn thơ, từ “bước” được nhắc đến nhiều lần, hình thức điệp ngữ như thể nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật bức tranh của một gia đình hạnh phúc : đôi vợ chồng trẻ và đứa con thơ đầu lòng.
-Tràn ngập những vần thơ là tình yêu thương con, là niềm tự hào đối với quê hương, xứ sở: “Người đồng mình…tấm lòng”
-“Đan lời” để đánh cá, đó là dụng cụ của người dân miền núi. Dưới bàn tay của người tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre đã trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà còn được ken bởi “câu hát”. Rừng đâu chỉ cho nhiều gỗ quí, cho măng, cho lâm snar quí mà còn “cho hoa”. Con đường đâu chỉ đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn “cho những tấm lòng” nhân hậu bao dung, đó là con đường tình nghĩa. Tất cả những điều đó là những hình ảnh đẹp, con trưởng thành trong cuộc sống lao động vui tươi trong tình cảm của quê hương gắn bó.
-Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ nghĩ về cội nguồn của hạnh phúc:
“Cha mẹ….trên đời”
-Trong bao gian khổ, khó khăn thử thách, bao niềm vui nỗi buồn của cuộc đời, trải dài theo năm tháng, bà con quê hương mình “người đồng mình” đã rèn luyện, đã hun đúc ý chí:
“Cao đo….chí lớn”
-Câu thơ có 4 chữ đúc kết một thái độ, một phương châm ứng xử cao quí. Các từ ngữ: “cao đo”, “xa nuôi” đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người VN.
-Cha nói với con cũng là dạy cho con bài học đạo lí làm người. Quê hương sau những năm chiến tranh chưa giàu đẹp nên con phải biết gắn bó với quê hương; phải lao động siêng năng, cần cù, sáng tạo để xây dựng. “kê cao quê hương”:
“Dẫu làm sao….không lo cực nhọc”
-Đoạn thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những thành ngữ dân gian, điệp ngữ “sống” ba lền vang lên đã khẳng định một tầm thế, một bản lĩnh, một dáng đứng, điều mà cha “vẫn muốn” và hy vọng ở con.
-Để phản ánh bản chất giản dị, mộc mạc của người dân quên chân lấm tay bùn quanh năm. Với cách nói cụ thể, hình ảnh cụ thể, tác giả đã khẳng định và ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị chất phác thật thà:
“Người đồng mình…..làm phong tục”
-Lời cuối “Nói với con” càng trở nên tha thiết. Cha nhắc nhở con khi lên đường không bao giờ được sống tầm thuonwfg, nhỏ bé trước thiên hạ. Phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của người dân lao động:
“Con ơi tuy…..nghe con”
-Gợi lên trước mắt ta một không khí gia đình ấm áp tình cha con. Chính lời khuyên của cha là một niềm tin, một hành tranh vững chắc để con bước vào đời.
3)Kết bài:
-Nghệ thuật: bài thơ có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lời thơ tự nhiên. Nhan đề bài thơ bình dị, lời thơ và chất thơ rất hồn nhiên. Những yếu tố đó đã cho bạn đọc thấy được tình cảm cha con thật thắm thiết, sâu đậm và đặc biệt là niềm tự hào đv truyền thống của quê hương.
-Liên hệ bản thân

Bài làm (trích từ “tài liệu ôn thi vào 10”)

Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc tày, sinh 1948 quê ở huyện Trung Khánh tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ của ông phản ánh tâm hồn chân thực, mạnh mẽ, trong sáng cùng cách tư duy giàu hình ảnh của người dân miền núi. Lòng yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đàng và ngày càng phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, của quê huonwg vốn là một tình cảm cao quý của con người VN từ bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng nằm trong mạch nguồn cảm hứng ấy:
“Chân phải bước tới cha
…..
Nghe con”
Bài thơ đã mượn lời người cha tâm tình với con đẻ nhắc nhở về cuội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Qua đó, bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương mình.
Bài thơ có bộ cục 2 phần: phần 1 từ dầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”, con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống cần lao của quê huonwg. Phần còn lại là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc và truyền thống tốt đẹp của quê hương, niềm mong ước thiết tha các con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. với bố cục như vậy, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mwor rộng, nâng cao thành tình cảm quê hương đất nước. Từ những kỉ niệm gần gũi gắn bó với mỗi con người mà nâng lên thành lẽ sống chung. Chủ đề của bài thơ được tác giả dẫ dắt và thể hiện rất tự nhiên; tuy đậm chất riêng tư nhưng có ý nghĩa khái quát. Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là vô hạn. Các con lớn lên từng ngày trong tình cảm thiêng liêng ấy. Ở 4 câu thơ đầu, bằng những hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà nhà thơ đã tạo nên một không khí gia đình ấm áp, quấn quýt:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mạ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Từng bước của con, từng tiếng nói, từng tiếng cười đều được cha mẹ chi chút mừng vui đón nhận. Đứa con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự nâng đón và chờ mong của cha mẹ.
Không chỉ có vậy mà đứa con còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên mơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Câu thơ bật thốt từ tráng tim nghĩa nặng, tình sâu:
“ Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng bào dân tộc được nhà thơ miêu tả qua các hình ảnh thật đẹp: “đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài” “ken” vừa miêu rả cụ thể công việc lao động, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt của con người quê hương.
Rừng núi cũng thật mơ mộng và nghĩa tình: “Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng”
Thiên nhiên đã cho chở cho con người cả về tâm hồn lẫn lối sống. Rừng đâu chỉ cho gỗ quí mà còn “cho hoa”. Con đường đây chỉ để đi ngược về xuôi mà còn “cho những tấm lòng”, đó là con đường tình nghĩa. Với Y Phương, con đường mà anh nói là hình bóng thân thuộc của quê huonwg và còn là con đường để đưa con đến mọi chân trời.
Cha tự hào về người đồng mình, sống vất vả và mạnh mẽ, phóng khoáng và gắn bó sâu nặng với quê hương dẫu có cực nhọc, đói nghèo. Người cha mong con thủy chung với quê hương, biết chấp nhập và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí, niềm tin vững chắc:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, nghị lực. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tôm hồn, về khí phách. Họ mong ước xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp. Chính những con người ấy bằng sự lao động cần cù đã tạo nên những phong tục tốt đẹp của dân tộc và quê hương:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Người cha mong ước con phải biết ơn và tự hào về dân tộc mình, quê hương mình để đủ tự tin, sức mạnh vững bước trên đường đời:
“Con ơi, tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé
Nghe con”
Bài thơ có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dăt tự nhiên, giọng điệu thiết tha trìu mến thể hiện rõ nhất ở các câu thơ mang ngữ điệu cảm thán:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi”
“Người đồng mình thương lắm con ơi”
ở những lời tâm tình, dặn dò tha thiết: “dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”; “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”; “con ơi tuy thô sơ da thịt”; “lên đường” “không bao giờ nhỏ bé được” “nghe con”. Tác giả đã xây dựng thành công hình tượng thơ cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc và giàu chất thơ, mang đậm sắc thái hồn nhiên gợi cảm, chân thực của thơ ca miền núi.
Nói tóm lại, “Nói với con” của Y Phương đã thể hiện được điều tâm huyết nhất của người cha muốn truyền lại cho con. Đó là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bì với truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời. Qua bài thơ, ta còn cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái nói chung và tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

Mot so bai van mau lop 9

  • 11
  • 796
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

1)Mở bài:
- Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Sau cách mạng, thơ Huy Cận chủ yếu ca ngợi cuộc sống mới, con người mới. Ông đã từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng và là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại.
-Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” viết vào năm 1958 khi tác giả có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng nam.
-Nghệ thuật: bài thơ có nhiều hình ảnh liên tưởng tưởng tượng phong phú.
-Nội dung: bài thơ ca ngợi biển quê hương giàu đẹp, ngợi ca tinh thần phấn khởi, hăng say lao động của con người mới, xây dựng cuộc sống mới. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống.
2)Thân bài:
a)Mở đầu bài thơ, tác giả tái hiện cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

-Một khối lửa khổng lồ từ từ lặng xuống biển khơi hắt lên những tia nắng cuois cùng tạo nên một ánh chiều hoàng hôn trên biển vừa lãng mạn, vừa tràn đầy sức sống.
-Hình ảnh nhân hóa: “Sóng đã cài then đêm sập cửa”, vũ trụ như ngôi nhà lớn mà màng đêm là cáh cửa, làn sóng là những then cài.
-Cả hai câu thơ đầu là màng đêm xuống, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh. Biển cả trở nên bí hiểm, mênh mông đầy thách thức.
-Đối lập với không gian ấy là cảnh “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơ” gợi tả cuộc sống khẩn trương không có thời gian nghỉ ngơi của người dân chài.
-Từ “đoàn thuyền đánh cá” và từ “lại” gợi tả một công việc được lặp đi lặp lại thường nhật, nhịp điệu lao động của người dân chài ổn định, đi vào nề nếp hòa bình.
-Hình ảnh thơ lãng mạn “Câu hát căng buồm” thể hiện những niềm phấn khởi, hăm hở, hăng say của người dánh cá.
Như vậy, người dân chài ra khơi đánh cá nhờ buồm của gió và buồm của lòng người. Câu hát và gió là lực căng cánh buồm đẩy thuyền ra khơi xa, băng băng trên sóng nước. Thiên nhiên và con người hòa vào nhau.

b)Khổ thơ thứ hai là hình ảnh so sánh, ẩn dụ “như đoàn thoi” “cá bạc” “dệt biển” “dệt lưới”, đó là một liên tưởng phong phú. Nội dung lời hát ca ngợi, gởi bắm khao khát bắt được nhiều cá, lời hát như lời mời gọi cá vào lưới thân thiết, mời gọi mọi người bắt tay vào lao động:
“Hát rằng……
……….đoàn cá ơi!”
c)Ở khổ thơ thứ ba, tác giả sử dụng hình ảnh thơ kì vĩ, khoáng đạt, đầy chất thơ. Gợi tả đoàn thuyền ra đi có gió làm lái, có trăng làm buồm, khi lướt gió vào đại dương, khi chạm vào mây trời. Chứng tỏ thiên nhiên và con người như hòa quyện vào nhau tạo nên một vẻ đẹp thần tiên.
-Hình ảnh “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” và “dàn đang thế trận “ cho ta thấy con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển cả, tự tin khai thác tiềm năng của biển cả:
“Thuyền ta ……….vây giăng”
d)Khổ thơ thứ tư tiếp tục vẽ nên cảnh biển đẹp, biển giàu. Bằng biện pháp liệt kê và điệp ngữ , khổ thơ gợi lên một sự phong phú đa dạng giàu có và nhiều chủng loại của sản vật.
-Hình ảnh thơ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Cá song có vẩy đen, vẩy hồng lượn mình uyển chuyển dưới ánh trăng như một ngọn đuốc lung linh đầy màu sắc. Đuôi cá quẫy vào ánh trăng tạo nên một vẻ đẹp huyền diệu.
-Hình ảnh nhân hóa “đêm thở sao lùa”, tiếng sóng vỗ rì rào và nhịp thủy triều lên xuống là nhịp thở đêm của biển cả. Sao phản chiếu xuống mặt nước, từng đợt được sóng lùa, xô vào bãi cát:
“Cá nhụ………Hạ Long”
e)Khổ thơ thứ năm là lời hát gợi tả công việc đánh bắt cá vất vả mà thi vị của người dân chài và lời ca ngợi biển quê hương:
“Ta hát bài ca ……..buổi nào”
-Biện pháp điệp ngữ :”ta” được lặp lại gợi lên niềm lạc quan phấn khởi hăng say lao động, hình ảnh thơ lãng mạn, giàu sức liên tưởng: “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
-Câu thơ diễn tả vầng trăng in bóng xuống biển, ánh trăng tan ra theo nhịp sóng vỗ vào mạn thuyền như thể trăng đã gõ nhịp đuổi cá vào lưới. Công việc dù là vát vả thế nhưng những người đánh cá vẫn thấy vui
-Hình ảnh so sánh: biển như lòng mẹ Tác giả cho người đọc thấy rằng biển bao dung độ lượng, nhân hậu, nuôi sống con người, đem lại hạnh phúc ấm no cho họ như lòng mẹ bao la.
-Lời hát ngợi ca biển quê hương, thể hiện tình yêu biển, lòng biết ơn biển, tự hào vè sự giàu đẹp của biển cả.
f)Khổ thơ thứ sáu tiếp tục tái hiện hình ảnh người lao động và thành quả lao động của họ:
“Sao mờ kéo lưới………..đón nắng hồng”
-Hình ảnh sao mờ gợi tả thời gian lúc gần sáng.
-Cụm từ “kéo lưới” “kịp trời sáng” cho thấy người lao động làm việc khẩn trương nhiệt tình, hăng say.
-Hình ảnh “kéo xoăn tay” đặc tả vẻ đẹp người lao động, cánh tay rắn chắc, bắp thịt cuồn cuộn nỏi lên, bức tranh ngư dân đầy sức sống , vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động mới.
-Hình ảnh tả thực, ẩn dụ, tượng trưng: “chùm cá nặng” là mẻ cá đầy lưới, một mùa cá bội thu, thành quả lao động tốt đẹp.
-“Vẩy bạc đuôi càng”, đó là màu sắc cá dưới rạng đông tuyệt đẹp, cá có giá trị to lớn như bạc (ở đây là giá trị vật chất).
g)Sau cùng là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
“Câu hát …….dặm phơi”
-Điệp khúc “câu hát căng buồm” được lặp lại chẳng khác nào một khúc ca khải hoàn của người chiến thắng, chiến thắng của con người trước thiên nhiên kì vĩ. Người đánh cá ra đi với niềm phấn khởi hào hứng, xong lại trờ về cùng với tinh thần hăm hở ấy.
-Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” là một sự chạy đua của con người cùng thời gian.
-Hai câu thơ cuối là hình ảnh gợi cảm, một ngày mới đang lên, một ngày mới bắt đầu  Cuộc sống mới hạnh phúc.
-Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” : đó là cảnh bội thu, được mùa và cũng là cảnh sống ấm no, hạnh phúc của người dân chài.

3)Kết bài:
-Với bút pháp lãng mạn bay bổng, bài thơ có nhiều sáng tạo độc đáo, âm hưởng thơ khỏe khoắn, nhà thơ Huy Cận đã viết nên một bài ca ca ngợi cuộc sống mới, con người mới; là một bức tranh thiên nhiên đẹp, tráng lệ hài hòa với con người lao động.
Đó chính là niềm tự hào, niềm vui về cuộc sống mới trên Tổ quốc, quê hương thời kì miền Bắc xây dựng CNXH
-Rút ra bài học. [..]

Có thể bạn quan tâm

Bài văn mẫu lớp 5

  • 7
  • 264
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Phân tích: bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài làm:

1)Mở bài:
-Phạm Tiến Duật quê ở tỉnh Phú Thọ.
-Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên tinh nghịch và sâu sắc, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
-“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” viết vào năm 1969, trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”
-Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, song nổi bật nhất là giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ. Từ đó, khắc họa hình ảnh sáng tạo độc đáo những chiếc xe không kính và làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm vào thời kì chống Mĩ.
2)Thân bài:
a)Hình ảnh những chiếc xe không kính
-Câu thơ mở đầu gần với văn xuôi, có tính chất như một lời giải thích:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
-Nguyễn nhân kính vỡ: “bom giật bom rung”
-Với nghệ thuật điệp ngữ, nhịp thơ 2/2/4, gợi lên không khí ác liệt của chiến trường.
-Bom đạn của chiến tranh làm cho chiếc xa biến dạng, trần trụi hơn: “Không có kính…có xước”
Đây là một hình ảnh thực, giọng thơ thản nhiên nhằm gây sự chú ý về vẻ khác lạ của chiếc xe. Trong quân sự, không có kính chắn gió không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàn và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
b)Từ hình ảnh những chiếc xe không kính, nhà thơ đã làm nỏi bật những phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ.
-“Ung dung…..nhìn thẳng”
-Biện pháp đảo ngữ, điệp ngữ, từ láy “ung dung” đã làm nổi bật tư thế hiên ngang, dũng cảm.
-Từ “nhìn” lặp lại nhiều lần. Lúc đó, các chiến sĩ đang quan sát đường đi và quan sát máy bay, nhìn thẳng vào nhiệm vụ, vào mục đích chiến đấu. Điều đó chứng tỏ các anh rất tự tin, quyết tâm vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của mình
-Xe không kính, người lính phải trực tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài: “Không có kính…”
-“Gió” “mắt đắng” do thiếu ngủ và do ảnh hưởng của gió làm cho mắt của người chiến sĩ bị ảnh hưởng nhưng họ vẫn cảm nhận được tốc độ lao nhanh của xe “chạy thẳng vào tim”. Câu thơ cho ta thấy con đường thực trước mắt được tác giả nâng lên thành con đường lí tưởng, con đường cách mạng, con đường ở trong tim.
-Ngày cũng như đêm, thiên nhiên luôn ở sát bên các anh, làm bạn giúp các anh có thêm niềm vui, quên đi nỗi khó khăn vất vả.
-Đối diện với khó khăn, nguy hiểm càng ngời sáng những phẩm chất cao đẹp của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
“Không có kính….như người già”
“ Không có kính….như ngoài trời”
-Những câu thơ trên có cấu trúc lặp thể hiện được giọng điệu tự tin pha chút ngang tàn, thái độ bất chấp, phớt lờ khó khăn, coi thường nguy hiểm.
-Dù hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng tinh thần đấu tranh của các anh vẫn vững vàng, không hề lay chuyển:
“Chưa cần rửa…cười ha ha”
“Chưa cần thay….khô mau thôi”
-Câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan, trẻ trung, sôi nổi
-Nhịp thơ lắng lại, người chiến sĩ đang nói về đồng đội cũng như đang tự nói với chính mình:
“Những chiếc xe…..vỡ đi rồi”
-Cụm từ “từ trong bom rơi” là hình ảnh những chiếc xe từ trong ác liệt, từ trong chiến tranh, từ trong cái chết trở về. Chính vì thế, cái “bắt tay qua cửa kính” càng đầy ý nghĩa: thắm tình đồng đội, chia sẻ gian lao.
-Tiểu đội lái xe đã hợp thành một gia đình. Tiêu chuẩn của gia đình lái xe thật ngộ nghĩnh mà cũng thật đáng yên: chỉ cần ăn với nhau một bát cơm, chung nhau đôi đũa; họ đã là người một nhà
“Bếp Hoàng Cầm….xanh thêm”
-Cuộc sống chiến đấu thiếu thốn, gian khổ nên mọi thứ đều tạm bợ từ cái ăn đến cái ngả lưng; nhưng cách nhiền, cách nghĩ thì vô cùng lạc quan sâu sắc.
-Điệp ngữ “lại đi” diễn tả những người lính vẫn tiếp tục nhiệm vụ, tiếp tục chiens đấu để “trời xanh thêm”, để đất nước được hòa bình thống nhất.
-Khổ thơ cuối cùng có kết cấu đối lệp giữa cái không và cái có”
“Không có kính…. Trái tim”
-Xe không kính….từ “không” được nhắc lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự biến dạng trần trụi của xa đồng thời cũng cho thấy sự gắn bó của câu thớ với lời ăn tiếng nói đời thường; xe vẫn chạy chỉ cần trong xe có một trái tim. Đó là trái tim của một con người, quyết chiến đấu vì mục đích cao cả: giải phón miền nam thân yêu. Đó là một lí tưởng chiến đấu cao đẹp của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ.
3)Kết bài:
- Hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu thơ nghịch ngơm, ngang tàn tàn. Chất thơ được tỏa ra từ thực tế cuộc chiến đấu từ niềm vui sống của con người thời đại , đã khắc họa đậm nét hình ảnh những chiếc xe không kính và những phẩm chất cao đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Những bài văn mẫu lớp 6

  • 91
  • 1
  • 12
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”


Đã từ lâu, danh từ "bộ đội Cụ Hồ" trở thành tên goi thân thương nhất của nhân dân dành cho người chiến sĩ. Viết về người lính trong những năm đầu kháng chiến chông Pháp, thơ ca CMVN có cả 1 đội ngũ các cây bút hùng hậu. Chính Hữu là 1 trong số đó, và bài thơ "Đồng Chí" của ông có một chỗ đứng danh dự. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ mộc mạc, bình dị mà cao cả, thiêng liêng.

Những con người cao quý ấy, những anh bộ đội ấy đều xuất thân từ vùng quê nghèo trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu.

"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
Hình ảnh "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" cho chúng ta thấy quê nghèo của những người nông dân mặc áo lính. Từ miền đồng chim ven biển, đến vùng trung du miền núi cằn cỗi, bạc màu, họ lên đường và trở thành những người lính. Mượn thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn người trai cày ra trận, hết sức mộc mạc, chân chất

Những chàng trai ấy- những con người đã sẵn sàng bỏ lại những gì thân thiết nhất của cuộc sống người nông dân để lên đường vì nghĩa lớn.
"Ruộg nương anh gửi bạn thân cày
gian nhà không mặc kệ gió lung lay"Đối với người nông dân, ruộng nương là quan trọng nhất, nhưng cái quan trọng nhất ấy lại đành nhờ bạn thân làm hộ. Gian nhà- tổ ấm cũng đành chịu hi sinh. Cái hay trong cách viết là sự lựa chọn từ ngữ của Chính Hữu" "gian nhà không". Đó là gian nhà không có gì, là nghèo, là thiếu thốn. "mặc kệ gió lung lay" : Căn nhà không còn cách nào khác chống chọi với thiên nhiên, nó như cũng đã quá mệt mỏi, kiệt sức, cũ kỹ như bao túp nhà làng quê thời ấy..."Mặc kệ" có nghĩa là bỏ tất cả, để lại. không quan tâm. Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Chàng trai cày vốn đã gắn bó máu thịt với mảnh ruộng nhà mình, mái nhà tranh nghèo của mình, từ bao đời ít ra khỏi lũy tre xanh, ra khỏi cổng làng. THế mà nay dứt áo ra đi, đến những phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, đạn bom nguy hiểm. Điều đó hẳn phải xuất phát từ những tình cảm lớn lao, những quan tâm mãnh liệt. Đó là đi đánh giặc, cứu nước, là đấu tranh vì độc lập cho Quê hương. Tình cảm lớn, tình cảm cộng đồng đã chiến thắng tình cảm bé nhỏ, riêng tư. Người lình từ bỏ tất cả những gì thân thuộc nhất gắn bó với bình để:
" Vì độc lập, tự do. núi sông hùng vĩ
Vì thiêng liêng giá trị con người
VÌ muôn đời hoa lá xanh tươi"
(Tố Hữu)
Rời làng quê ra đi, những người lính nông dân ấy vẫn nặng lòng với quê nhà thân yêu: "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Giếng nước, gốc đa là hình ảnh thân thương của làng quê được nói rất nhiều trong ca dao xưa, được Chính Hữu vận dụng đưa vào thơ rất đậm đà, nói ít, gợi nhiều, thấm thía. Giếng nước là nơi dân làng gặp gỡ khi sáng, khi chiều. Gốc đa là nơi dân làng nghỉ ngơi những khi trưa nắng. Nhưng giếng nước gốc đa cũng là nơi hò hẹn lứa đôi. Giếng nước, gốc đa đã được nhân hóa đang ngày đêm dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận hay người lính vẫn đêm ngày ôm ấp hình ảnh quê hương. Có cả 2 nỗi nhớ ở 2 phía chân trời nhưng người lính không nói mình nhớ. Chỉ nói ai khác nhớ. Đó cũng là cách tự mình vượt lên mình, những dòng thơ nén tình riêng vì sự nghiệp chung bằng những lời ý nhị không một chút ồn ào. Người lính trong thơ Tố Hữu cũng từng có nỗi nhớ này:
"Ai về thăm mệ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn"Đau đáu một nỗi niềm quê hương, các anh nắm chặt tay súng chờ ngày giải phóng.

Những người lính cách mạng phải trải qua những gian khổ, thiếu thốn tột cùng. Đó là đói rét, bệnh tật, những cơn sốt rét rừng, tranng phục phong phanh giữa mùa đông gia rét. "áo rách", "quần vá", "chân không giày".... Anh bộ đội hồi đầu kháng chiến chồng Pháp gặp gỡ với thời kì chồng Mỹ ở sự gian lao. thiếu thốn tột cùng của cuộc đời quân ngũ. Trong thơ Phạm Tiến Duật là :
" Không có kính ừ thì có bụi
bụi phun tóc trắng như người già"
..."không có kính từ thì ướt áo
mưa tuôn mưa xối như ngoài trời..."
Trong thơ Tố Hữu là:

" Ngày đi vắt với sương
Ngó bung, xôi hạt, nước lưng bương
Đêm mưa rình giặc tai thao thức
Mùa lại mùa qua rét nhức xương"
Hay: "Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ".....
Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, keo sơn. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, từ mọi miền quê nghèo, la, lũ, họ về sống với nhau trong đội quân Cách mạng và trở thành bạn tri kỉ của nhau, trở thành đồng chí của nhau. Gian khổ cùng chia sẻ, chiến đấu sát cánh bên nhau. Thiếu thốn càng làm các anh thương yêu nhau hơn, bệnh tật làm cho các anh cảm thông với nhau hơn. Họ sống với nhau trong tình yêu thương, đùm bọc:
"thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Họ thương yêu mộc mạc, chân thành, không ồn ào nhưng thấm thía. Bàn tay giao cảm thay cho lời nói. Bàn tay nói lời im lặng của sự đoàn kết, gắn bó, cảm thông và cả sự hứa hẹn lập công. Bàn tay nói được những gì khó nói thành lời.

Có tình đồng chí đồng đội thắm thiết nghĩa tình, họ càng lạc quan, yêu đời. Trong gian khổ, thiếu thốn, trong rét buốt, người lính vẫn "miệng cười buốt giá". Đó là nụ cười trong giá lạnh vì quần áo phong phanh không chống cự được rét, mà cũng là nụ cười vượt lên trên buốt giá, nụ cười nhợt nhạt, xanh xao. Nhưng xanh xao mà vẫn cười, coi thường gian khổ. Miệng cười buốt giá thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của người lính.
Khép lại bài thơ là hình ảnh "đầu súng trăng treo". Đây là 1 hìh ảnh thơ mộng, lãng mạn, nói lên trong chiến đáu gian khổ, người lính vẫn yêu đời, tình đồng chí thêm keo sơn, gắn bó. Đó cũng là mơ ước về một ngày mai thanh bình cho đất nước. Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu thơ mộng của vầng trăng. Và đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng trong tâm hồn của mỗi người lính Cụ Hồ.

Hình tượng người lính trong bài thơ "đồng chí" kết tinh cho ý chí, sức mạnh của con người Việt Nam trong kháng chiến. Họ xuất thâm là những người nông dân nghèo khổ, lam lũ, gắn bó máu thịt với làng quê, ruộng vườn nhưng sẵn sàng từ bỏ tất cả để lên đường chiến đấu. Trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ họ vẫn lạc quan, yêu đời và gắn bó với nhau bởi tình đồng chí. Họ là những con người Việt Nam đẹp nhất.
Những chi tiết xây dựng nên hình tượng người lính đều được lấy từ cuộc sống kháng chiến hồi đó. Chính Hữu miêu tả rất chân thực, không hề tô vẽ, cường điệu. Vì đó đã được tác giả chọn lọc nên các hình ảnh vừa chân thực, vừa gợi cảm. Cách xây dựng hình tượng người lính của Chính Hữu đã góp phần mở ra một khuynh hướng mới về đề tài này. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp, phần lớn các tác phẩm viết về người lính thường chủ yếu khai thác cảm hứng lãng mạn với những hình ảnh mang tính chất ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu. Ngay trong bài thơ "ngày về" của Chính Hữu, hình ảnh người lính cũng được miêu tả theo cảm hứng lãng mạn:
" Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áng hào hoa"Phải đến bài "đồng chí", cảm hứng thơ mới hướng về khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị đời thường. Tác giả đã đưa vào bài thơ những hình ảnh miêu tả rất thật, không tô vẽ, cường điệu nhưng có sức gợi cảm lớn.

Rất hùng vĩ, rất cao đẹp nhưng cũng rất chân thực, bình dị và thân thương; Bức phù điêu về những người con Cách mạng thời kì đầu kháng chiến chống Pháp đã được tạc lên bằng những ngôn từ đẹp nhất của một tâm hồn thơ cao cả- hồn thơ Chính Hữu.

Có thể bạn quan tâm

TUYỂN TẬP CÁC BÀI VĂN MẪU LỚP 5 - RẤT THIẾT THỰC GIÁO VIÊN TH NÊN THAM KHẢO

  • 37
  • 420
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”


Viết đoạn văn phân tích ngắn gọn khổ thơ cuối trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Bài làm:

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là tiếng lòng của một đứa con miền nam thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Đến khi ra về, tâm hồn nàh thơ vẫn tràn đầy những xúc cảm:

“Mai về miền nam thương trào nướcmawts
Muốn là con chim hót quanh lăng Bác
Muốn là đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn là cây tre trung hiếu chốn này”

Chia tay Bác, rời khỏi lăng, nhà thơ bỗng dâng trào nỗi niềm tha thiết. Câu thơ như tiếng khóc bật lên từ trái tim Viễn Phương. Nước mắt ông trào ra- giọt nước mắt của sự thành kính, đau xót , bùi ngùi vương vấn không muốn rời xa. Bằng những chi tiết cụ thểm hình ảnh gợi cảm, điệp ngữ “muốn làm” được lặp lại nhiều lần, nhà thơ bày tỏ mong muốn được hóa thân thành những sự vật quanh lăng Bác để bảo vệ cho giấc ngủ của Người. Ông muốn trở thành một đóa hoa khoe sắc hương trong vạn sắc cả muôn loài hoa, được làm tiếng chim thánh thót trong bản hòa ca góp vui cho đời, làm cây tre thủy chung son sắt , mãi mãi bên người. Đoạn thơ là nỗi niềm mong ước, nguyện vọng của Viễn Phương được ở mãi bên bác. Những suy nghĩ ấy xuất phát từ lòng thành kính, xót thương vị lãnh tụ vĩ đại.

Trong bài thơ “Ánh trăng”, khổ thơ cuối Nguyễn Duy có viết:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 7 10 dòng) trình bày cảm nhận của em qua khổ thơ trên.
Bài làm:

Khai thác một khía cạnh khác của vẻ đẹp thiên nhiên, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao của đời lính, có ý nghĩ củng cố người đọc thái độ “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Chiều sâu thư tưởng mang tính triết lí của bài thơ được tập trung thể hiện ở khổ thơ cuối:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”

Dù cho người “vô tình”, lãng quên dửng dưng với quá khư, trăng vẫn “tròn vành vạnh”, trước sau vẫn tròn đẹp, sáng trong. Quá khứ nghĩa tình, vầng trăng “tri kỉ” ấy vẫn tràn đầy, thủy chung, đồng địu với con người. Ánh trăng “im phăng phắc” là im lặng như tờm không một tiếng động, không hề trách móc. Trăng là biểu tượng của tấm lòng bao dung độ lượng, sự cao thương trước sau như mọt, không đòi hỏi sự đền đáp. Trước cái “im phăng phắc” ấy, nhân vật trữ tình chợt “giật mình” ăn năn sám hối. Ánh trang đã soi chiếu giúp con người thức tỉnh, nhận ra được lỗi lầm, sự vô tình thờ ơ đáng trách của mình.

Về một tác phảm văn học nước ngoài, thường thì rơi vào câu 2đ : phân tích một nét gì đó trong tác phẩm:
Đoạn văn khái quát nhân vật Roobinxon:
Robinxon là một người phiêu lưu mạo hiểm, thích khám phá các miền đất lạ. Một lần, tàu ông bị đắm và ông sống sót trôi dạt vào đảo hoang. Cuộc sống trên đảo vô cùng khắc nghiệt, khó khăn gian khổ. Nhưng ông khong hề tuyệt vọng, không tìm đến cái chết; ngược lại, bằng ý chí, nghị lực của mình ông đã bám lấy cuộc sống lay lắc và tạo cho mình một cuộc sống đàng hoàng. Qua đoạn trích, ta thấy hiện lên bức chân dung tự họa của một vị chúa đảo tràn đầy tinh thần lạc quan. Thiên nhiên khắc nghiệt nhưng ông không để thiên nhiên làm mình vục ngã mà đã thu phục thiên nhiên và có một cuộc sống tinh thần thật sự vui nhộn như một vị chúa trên quốc đảo.

Nêu và phân tích ngắn gọn một nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Bài làm:

Những đặc điểm của anh thanh niên có thể kể đến:
-Yêu nghề, có ý thức trách nhiệm.
-Quan tâm đến người khác, cởi mở, chân thành, quí trọng.
-Khiêm tốn
Theo yêu cầu của đề, người làm bài có thể chọn 1 trong 3 đặc điểm ở trên (Lưu ý ở đây là cách chọn đặc điểm và phân loại những đặc điểm đó cho phù hợp – như trên)

Chị chọn ý thứ nhất chẳng hạn: (Thường thì ở chương trình phổ thông, học sinh không chuyên nên viết theo lối diễn dịch, luận điểm, luận cứ rõ ràng  bài văn có bố cục hơn) Chị viết theo lối diễn dịch:

Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên làm công tác khí tượng hiện lên với nhiều vẻ đẹp đáng quí, nổi bật ở anh là tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
Anh chỉ mới hai bảy tuổi mà đã phải làm việc trên núi cao lạnh lẽo, vắng bóng người, ra rời chốn đô thị phồn hoa mà ở đó anh sẽ có tương lai tươi sáng hơn. Công việc này sẽ cướp mất tuổi trẻ của anh khi cứ phải cầm chân ở vùng hẻo lánh?Ừ thì có thể! Nhưng đây chính là con đường mà anh lựa chọn, là lí tưởng của một chàng trai trẻ. Ta chợt cảm thấy cái “yêu nghề” của anh càng trở nên cao quí, hiếm có và đáng được trân trọng hơn. Sống giữa núi rừng hoang sơ đã vất vả, nhưng những khó khăn đòi hỏi của công việc lại càng khắc nghiệt hơn. Công việc lấy hết thời gian của anh, đòi hỏi ở anh sự chính xác tỉ mỉ, lôi anh ra khỏi tấm chăn dày giữa cái rét buốt giá và không gian im lặng đến đáng sợ những lúc 1 giờ sáng. Nhưng anh yêu nghề, tình yêu ấy đã rèn luyện, hình thành trong anh tinh thần trách nhiệm và ý thức cao với công việc của mình. Thử nghĩ đến vẻ hăm hở của anh khi kể cho ông họa sĩ và cô kĩ sư nghe công việc của mình, bạn có thể dễ dàng tưởng tượng ra: một ánh mắt lấp lánh tràn đầy niềm tin, một phong thái tự hào tràn đầy sức sống.

Chỉ ra và phân tích những yếu tố trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:

Dàn ý:

Có 2 yếu tố trữ tình chính: cảnh thiên nhiên và lúc anh thanh niên tặng hoa cho cô kĩ sư

1)Cảnh thiên nhiên: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên nền màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại thành từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa
 Người đọc có được cái nhìn ban đầu về một Sa Pa lãng mạn nên thơ với sự thân thiện, tinh nghịch của thiên nhiên. Nhưng dường như ở đây chỉ có thiên nhiên ngự trị: nắng “len tới” “đốt cháy rừng câu”.“mây bị nắng xua” “luồn cả vào gầm xe” ; đó là những báo hiệu về một vùng đất hoang vu hẻo lánh.

2)Anh thanh niên tặng hoa cho cô kĩ sư: “Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bồng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã qua thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”
 Đoạn này cũng có sự xuất hiện của thiên nhiên. Thế nhưng, ở đây, thiên nhiên chỉ làm nền cho con người. Còn gì bằng những bông hoa nhiều màu sắc trong cảnh mây mù ảm đảm; còn gì bằng một trái tim đồng điệu, sự gặp gỡ của hai con người trẻ trung trên cùng một “con đường”. Sự gặp gỡ đầy chất thơ này đã tạo nên ấn tượng tốt đẹp về anh thanh niên trong cái nhìn của ông họa sĩ và cô kí sư


Viết đoạn văn phân tích một hình ảnh thơ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Bài làm:
“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, ca ngợi con người và cuộc sống mới trong những năm đầu khôi phục và xây dựng đất nước. Bài thơ thành công ở những hình ảnh đẹp, tráng lệ, bút pháp lãng mạn và liên tưởng thông minh, sáng tạo; điển hình là câu đầu của bài thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
Dưới ngòi bút tài hoa của người thi sĩ, cảnh hoàng hôn trên biển được phác họa thật đặc sắc, đẹp rực rỡ, lãng mạn; nhưng không buồn ảm đạm như “một bóng xế tà” trong thơ Bà huyện Thanh Quan mà tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh “mặt trời” như “hòn lửa” cũng thật mới lạ. Cách nói ấy tưởng chừng phi lí, trái với qui luật tự nhiên nhưng thật ra lại rất hợp lí. Bởi giữa biển Hạ Long bốn bề mênh mông sóng nước thì hướng Tây vẫn là biển nghìn trùng sóng vỗ miên man. Bức tranh hoàng hôn thật lộng lẫy và tràn đầy sức sống! Qua cách so sánh ví von, hoàng hôn được diễn tả bằng hình ảnh “mặt trời xuống biển”. Mặt tời lặn để lại ánh hồng chói lọi. Và khi những tia lửa cuối cùng tắt lịm; đêm tối bắt đầu; cả vũ trụ buông màn; thiên nhiên dần chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngày tàn, ngày kết thúc mà là dấu hiệu của một sự khởi đầu hứa hẹn của bao điều mới lạ.

Có thể bạn quan tâm

bài văn mẫu lớp 10

  • 5
  • 313
  • 8
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Đề: Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là áng văn chương cổ điển đạt giá trị tinh hoa rực rỡ và đỉnh cao ngơì chói trong nền văn học Việt Nam. Làm nên giá trị bất hủ này có nhiều nguyên nhân song một điều không thể phủ nhận là tài nghẹe thuật miêu tả và khắc họa chân dung , tính cách nhân vật sắc sảo đến mức các nhà tiểu thuyết hiện đại khó kòng theo kịp Nguyễn Du mà đó trích “Chị em Thúy Kiều” kà khởi đầu cho điều đó. Với bút pháp tinh tế, ngon ngữ chắt lọc cùng với tấm lnfg nhân đạo của mình, tác giả giới thiệu, ca người tài, sắc, đức hạnh cảu Thúy Vân và Thúy Kiều
Ngay từ phần đầy của truyện, duới ngòi bút tài hoa, có hồn , Nguyễn Du đã phác thảo hình ảnh chung của cả hai chị em:
“Đầu lòng hai ả tố nga
….
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Bốn câu thơ vơi nhịp bước chậm rãi đã nói lên được vị trí của mỗi nàng trong gia đinh.: “Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”. Đó là hai cô con gái đầu lòng Vương viên ngoại, xinh đẹp như Hằng Nga, Dù được gói trọn trong cái chung, thế như cả hai đều hiện lên với sự trong trắng, trinh bạch. Bởi nói đến “mai” là nói đến sự thanh tai, mảnh dẻ; nói đến tuyết là nói đến sự trắng trong. Hình ảnh “mai”, “tuyết” đặc sắc đã gây được ấn tượng ban đầu với người đọc như một nét thu hút hiếu kỳ, gây được sự chú ý, quan tâm đặc biệt. Từ dáng hình bên ngòai đến “cốt cách” bên trong đều “mười phân ven mười”. Dẫu ranừg “mỗi ngwofi một vẻ” vởi nét đẹp khác nhau nhưng đều đạt tới độ hòan mĩ.
Vậy mà, xóa tan đi khuôn khổ didnhj hình, Nguyễn Du lại khong tả Thúy Kiều như Thanh Tâm tài nhân với quy luật chị trước em sau, mà ông đã đột phá một nét mới hơn, lạ hơn, đặc thù hơ khi gợi tả vẻ đẹp của cô em Thúy Vân trước với một giọng kể khách quan lại tạo được mối giao cảm bao dung:
“Vân xem trang trọng khác với
Khuông trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Khi tả Thúy Vân, nàh thơ sư dụng mô típ hình tượng khuôn mẫu quen thuộc kết hợp với thủ pháp ước lệ và nghttj thuật ẩn dụ, so sánh làm nột bật một nàg vân “trang trọng khác vời” hiếm ai nào có được. Với gương mặt đầy đặn như trăng rằm, lông ày cong hình cánh cung, miệng “cười” như hoa nở, giọng nói trong veo như tiếng “ngọc” rưi lại thêm mái tóc mềm mượt, óng ả đến áng mấy tơ nõn cùng phải “thua”, nước da trắng min đến hạt “tuyết” kiêu sa kia cũng phải “nhường”, dưới cái nhìn tuờng tận của Nguyễn Du, vàng tỏa ra hương thơm dịu dàng, thanh khiết từ vẻ đẹp thánh thiện và phúc hậu. Khong chỉ miêu tả gương mặt phương phi tronf trịa, nét ngàu minh bạch rõ ràng mà tác giả hé lộ cho chúng ta biết đây là sự mĩ mãn của số phận, cuộc đoìư bình yên, phú quý. Đó là vẻ đẹp “đoan trang” được mọi người dung nạp và công nhận; được vạn vật , vũ trụ cúi đầu khuất phục và tạo ra cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến độ lượng.

Nhưng đến với Thúy Kiều, Nguyễn Du lại thần diệu đến mức khắc họa một nhan săc khác mang nhiều nét độc đáo là rung động lòng người:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Chỉ dưới vài nét chấm phá gãy gọn, “thi tiên” Nguyễn Du đã làm cho chúng ta bất ngờ đến kinh ngạc. Bởi nàng Vân đã tuyệt vởi đến vậy rồi mà Kiều lại “càng” lộng lẫy hơn, “mặn mà” hơn. Hóa ra, tác giả đã dùng nghẹe thuật đòn bẩy, lấy Thúy Vân làm điểm tựa, là bức phông nền cho Thúy Kiều nổi lên. Đến đây, chắc hẳn ta sẽ vô cũng thán phục và hài lòng. Chỉ vài câu thôi, vậy mà đan lồng cả một sức tưởng tượng hóa, thú vị hóa hình dung ra một thiếu nữ thuyệt thế giai nhân , một thiếu nữ tài sắc đến nồng nàn, say đắm.
Tả tàu sắc của Thúy Kiều, Nguyễn Du vẫn dựa vào mô phỏng, lấy thiên nhiên làm chuanả mực. Với TV thì thiên nhiên viên vãn, ổn định còn ở Kiều thì thiên nhiên sống động, biến hóa hơn. Chúng ta bắt gặo ở TK có điều gì đó quyến luyến, lạ thường mà đặc biệt nhất là “cửa sổ tâm hồn” nàng. Đôi mắt tinh anh ấy sáng trong mà lại sâu thẳm như nước hồ mùa thu; đôi mắt ấy xôn xao nỗi niềm riêng; sao nghe xao xác, bân khuâng qúa! Lông mày uốn con, trẻ trung như nét núi mùa xuân. Đó chính là vẻ đẹp khách quan với nét uyển chuyển, mềm mại lại quyến rũ như đang lay động lòng người. Thủ pháp ước lệ đặc trung cùng với nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn, có tập trung như khổ tâm hun đúc, kết hợp với điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”, nhà thơ như hướng chúng ta không chỉ nghe, cảm nhận mà như đnag chiêm ngưỡng sắc đẹp, thấy tận mắt nàng Kiều. Nàng quả là có một không hai đến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Họa chăng “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; thiên nhiên đẹp thế, kiêu sa thế mà nay lại có một vẻ đẹp khác nhấn chìm chúng xuống, ôm trùm hết thảy nhữung nát tinh khôi, rực rỡ khác. Và phải chăng, nàh thơ đang điểm vào câu thơ một chút hoang mang, dư vị của sự rủi ro, trắc trở của cho người con gái xinh đẹp này.
Đẹp là vậy rồi mà trong cái đẹp ấy lại còn ẩn chứa một tài năng đến “thập toàn thập mĩ”, chứa một tấm lòng vị tha,nhân hậu
“Sắc đành đòi một tài đành họa hai
….
…..lại càng não nhân”
Về sắc thì chắc chắn đã có một, về tài họa chăng mới có người thứ hai sanh kịp. Dường như chính cái “thông minh vón sẵn tính trời” ấy lại nâng thêm cho nàg một nét đẹp nữa. TK hội tụ tài năng vốn có, bởi nàg biết tất cả các thú vui tao nhã của bậc văn nhân cư sĩ. Tài năng của nàng đạt đến mức tuyệt đối lẽ tưởng hóa theo quen quan niệm phong kiếm gồm “cầm kì thi họa”, Không những giỏi ngâm thơ, thi họa, không những đối nhân xử thê smột cách linh hoạt, dịu dàng mà đặc biệt là tài dàn của Kiều, điêu luyện đến mức được coi như “nghề riêng”. Với âm luật đến “lầu bậc” hòa tấu ngân lên những nốt nhạc trầm bổng từ cây đàn “hồ cầm” nàng chơi cũng đủ “ăn đứt” bất cứ người nghệ sĩ nào. Nàng đã sáng tác mộ “Thiên bạc mệnh” nghe sầu thê lương làm lòng nguời cũng sầu não. buồn tẻ. Phải chăng đó cũngchính là tâm hồn của nàng, một trái tịm đa sầu đa cảm với những mẫn cảm nhạy bén, tinh tế?
Với hệ thống ngôn ngữ dan gian như “nghề riêng, ăn đút, vốn sẵn” cùng nhgệ thuật ẩn dủ nhằm gợi tả chân dung TK là chân dng của tính cách, số phận. Nhan sắc ấy là một tuyệt đỉnh hiến có ở đời, của một quí nhân uít xuất hiện, thuờng được tôn sùng nhưng cũng bị đố kị, ganh ghét. Do đó “hoa” mới “ghen”, “liễu” mới “hờn”, thiên nhiên nhăn mày khó chịu thì ắt nàng sẽ gặp nhiều bất hạnh, đau khổ, cuộc đời lắm sóng gió tai ương.
Kết thúc đoạn thơ là cuộc sống của hai chị em trong khuôn phép mẫu mực, có nề nếp gia phng, là cảnh bình yêu, sung túc, thanh thảnh; hai tiểu thư khuê các hưởng thụ khoảnh khắc hoa niên mộng mơ:
“Phong lưu….
…đi về mặc ai”
Hai ngươờ con gái họ Vương sống rong chiếc bình phong “êm đềm trướng rũ màn che” với cảnh “phong lưu rát mực hồng quần” Cả hai đầu trong trắng, hồn nhiên, ấp ủ và hy vọng biết bao hống như một nụ cười thắm, một thứ hương thầm rất lạ. Dù đã đến tuổi “cập kê” -tuỏi búi tóc trao trâm nhưng V và K vẫn như hai bông hoa còn phon nhụy mơ màng chưa một lần hương tỏa về ai.
Những câu thơ tả chị em TK của Nguyễn Du thật mượt mà nhưng không hề cầu kì, chải chuốt. Bởi ông đã xây dựng hình tượng nhân vật hết sức tinh vi. Với TV là một vẻ đẹp tòan bích của một nguời hiện dịu, trong sáng, vô tư , không gợ một nét bụi phong trần nhưng bút lực ông dành cho TK lại ưu ái hơn, yêu mến và trân trọgn hơn. Vẻ đẹo của TK ẩn chứa tài năng sóng sánh với đức hạnh cao quí của một bản năng thành tâm thiện ý , không hề gượng ép , cao siêu, Đó là sự kết hợp hòan mĩ làm nên chân dung bất hủ của người con gái tài sắc vẹn tòan. Nhưng chính vì thế mà tọa hóa đã trêu ngwofi đẩy đưa K đến bở vực của trái ngang, đua khổ. Kiếp đời ấy cũng là một tiếng kêu chung của nhiều phân phận ngwofi phụ nữ đường thời.
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là những câu thơ miêu tả giàu tính tạo hình và sắc thái cổ điẻn. Với nghệ thuật ước kệ, Nguyễn Du đã sử dụgn dường nét của thiên nhân để hướng đến cái thần thái, cốt cách của hai chị em K. Bên cạnh đó, đoạn thơ mang tính chất nhân văn cao cảbởi có thấp thóang tiếng lòng của chiíh nhà thơ như dành cho nhân vật chính nhữung tình cảmđặc biệt của rieneg mìh. Cũng từ đó, ông đề cao vẻ đẹp của con ngwofi, vẻ đẹp mà nhẽ ra phải được hưởng hạnh phúc dài lâu; nhưng chỉ là một kiếp đoạn trường bạc bẽo

Kể từ lúc ra đời cho đén nay, thời gian đã ngót trên 200 năm , thế nhưng TK của Nguyễn Du vấn luôn mãi sinh tồn trong lòng mọi người dân Việt, sống mãi theo cũng năm tháng, bởi: “Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, không thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không lần nào lỡ nhịp ngang cung. Tiếng đàn ấy, hòn ngọc ấy mang cốt cách riêng của ND, của thời đại ND” (Hoài Thanh)

Có thể bạn quan tâm

Bài văn mẫu lớp 4

  • 14
  • 1
  • 21
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Đề: Phân tích hai câu thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh (không quá 7 dòng)

Sang thu của Hữu Thỉnh là bức tranh thiên nhiên thể hiện những cảm nhạn tinh tế của tác giả khi đát trời vừa chớm thu. Khong phải là sắc cúc và hay sắc phượng đỏ thắm, dấu hiệu chuyển mùa đầu tiên mà Hữu Thỉnh cảm nhận được là “hương ổi” phải vào trong “gío se”. “Hương ổi” là mùi hương rất tự nhiên, bình dị, đặc trưnưg của nông thôn vùng Bắc bọ, không nồng nàn mà dìu dịu, không cao quí nhưng cũng có vẻ đẹp riêng, không hăng hắc như hoa sữa ,cũng quá khó để lãng quên nhưng cũng đủ để đánh thức cảm xúc của người thi nhân. Múi hương ấy được “phả” và trong gío. “Phả” thể hiện sự tinh tế của tác giả, gợi tả mùi hương tỏa vào trong không gian, trộn lẫn vào ngọn “gió se”. Không còn cái nóng bức của mùa hạ, cũng khác với cái giá lạnh của những ngày cuối thu, “gió se” hay còn gọi là gió heo may được coi như đặc trưng của khí hậu vùng đòng bằng bắc bộ với cái cảm giác lành lạnh mà nó mang đến cho con người lúc sáng sớm. Thử hỏi xem phải yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống và con người làng quê đến nhường nào Hữu Thỉnh mới có thể có thể có được những cảm nhận tinh tế như vậy?

Có thể bạn quan tâm

nhung bai van mau lop 5 hay nhat ( da chon loc)

  • 15
  • 962
  • 11
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”



Đề: Cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Trong bốn mùa của đồng bằng Bắc bộ, mùa thu là mùa gợi được nhiều thi hứng hơn cả. Thi nhân thời nào cũng vậy, đều tìm thấy những nét đồng điệu trong cảnh thu. Với Hữu Thỉnh, ông viết nhiều về mùa thu, song nổi bật nhất là bài thơ “Sang thu” được viết năm 1977 và in lần đầu trên báo văn nghệ. Bài thơ chưa có một sự định hình rõ rệt, nó bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cái cảm giác mơ hồ và tinh tế chuyên chở hồn thu theo cái cách của mùa thu nhạy cảm, nhẹ nhàng, mùa thu đến vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta cái gì đó da diết lắm. Từ đó, bài thơ thể hiện tâm trạng bâng khuâng, vương vấn của con người trước sự trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu:
“Bỗng nhân ra..
…..trên hàng cây đứng tuổi”
Từ cuối hạ sang đầu thu đất trời có những chuyển biến rõ rệt. Những chuyển biến này được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng sự rung động của trái tim thi sĩ, của một con người yêu tha thiết thiên nhiên làng quê và được thể hiện qua những hình ảnh gần gũi, giàu sức biểu cảm:
“Bỗng nhận ra hương hổi
phả vào trong gió se”
Với vốn hiểu biết về nông thôn vùng quê Bắc, Hữu Thỉnh đã đưa vào trong tác phẩm của mình những hình ảnh mang màu sắc thu riêng của làng quê, ngõ xóm, không phải bằng những nét ghi khái quát mà bằng nhữung cảm nhận tinh tế, đầy cá tính và sự sáng tạo của một hồn thơ dân dã đậm đà. Mở đầu bài thơ là dấu hiệu của mùa thu đnag về. Nó ngậm ngừng “hương ổi” trong cơn “gió se” đầu mùa. Cái ấm áp và cái lạ giao giao. Còn gì ấm áp nồng nàn bằng hương hoa vườn tước, với trái ngọt chín mùi. Nó đanh thức tuổi thơ; nó xôn xao hòai niệm. Đột ngột và trẻ trung, câu thơ mang hai tầng nghĩa: tầng nghĩa thứ nhất là từ những gì nhận thấy (hướng ngoại), tầng nghĩa thứ hai là những gì cảm thấy tự thân (hướng nội). Nhưng một thứ hương ổi hào phóng vô tư bỗng vì sao chừng lại ở ngay câu sau đó “Phả vào trong gió se”? Vì mùa hạ đã lặng vào quả ngọt, đã dâng hiến hết mình. Cơn gío bây giờ chỉ còn xào xạc, hắt hiu. Nó se lạnh, hao gầy. Trạng thái phản đổi là tất yếu. hai cau thơ như một thóang bâng khuân. Sự bối rối tràn cả sang câu dwois dù không còn “hương ổi”, “gió se” mà là: “Sương chùng chình qua ngõ”
Thấp thóang một vạt sương thu mờ ảo nhưng không phải thức ngủ, châp chờn. Nó “chùng chình”, nửa ở nửa đi, nghĩa là chính nó cũng phân vân vô định vậy. “Sương” lưu luyến chờ đợi ai hay nuối tiếc điều gì, Chính cái mơ hồ ấy có sức khám phá và khơi gợi một tọa độ thời gian không rõ nét: “Hình như thu đã về”
Thành công của khổ thơ không phải là tả cảnh mà chính là sự rung rinh cảm nhậnt một cái gì như có mà cũng cũng như không. Ấy là những giờ phút đầu tiên của mùa thu chợt tới, nó chợt tới trong rất nhiều ngơ ngác bâng khuâng. Cái hay trong cảm nhận ấy lại kết hợp một cách hồn nhiên với vẻ đẹp cảu ngàn năm cổ tích đầy ắp những hương ổi, hương cau, đường làng gnõ xóm…thân mật, đơn sơ.
Hai khổ còn lại của bài thơ mới đúng là tả cảnh. Nhưng “cảnh” trong thơ hiện đại không giống với thơ xưa. Cảnh không “tĩnh” mà rất “động”, có hồn, đầy sức sống. Biện pháp đối lập ở đây cũng có nhiều khác biệt:
“Sông được lúc duềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
Chất hiện thực hiện ra rất rõ, cái “duềnh dàng” của sông sau lúc vượt bao ghềnh thác nhọc nhằn. Còn giờ đây là thời khắc thơ thới, nghỉ ngơi hiếm có. Tính chất “thân phận” rất đáng thương cảm cảu dòng sông đồng cảnh ngộ với cánh chim trời. Mùa thu chợt đến, nó phải gấp gáp làm tổ, tha mồi, chuẩn bị cho mùa đông gí rét. Hai tốc độ trái chiều nhau giữa nhanh và chậm là qui lụât không đổi ở vào thời điểm giao thoa của muôn loài, vạn vật. Và cảm giác giao mùa đựơc diễn tả thú vị qua những hình ảnh thơ:
“Có đám mây mùa hạ
vắt nửa mình sang thu”
Mùa hạ, mùa thu là hai đầu bến và đám mây là nhịp cầu bắc qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nối hai vời thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại, trữ tình. Hữu Thỉnh đã lấy không gian miêu tả thời gian. Câu thơ do vậy sống động hơn, hình ảnh hơn, cảm xúc thị giác nhiều hơn.
Sự thống nhất như một mạch liền xuyên suốt nửa hạ, nửa thu tạo đựoc tâm thế lửng lơ không chỉ ở khổ hai mà còn khổ ba như một lời kết:
“Vẫn còn bao nhiêu năng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Những chất liệu như “nắng, sấm, mưa” là đặc trưnưg của mùa hạ. Nhưng với độ giảm dần đề gay gắt chuyển thành dịu êm, thì đó là một dấu hiệu riêng của mùa thu. Nắng cuối hạ vẫn còn nòng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa ngày đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bớt đi những tiếng sấm. Hai câu thơ cuối trong bài mang tính ẩn dụ: sấm là nhữung vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; hàng cây đứng tuổi là con người từng trải. Với hình ảnh tả thực đó, tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm của mình về lẽ đời: khi con người đã tunừg trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác đọng bất thường của cuộc đoìư

Tóm lại, “Sang thu” là một bài thơ hay trong kho tàng thơ ca Việt Nam. Với tâm hồn nhạy cảm,sự cảm nhận bằng nhiều giac quan, sự rung động tinh tế, Hữu Thỉnh đã vẻ nên một bức tranh thiên nhiên có nhiều hình ảnh đặc sắc , gợi cảmvề thời điểm giao mùa, chớm thu ở vùng nông thôn bắc bộ.

Có thể bạn quan tâm

22 bài văn mẫu lớp 9

  • 60
  • 486
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Viết đoạn cảm nhận về vẻ đẹp của 3 cô thanh niên xung phong.

Có những chàng trai những cô gái yêu.
Trên những tầng mây những tầng núi đá.
ngực dám đón những phong ba dữ dội.
Chân đạp bùn ko sợ các loài sên.
Có những con người mang cả lòng nhiệt huyết của mình để dâng hiến cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Những con người đó đã ko ngại khó khăn gian khổ, hết lòng vì quê hương đất nước , ấy là ba cô thanh niên xung phong : Nho, P Định, chị Thao trong tác phẩm " NNSXX" của Lê Minh Khuê. Họ là những con người tràn đầy sức sống. Ba cô là ba vẻ đẹp riêng nhưng các cô lại như những bông hoa đang cùng một cội, tức là các cô vẫn có một nét chung là tinh thần trách nhiệm với công việc , là gan dạ dũng cảm, gắn bó yêu thương trong tình đồng đội khắn khít. Dù cuộc sống, chiến tranh có nhiều gian khổ nhưng các cô vẫn có sự hồn nhiên, lạc quan thjk làm đẹp. Hoàn cảnh sống của các cô - ở trong một cái hang tách xa đơn vị, một vùng trọng điểm của tuyến đường trường Sơn khói lửa. Công việc của các cô nguy hiểm lắm, họ phải phơi mình giữa ban ngày mà mắt cú vọ của máy bay địch ập đến bất kì lại phải chạy ra sau mỗi trận bom để đo khối lượng đất đá. Đếm những quả bom chưa nổ rồi phá bom. gian khổ là thế song các cô vẫn hồn nhiên , mộng mơ và thjk làm đẹp cho mình. PĐịnh - một cô gái HN đáng yêu, lãng mạn, nhạy cảm. Ngày ở nhà cô thjk làm nũng với mẹ cũng hay bướng bỉnh, thjk hát. Vào chiến trường, cô dũng cảm gan dạ cũng ko kém, đem cả cái hồn nhiên để làm dịu mát chiến trường. chị Thao là người nhju` tuổi và từng trải nhiều nhất nên thiết thực hơn nhưng cô ko thiếu sự khát khao và rung động, tuy vậy nhưng cô lại rất sợ máu. Còn Nho thì trẻ con, thjk ăn kẹo , thjk uống sữa lại được cưng chiều và rất hay ỷ lại. như vậy, ở các cô đều toát lên được tình yêu quê hương , đất nước và là tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ.

Có thể bạn quan tâm

bai van mau lop 5

  • 16
  • 134
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”