Luận văn thạc sĩ luật học: Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

69 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn thạc sĩ luật học: Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

NGÔ VĂN HIỆP

CHE TAI BOI THUONG THIET HAI DO VI

PHAM HOP DONG KINH DOANH, THUONG MAI

CHUYEN NGANH: LUAT KINH TE

MA SO : 60 38 50

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS NGUYEN AM HIEU

HA NOI - NAM 2007

Trang 2

Trang phu bia

Loi cam doan

Ý nghĩa của chế tài bồi thường thiệt hại

Đối với bên vi phạm

Đối với bên bị vi phạm Đối với xã hội

Trang 3

Nguyên tắc luật chung - luật riêng liên quan đến bồi

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Các chế tài vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm

hợp đồng kinh doanh, thương mại

Trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm và nghĩa

vụ thông báo của bên vỉ phạm

Nghĩa vụ chứng minh tốn thất và hạn chế tốn that của bên

bị vi phạm

Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm

Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp

đồng và quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Các loại thiệt hại cơ bản do vi phạm hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế

Điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và bồi thường thiệt

hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chương 3

một số bat cập và PHƯƠNG

HƯỚớng hoàn thiện pháp luật về Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Một số bat cập của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi

Trang 4

2.1.2.2.

phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

Một số kiến nghị sửa đỗi pháp luật về bồi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

Hành vi vi phạm và yếu tô lỗi

Thiệt hại và cách tính thiệt hại

Hội nhập pháp luật quốc tế

Trang 5

LOI NOI DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới, Nhà nước đã ban hành

nhiều quy định pháp luật dé điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh, thay thé

cho các quy định pháp luật cũ, lạc hậu với sự ra đời của các văn bản pháp luật

điều chỉnh về lĩnh vực kinh tế, hợp đồng kinh tế, đặc biệt là bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế Là sản phẩm pháp luật đặc trưng của thời kỳ

bao cấp, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, pháp luật đã thay đổi tinh

chất từ việc quy định hợp đồng kinh tế mang tính bắt buộc và tính kế hoạch, nay chuyên sang hợp đồng kinh tế dựa trên sự thoả thuận ý chí, nhu cầu của các bên và đòi hỏi của thị trường Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày

25/9/1989; Nghị định số 17/HDBT ngày 16/02/1990 quy định chỉ tiết thi hành

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, cùng các văn bản pháp luật khác là những minh chứng quan trọng cho sự phát triển của pháp luật kinh tế.

Với sự phát triển của nền kinh tế, Bộ luật Dân sự 1995 ra đời cùng với Luật Thương mại 1997 và các văn bản pháp luật liên quan đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đôi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuy

nhiên, cùng với thời gian các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Luật

Thương mại 1997 đã trở nên lạc hậu do đó cần có sự sửa đôi, bố sung cho phù

hợp với tình hình mới và Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại 2005 đã đáp

ứng các đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 cùng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trở thành hành lang pháp lý cần thiết,

tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan, theo cơ chế

thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Trang 6

Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các quan hệ kinh doanh liên tục phát sinh và phát triển dẫn đến nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực hợp đồng kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại đã trở lên lạc hậu do đó vấn dé sửa đôi, bố sung các quy định pháp luật này trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần minh bạch hoá pháp luật về kinh doanh, thúc đây nền kinh tế trong nước phát triển, tạo tiền dé dé hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

2 Tình hình nghiên cứu

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại là một van đề quan trong của pháp luật về kinh doanh nói chung và pháp luật về hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng, do vậy được nhiều nhà khoa học và các học giả quan tâm nghiên cứu, được thé hiện trong nhiều cuốn sách, các bài viết trên báo chí, tạp chí chuyên nganh luật như: “Mộ số van dé liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hop dong” của TS Nguyễn Am Hiểu - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2004; “Hodn thiện pháp luật về hop dong ở Việt Nam“ của TS Dương Đăng Huệ - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2002; “Trách nhiệm dân sự và một số van dé về xác định thiệt hai” của ThS Trần Thị Huệ - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1/2005; “Lối và trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đông” của TS Phùng Trung Tập - Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 10/2004 Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trước tới nay liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại chỉ tập trung về mặt lý luận, dừng lại ở việc nêu vấn đề, tiếp cận ở một khía cạnh hẹp mà ít có góc nhìn tong thể, khái quát

hoặc so sánh đối chiếu với các loại chế tài bồi thường thiệt hại khác Mặt

khác, hạn chế đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Trang 7

Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về vấn đề

bi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trên cơ sở

lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng kinh doanh,

thương mại ở nước ta trong những năm qua.3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hai do vi phạm hop đồng kinh doanh, thương mại, đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luật, nêu ra những tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tương ứng về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này trong những năm qua, so sánh đối chiếu với các

quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khác 5 Cơ sở khoa học của đề tài

- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác xít, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế.

- Cơ sở thực tiên: Thực té công tác thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại những năm

Trang 8

qua, bối cảnh nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội

nhập kinh tế quốc tế.

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, logic, quan sát

7 Điểm mới của dé tài

- Nghiên cứu van đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói

chung và hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp

luật kinh doanh, hợp đồng kinh doanh, thương mại, bồi thường thiệt hại do vi

phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại thời gian qua.

- So sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại của Việt Nam với bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng thương mại Nhật Bản, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mai, cụ thé là cần sửa đồi và bổ sung các điều, khoản tương ứng trong các văn bản pháp luật

liên quan.

8 Cơ cấu luận văn

Luận văn này bao gồm lời nói đầu, ba chương và phần kết luận.

* Lời nói dau: Phần này trình bày tính cấp thiết của dé tài, mục đích va nhiệm vụ của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cơ sở khoa học của đề tài, phương pháp nghiên cứu, điểm mới của đề tài.

* Chương I: Những vẫn đề chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm

hợp đồng.

10

Trang 9

* Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm

hợp đồng.

* Chương 3: Một số bất cập và phương hướng hoàn thiện pháp luật về

bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

* Kết luận: Khái quát những van dé đã nghiên cứu trong luận văn. Chương 1

NHUNG VAN DE CHUNG VE

BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG 1 Khai niém va ban chat

1.1 Khai niệm

Bồi thường thiệt hại là một chế tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp

những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm Cùng

với chế tài bồi thường thiệt hại thì chế tài phạt vi phạm hợp đồng cũng là một chế tài được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra Tuy nhiên, việc áp dụng hai chế tài này có ý nghĩa khác nhau, nếu như chế tài phạt hợp đồng với chức năng chủ yếu là trừng phạt, giáo duc và phòng ngừa thì chế tài bôi thường thiệt hại lại có chức năng là bồi hoàn, bù đắp và khôi phục những lợi

ích vật chất cho bên bị thiệt hại.

Tiền bồi thường thiệt hại là khoản tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm do hậu quả trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng gây ra (chi kể những hậu quả trực tiếp do vi phạm hop đồng này dẫn đến sự vi phạm hop đồng với người khác).

Thực tiễn cho thấy, khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá

trình thực hiện hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng, Toà án và các bên tranh

chấp đã áp dụng các hình thức trách nhiệm vật chất nói trên tuỳ theo từng trường hợp cụ thé.

11

Trang 10

Khi so sánh chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với chế tài bồi

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, có thể thấy răng chế tài bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng bên cạnh những điểm tương đồng thì cũng có những điểm khác biệt cơ ban đó chính là pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hop

đồng không có quy định về phạt vi phạm hợp đồng, bởi lẽ sự vi phạm trong

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phat sinh trên cơ sở hợp đồng 1.2 Bản chất

Xét về bản chất, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà hậu quả pháp lý của nó về mặt tài sản được xác định dựa trên thiệt hại thực tế đã xảy ra và phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng Theo đó, thì bên vi phạm hợp đồng buộc phải bồi thường cho bên bị vi phạm những thiệt hại thực tế xảy ra Trong khi đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại là hình thức trách nhiệm dân sự buộc người có lỗi xâm

phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp

của người khác phải bồi thường và cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng là những quy định của pháp luật (gwy định những hậu quả pháp ly ngoài mong muốn của chủ thể) không có sự thoả thuận trước của các bên và được phát sinh trên cơ sở hành vi bất hợp pháp Trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ bốn điều kiện'.

Khoa học luật dân sự phân biệt hai loại trách nhiệm dân sự đó là trách

nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự do gây ra thiệt hạt.

Theo đó, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được hiểu là một bên không

'_ Xem: Toà án nhân dân Tối cao, các văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn

thi hành pháp luật, Hà Nội 2005, tr 186.

? ThS Trần Thị Huệ ”7rách nhiệm dân sự và một số van đề về xác định thiệt hai”, Tạp chí Dân chủ và Phápluật số 1/2005, tr 2.

12

Trang 11

thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những cam kết

trong nội dung của nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền Tuy nhiên, nếu sự vi phạm chưa gây ra thiệt hại thì bên vi phạm phải

có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ, nếu sự vi phạm đã gây ra thiệt hại

cho bên mang quyền thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi

thường thiệt hại Trong khi đó, trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại chỉ được

áp dụng chừng nao hành vi vi phạm đó đã gây ra trên thực tế một thiệt hại nhất định.

Chính vi vậy, dé bên bị vi phạm có thé được bồi thường thiệt hại thì phải thoả mãn 4 căn cứ làm phát sinh việc bồi thường thiệt hại.

2 Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm pháp lý nào cũng vậy, từ trách nhiệm hình sự, dân sự,

hành chính, lao động đều luôn được dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định Đó chính là những cơ sở, những yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường cũng như xác định chủ thể và mức bồi thường Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ được xem xét, áp dụng khi có những căn cứ nhất định phát sinh, đó là phải có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế

xảy ra; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế; Có

lỗi của bên vi phạm.

2.1 Hành vi vi phạm

Hành vi là một yếu tổ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người và hành vi chính là phương thức để con người duy trì đời sống của mình trong sự tương tác hữu cơ với thế giới tự nhiên và xã hội Khi con người trở thành đối tượng của khoa học thì hành vi là một nội dung co bản và được nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Tại Việt

13

Trang 12

Nam hiện nay, khi bàn đến khái niệm hành vi cũng có nhiều ý kiến khác

nhau, mỗi ý kiến được tiếp cận ở một góc độ nhất định.

Dưới góc độ ngôn ngữ, hành vi tiếng Anh (Behaviour) được hiểu là “Cách thức mà con người xử sự trong những tình huống cụ thé” Theo tiếng Pháp, hành vi (Conduite) là “Việc một người làm và bằng cách đó thực hiện một ý định của mình" Theo từ điển tiếng Việt, “Hanh vi là cách ứng xử được biểu hiện bằng cử chỉ, hành động cụ thể”° Hoặc hành vi là một bộ phận của hoạt động và luôn được điều khiển bởi ý thức “Hành vi là những biểu hiện chỉ bộc lộ ra bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liên với động cơ, mục đích”° Hoặc “Hành vi là những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một con người trong một hoàn cảnh cụ thé, nhất định”.

Dù được hiểu ở góc độ này hay góc độ khác thì hành vi có phương thức biểu hiện thực tế là hành động và không hành động, đây chính là yếu tổ thé hiện phương thức sống (hay ton tai) của hành vi trên thực tế Hành động là dạng thức hành vi thê hiện thái độ chủ động của chủ thể trong việc bộc lộ những thao tác ra bên ngoài thế giới khách quan Không hành động là dạng thức hành vi thé hiện thái độ chủ động của chủ thé trước một yêu cầu nào đó và đã không bộc lộ những thao tác cụ thê ra ngoài thế giới khách quan nhưng gan với một kết quả thực tế".

Oxford University (2006); Oxford Advance Learner’s Dictionary, Oxford University Press, Oxford.(1996) Le Nouveau Petit Robet, Société Dictionaires Le Robet, Paris.

5 Nguyễn Như Y (Chủ biên -1994) Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo duc, H, tr 456.° Phạm Minh Hạc, tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2005, tr 141 - 148.

Viện ngôn ngữ học (2003) Từ điền tiếng việt, Nxb Da Nẵng, tr 423.

® TS Lê Vương Long “Một số vấn dé lý luận về hành vi và hành vi pháp luật” Tạp chi Nhà nước và Phápluật số 221/2006, tr 23.

14

Trang 13

Tuy còn nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về hành vi nhưng có

thé nhận thấy rang hành vi vi phạm hợp đồng hiểu theo nghĩa chung nhất là

hành vi của một bên đã xử sự trái với những quy định của pháp luật hoặc trái

với nội dung đã cam kết, đó chính là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ đã thoả thuận, cam kết trong hợp

Ở góc độ hành vi vi phạm được xem xét là cơ sở dé bôi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng thì đây lại là hành vi trái pháp luật bởi theo quy định chung

mọi công dân, tổ chức có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản,

danh dự Chính vì vậy, người nào có hành vi xâm phạm đến các quyền này đều bị coi là hành vi trái pháp luật cho dù họ có lỗi cé ý hay lỗi vô ý.

2.2 Thiệt hại thực tẾ

Khi xác định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thi yếu tố đầu

tiên phải được xem xét đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ Tuy nhiên, khi xác

định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại thì yếu tố đầu tiên cần phải xem xét

là có thiệt hại xảy ra hay không, vì trách nhiệm này chỉ được áp dụng khi

hành vi vi phạm pháp luật đã gây ra trong thực tế một thiệt hại nhất định Nếu không có thiệt hại thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Điều này cho thấy, mặc dù có hành vi vi phạm pháp luật thì cũng chưa đủ cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Dưới góc độ ngôn ngữ, thiệt hại thực tế tiếng Anh (Substantial

damage), hiểu theo nghĩa chung nhất là những thiệt hại về vật chất có thé tính

toán, định hình định lượng được chứ không phải là thiệt hại chung chung.

Chính vì vậy, thiệt hại thực tế là điều kiện tiền đề của trách nhiệm bồi thường

thiệt hại, bởi lẽ mục đích của trách nhiệm bồi thường là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại nên trách nhiệm thường gan liền với bồi

thường (bằng tài sản hoặc bằng tiên) cho những thiệt hại xảy ra Thiệt hại

15

Trang 14

phải là sự giảm sút, mat mát lợi ích vật chất thực tế hoặc những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại Thiệt hại phải là khách quan

không được suy diễn, chủ quan.

Do đó, bên vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm đã gây ra thiệt hại thực tế và chỉ phải bồi thường phần thiệt hại thực tế đó Tuy nhiên, dé có cơ sở cho việc bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại nhất thiết phải xuất trình được các chứng cứ dé chứng minh thiệt hại của mình do bên vi phạm gây ra - đây chính là chứng cứ pháp lý quan trọng để bên gây ra thiệt hại xem xét nếu việc bồi thường thiệt hại được giải quyết thông qua con đường đàm phán, thương

Nếu như việc bồi thường thiệt hại được giải quyết thông qua con đường Toà án thì bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định nhằm

mục đích nhận định khách quan, chính xác thiệt hại nhằm ra phán quyết đúng

pháp luật, bắt buộc bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho

bên bị vi phạm.

Vấn đề xác định thiệt hại thực tế có vai trò quan trọng bởi đó là cơ sở dé ấn định mức bồi thường cũng như hình thức bồi thường cho cả hai trường hợp là bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng Xác định thiệt hại thực chất là việc tính toán, ước lượng những tôn

thất về vật chất đã xảy ra và trên cơ sở đó ấn định mức bôi thường.

Cơ sở của việc xác định thiệt hại là những thiệt hại đã xảy ra trên thực

tế và cách xác định những thiệt hại đó Trong hai cơ sở trên thì quy tắc xác

định hay còn gọi là cách xác định thiệt hại là phạm trù chủ quan được quy

định thành luật, dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhất định, còn thiệt

16

Trang 15

hại xảy ra là cái tồn tại khách quan Chính vì vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại thì các quy tắc xác định cần phải tiến gần đến việc

tính toán được một cách toàn bộ những thiệt hại xảy ra Do đó, trong quá trình

xác định thiệt hại cần phải xem xét các thiệt hại xảy ra một cách khách quan

tránh tình trạng xác định cao hơn so với thiệt hại thực tế, gây thiệt thòi cho

bên phải bồi thường hoặc ngược lại không bảo vệ được quyên, lợi ích chính

đáng của bên được bồi thường thiệt hại.

2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế

Mối liên hệ nhân quả là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan vốn có của bản thân sự vật Nó tôn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vảo việc ta có nhận

thức ra nó hay không”.

Tuy nhiên, ở góc độ hẹp, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế được hiểu là mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra, đây là mối quan hệ tất yếu, nội tại Thiệt hại phát sinh là

do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của sự vi phạm, không có hành vi vi phạm

thì không làm phát sinh thiệt hại Do vậy, xét về mặt thời gian thì hành vi vi phạm phải xảy ra trước thiệt hại thực tế và trong một khoảng thời gian nhất

Trường hop có hành vi vi phạm của một bên mà bên kia bị thiệt hại

nhưng thiệt hai này không phải do hành vi của bên vi phạm gây ra thì ở đây

không có mối quan hệ nhân quả, và đương nhiên bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với phần thiệt hại đó.

° Tập bai giảng Triết học Mác - Lênin, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia,

tr 280.

17

Trang 16

Trên thực tế, muốn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với

bên vi phạm, bên bị vi phạm phải chứng minh được có mối quan hệ nhân quả

giữa hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm với thiệt hại thực tế đã xảy ra dẫn đến việc bên bị vi phạm phải gánh chịu những thiệt hại nhất định.

2.4 Yếu tô lỗi

Dưới góc độ ngôn ngữ, lỗi tiếng Anh (mistake, fault, error) được hiéu là “Diéu sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, trong hành động; khuyết điểm ”'° cũng có quan điểm cho răng lỗi là trạng thái tâm lý của con nguoi CÓ thé làm chủ, nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi do" hoặc lỗi là thái độ tâm ly của một người đối với hành vi của ho”.

Mặc dù vẫn còn có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về yếu tố

lỗi nhưng nhìn chung các học giả đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý Các học giả còn phân biệt mức độ lỗi trong hình thức lỗi vô ý gồm lỗi vô ý nặng và lỗi vô ý nhẹ" Trong đó, lỗi cỗ ý là người có hành vi gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của minh là gây ra thiệt hại, thấy trước thiệt hại của hành vi đó và mong muốn thiệt hại xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức dé mặc cho thiệt hại xảy ra’ Lỗi vô ý gây thiệt hai là trường hợp người gây thiệt hai thấy hành vi của mình có thé gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại đó sẽ không xảy ra hoặc có thê ngăn ngừa

:°_'Từ điển Tiếng việt , Nxb Da Nẵng 2006, tr, 581.

1! Ban biên tập Toà án nhân dân Tối cao “Về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hạicó lỗi” Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 4/2006, tr 13.

12 Dinh Văn Qué - Chánh toà hình sự Toa án nhân dân Tối cao “Trach nhiệm bồi thường thiệt hại do hànhvi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người ” Tạp chi Toà án nhân dân Tối cao số 10/2004, tr 14.

13 TS Phùng Trung Tập, Trường Đại học Luật Hà Nội “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng ” Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 10/2004, tr 2.

4 Dinh Van Qué - Bài đã dẫn, tr 14.

18

Trang 17

được, hoặc người gây ra thiệt hại tuy không thấy hành vi của minh có thé gây

ra thiệt hai, mặc dù phải thấy trước hoặc có thé thấy trước thiệt hai do".

Cho dù lỗi được hiểu ở góc độ này hay góc độ khác thì yếu tổ lỗi là một

trong những căn cứ quan trọng để áp dụng trách nhiệm pháp lý trong mọi trường hợp Lỗi dé áp dụng trách nhiệm vật chất khi có hành vi vi phạm hợp đồng là lỗi suy đoán, nghĩa là khi một bên không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết tại hợp đồng trong khi có điều kiện dé thực hiện, thì đương nhiên bị coi là có lỗi Như vậy, phía bên bị thiệt hại không cần phải chứng minh lỗi mà chỉ cần chứng minh là bên vi phạm đã không chấp

hành hoặc chấp hành không day đủ hợp đồng (ức là đã có hành vi vi phạm

xảy ra).

Trong khi đó thì yếu tổ lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định cả về cơ sở xác định lỗi và hình thức lỗi, cụ thé khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu

trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ÿ hoặc vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Tit những cơ sở pháp lý trên có thé nhận định lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

không phải là do suy đoán mà do pháp luật quy định trước" Tuy nhiên, đối

với trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì bên vi phạm phải bồi thường

ngay cả khi không có lỗi”.

Khi có đầy đủ các căn cứ nêu trên, bên vi phạm sẽ phải chịu trách

nhiệm vật chất trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tuy nhiên,

15 Dinh Văn Qué - Bài đã dan, tr 14.

15 TS, Phùng Trung Tập, Trường Đại học Luật Hà Nội - Bài đã dẫn, tr 5.

‘7 Xem: Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 - Bồi thường thiệt hai do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

19

Trang 18

trường hợp các bên ký hợp đồng chưa cần có thiệt hại thực tế xảy ra, thì bên

vi phạm đã phải gánh chịu trách nhiệm dưới hình thức phạt hợp đồng Như

vậy, không phải bất cứ hình thức trách nhiệm tài sản nào cũng cần có đủ 4 điều kiện nêu trên.

Mặt khác, khi nói đến yếu tố lỗi làm căn cứ để bồi thường thiệt hại, không thê không đề cập đến trường hợp bên bị thiệt hại cũng có lỗi, đây chính là trường hợp lỗi hỗn hợp, trong trường hợp này cần ap dụng các quy định về lỗi tại Điều 617 của Bộ luật Dân sự 2005 dé xác định, cụ thé: “Khi người bị

thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì người gây ra thiệt hại chỉ

phải bôi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt

hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại

không phải bôi thường” Chính vì vậy, mức độ lỗi chính là cơ sở quan trọng

để xác định mức độ bồi thường và các trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn

do lỗi của bên bị thiệt hại thì bên bị thiệt hại đương nhiên sẽ không được bồi

Lỗi của bên bị thiệt hại có thé là lỗi do vô ý hoặc lỗi do cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn toàn thuộc về bên bị thiệt hại, theo đó bên gây

thiệt hại phải là bên hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức

khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì bên gây thiệt hại mới không phải bồi

thường Bên gây thiệt hại phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có

lỗi và lỗi hoàn toàn thuộc về phía bên bị thiệt hại.

Trong một số trường hợp, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách toàn

bộ trách nhiệm tai san, đó là các trường hợp do luật định như:

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận.

- Xảy ra sự kiện bat khả kháng.

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

20

Trang 19

- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền mà các bên không thê biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

3 ý nghĩa của chế tài bồi thường thiệt hại 3.1 Đối với bên vi phạm

Đối với bên gây ra thiệt hại thì chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được coi là một biện pháp tác động theo hướng bat lợi đối với lợi ích kinh tế và uy tín của họ.

Chính vì vậy, hiệu quả của biện pháp này là ở chỗ nó vừa có tác dụng răn đe,

vừa làm thiệt hại đến khả năng kinh tế của bên gây ra thiệt hại, qua đó nâng cao tỉnh thần trách nhiệm, cách ứng xử của các bên khi tham gia các quan hệ

pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật về hợp đồng nói riêng.

Mặc dù ý nghĩa của nó là như vậy, nhưng trên thực tế dé thực hiện tốt được mục tiêu này, đòi hỏi của thực tiễn đặt ra là bên gây ra thiệt hại cần có trách nhiệm, thiện chí và ý thức bồi thường thiệt hại một cách kịp thời, thoả đáng, có như vậy thì việc thương lượng, đàm phán giữa các bên mới có thể diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và vì vậy chế định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới phát huy được ý nghĩa đích thực của nó trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ của các bên

tham gia vào các quan hệ dân sự, quan hệ thương mại.

3.2 Đối với bên bị vi phạm

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng góp phần đảm bảo cho mọi thoả thuận, cam kết phải được thực hiện cũng như khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị xâm phạm đồng thời bù đắp những ton thất vật chất mà bên bị vi phạm đã phải gánh chịu do hành vi gây thiệt hại của

bên vi phạm gây ra, qua đó tao điều kiện đề bên bị vi phạm ôn định hoạt động

21

Trang 20

sản xuất, kinh doanh Bởi trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại đã rơi

vào tình trạng làm ăn rất khó khăn, thậm trí đứng bên bờ vực phá sản, mà

hoàn cảnh này là do chính hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra, hành vi vi

phạm dẫn tới việc hoạt động kinh doanh bị đình trệ, doanh nghiệp thiếu vốn để duy trì hoạt động bình thường của mình cũng như thiếu đi nguồn vốn đầu

tư vao việc mở rộng san xuất, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên

thương trường.

Tuy nhiên thì chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại bởi thiệt hại đã xảy ra thì không còn cơ hội để khắc phục, bù đắp được nữa" Chính vì vậy, chế tài bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé bị xâm phạm, phân bô lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể liên quan cũng như thé hiện chức năng ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp

luật trong tương lai.

3.3 Đối với xã hội

Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nếu như việc bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được giải quyết một cách thoả đáng và triệt để thì có thể xem đây là một trong những biện pháp hữu hiệu đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng xã hội,

thể hiện mọi cam kết trong hợp đồng phải được thực hiện, én định trật tự

trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của

các bên tham gia quan hệ hợp đồng và các quan hệ dân sự nói chung.

Tóm lại, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hop đồng, so sánh giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp

'8 Nguyễn Văn Cương, Chu Thị Hoa - Viện khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp “Boi thường thiệt hại ngoài hopđồng ” Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 4/2005, tr 61.

22

Trang 21

đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa quan trọng Qua đó

nhận thấy bên cạnh những điểm tương đồng thì cũng có sự khác biệt giữa bôi

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Những vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ

cung cấp cho bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán những

cơ sở lý luận cơ bản, chính xác soi roi, tạo tiền đề cho việc áp dụng chuẩn xác

các quy phạm pháp luật cũng như căn cứ vào thực tiễn vụ việc đưa ra những

nhận định và quyết định đúng đắn nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan

đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp dong, bồi thường thiệt hại ngoài hợp

Chương 2

THỰC TRẠNG PHAP LUAT VE BOI

THUONG THIET HAI DO VI PHAM HOP DONG

1 Nguyên tắc luật chung - luật riêng liên quan đến bồi thường thiệt hai

do vi phạm hợp đồng

Hiện nay các quy định pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực hợp đồng

chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng được quy định trong 2 văn bản là Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, dẫn đến hệ quả tất yếu là các vấn đề về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh, thương mại được điều chỉnh bởi cả Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, điều này vô hình chung tạo ra sự chồng chéo, mâu thuẫn do đó gây ra không ít khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Bộ luật Dân sự với tính chất là Bộ luật gốc điều chỉnh chung (lex

general) lại sử dụng khái niệm “hợp đông dân sự” nên dân tới có quan niệm

23

Trang 22

không áp dụng Bộ luật Dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế Ở các nước có Bộ luật Dân sự đều không sử dụng khái niệm hợp đồng dân sự mà chỉ sử dụng khái niệm hợp đồng" Day là một cách tiếp cận mà chúng ta nên áp dụng bởi trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không nhất thiết duy trì khái niệm hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế", Mọi hợp đồng được giao kết giữa ai và nhăm mục đích nào cũng được coi là hợp đồng và chịu sự điều chỉnh chung của Bộ luật Dan su”.

Vấn đề luật chung và luật riêng (lex general - lex special) đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đặt ra Luật chung, luật riêng là một nguyên tắc rất cơ bản đề giải thích pháp luật có từ thời La mã nhằm hạn chế hậu quả xuất phát

từ sự chồng chéo của pháp luật Còn ở Việt Nam vấn đề mối quan hệ luật

chung - luật riêng thì gần đây mới được biết đến trong thực tiễn Điều đó có nguyên nhân trước hết là để giải quyết sự chồng chéo pháp luật Việt Nam trước tiên lay nguyên tắc thứ bậc của văn bản pháp luật dé giải thích (bộ luật -luật - pháp lệnh - nghị định ), sau là nguyên tắc thời điểm ban hành”.

Chính vì các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

được quy định cả trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đã

nay sinh van đề nếu như các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại không đầy đủ thì áp dụng luật nào để giải quyết? Về cơ bản Điều 4 của Luật Thương mại 2005 đã giải quyết được vấn

:? TS Nguyễn Am Hiểu, Bộ Tư pháp “Một số van dé liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợpđồng ” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2004, tr 33, 34.

20 Luật kinh tế, nay được gọi là luật thương mại Việc đổi tên luật kinh tế thành luật thương mại được thựchiện vào năm 2003, theo yêu cầu của Hội đồng chương trình khung, Bộ giáo dục và đảo tạo Trong luận văn,các cặp khái niệm: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh doanh, thương mại được tác giả

quan niệm như những khái niệm có cùng nội hàm.

?! TS Bùi Ngọc Cường “Một số vấn dé hoàn thiện pháp luật vê hợp dong ở Việt Nam” Tạp chí Nhà nướcvà Pháp luật số 5/2005, tr 52.

24

Trang 23

đề trên khi sử dụng nguyên tắc luật chung, luật riêng để giải quyết xung đột

pháp luật không chỉ trên phương diện hoạt động thương mại theo nghĩa rộng

mà còn giải quyết về van đề bôi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Quan

điểm áp dụng pháp luật tại Điều 4 là phù hợp với nguyên tắc giải quyết cái

chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù (Bộ luật Dân sự điều chỉnh và áp dụng phổ biến trong quan hệ dân sự; hoạt động thương mại là hoạt động

dân sự có tính đặc thu thì áp dụng luật Thương mại )”.

Về vẫn đề giải quyết mối quan hệ giữa luật chung - luật riêng, Bộ luật Thương mại Nhật Bản (Luật số 48, ngày 9 tháng 3 năm 1899) có những điểm tương đồng với Luật Thương mại Việt Nam 2005 thé hiện ở việc quy định các quan hệ thương mại nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng được điều chỉnh bởi Luật Thương mại và những vấn đề

không được quy định tại Luật Thương mại sẽ được Bộ luật Dân sự điều chỉnh.

Cu thé, tại Điều 1 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định về quan hệ thương mại và luật ap dụng cho quan hệ thương mai, theo đó: "Đối với một quan hệ thương mại, nếu không quy định trong Bộ luật này thì áp dụng theo tập quán pháp luật thương mại; và nếu không có tập quán nào như vậy thì áp dụng Bộ

luật dân sự ”.

Như vậy, xuất phát từ thực tiễn là quan niệm về hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế tồn tai từ trước tới nay trong hệ thống pháp luật Việt Nam dẫn đến hệ quả là các van đề về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định trong cả Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại và điều này đã tạo ra một số bất cập nhất là nguyên tắc áp dụng pháp luật Tuy nhiên, kế từ khi Luật Thương mại 2005 ra đời thì về cơ bản đã giải quyết được vẫn đề

22 TS Nguyễn Am Hiểu, Bộ Tư pháp - Bài đã dẫn, tr 34, 35.

?3 Trần Thị Bạch Dương “Sự cân thiết sửa đổi luật thương mại và những điểm mới của luật thương mại

2005” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11/2005, tr 23.

25

Trang 24

nguyên tắc áp dụng pháp luật về hợp đồng nói chung và về bôi thường thiệt

hại do vi phạm hợp đồng nói riêng.

2 Các chế tài vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

Thực tiễn cho thấy, trong quá trình ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh doanh, thương mại đã phát sinh khá nhiều tranh chấp Chính vì vậy, việc quy định cụ thể và chi tiết các chế tai làm cơ sở dé giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại đã được đặt ra Các chế tài để giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh doanh, thương mại hiện nay được luật định tại Điều 292 Luật Thuong mại 2005, bao gồm sáu biện pháp sau: “7.

Buộc thực hiện đúng hợp dong; 2 Phat vi phạm; 3 Buộc bồi thường thiệt hại, 4 Tạm ngừng thực hiện hợp dong; 5 Dinh chi thực hiện hop dong; 6.

Huy bỏ hop dong”.

Có thé thay rang, so với Luật Thuong mai 1997 thì Luật Thuong mại

2005 đã bổ sung thêm hai chế tài để giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại đó là chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng và

chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng Ngoài ra, Luật Thương mại 2005 còn mở

rộng theo hướng tôn trọng sự thoả thuận, lựa chọn chế tài của các bên tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại, cụ thể khoản 7 Điều

292 quy định: “Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với

nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế” Tình thần điều luật đã dẫn cho thấy các chế tài dé giải quyết tranh chap hợp đồng kinh doanh, thương mại không chỉ thuần túy dừng lại ở sáu loại chế tài đã được pháp luật quy định Đây chính là điểm tiến bộ của Luật Thương mại

2005 so với Luật Thương mại 1997 bởi việc quy định như vậy thé hiện sự tôn

trọng quyền tự do hợp đồng, quyền tự định đoạt trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và việc giải quyết các tranh chấp do vi phạm hợp đồng

26

Trang 25

kinh doanh, thương mại nói riêng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng

nhăm thực hiện chủ trương của Dang là: “Tao điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm kinh doanh’TM đồng thời phản ánh các quy phạm pháp luật thương mại của Việt Nam đã tiễn gần tới thông lệ quốc tế.

Trong các chế tài nêu trên để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại được quy định tại Luật Thương mại 2005 thì chế tài buộc bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại là một chế tài cơ bản và thường xuyên được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng

xảy ra Chính vì vậy, cần phải có sự xem xét, đánh giá chế tài bồi thường thiệt

hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại ở cả góc độ lý luận và thực tiễn dé từng bước có phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến chế tài này trong thời gian tới.

Khi so sánh các khía cạnh giữa chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại được quy định trong Luật Thương mại Việt

Nam 2005 và Bộ luật Thương mại Nhật Bản có thé thay rang, Bộ luật Thuong

mại Nhật Bản không xây dựng theo hướng các chế tài chung để áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm hợp đồng thương mại mà quy định chế tài bôi thường thiệt hại áp dụng riêng biệt cho từng loại hợp đồng thương mại cụ thể Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa bôi thường thiệt hại do vi phạm

hợp đồng thương mại được quy định trong Bộ luật Thương mại Nhật Bản và

bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam 2005, cụ thé:

24 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội - 2001, tr 321.

27

Trang 26

Đối với hợp đồng mua bán, Điều 526 Bộ luật Thương mại Nhật Bản

quy định: “Trong trường hợp mua bán giữa các thương gia, người mua phải

xem xét hàng hoá là đối tượng mua bán ngay lúc giao nhận hàng, và nếu người mua hàng phat hiện bất cứ một sự hư hỏng hoặc thiếu hụt số lượng nào thì người đó phải gửi thông bdo ngay về việc đó cho người bán; nếu không làm như vậy thì người đó sẽ không có quyên huỷ hợp dong hoặc dé nghị giảm giá hoặc khiếu nại đòi bôi thường ”.

Đối với đại lý gửi hàng, Điều 560 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy

định: “Một người đại lý gửi hàng sẽ không được miễn trách nhiệm bôi thường thiệt hại đối với bất kỳ mat mát, hư hỏng hoặc chậm tré nào của hàng hoá,

trừ phi người đó chứng minh được là không phải ban thân mình cũng như

những người làm công cho mình đã thiếu sự quan tâm liên quan đến việc giao nhận và bảo quản hàng hoá, việc tuyển lựa người vận chuyển hoặc người đại lý gửi hàng không phải là chính người đó, và tất cả những vấn đề có liên quan đến việc vận chuyển ”.

Đối với hợp đồng vận chuyền, Bộ luật Thương mại Nhật Bản phân định

việc bôi thường thiệt hại thành các van đề như trách nhiệm bồi thường mat mát, trách nhiệm bồi thường những vật có giá trị, mức độ trách nhiệm bồi

thường thiệt hại.

- Điều 557 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định về trách nhiệm bồi thường mất mát, theo đó: “Một người vận chuyển không được miễn trách nhiệm bôi thường đối với bat kỳ sự mắt mát, hư hỏng nào của hàng hoá hoặc do hàng đến chậm trễ, trừ phi người đó chứng minh được là không phải người đó, người đại lý gửi hàng, bất cứ nhân viên nào của người đó và cũng không phải bất cứ người làm công nào khác tham gia vận chuyển đã không chú ý quan tâm trong công việc nhận hàng, giao nhận hàng, bảo quản về vận chuyển hàng ”.

28

Trang 27

- Điều 578 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định về trách nhiệm bồi thường những vật có giá trị, theo đó: “Đối với tiên, những giấy tờ có giá trị và những vật có giá trị khác, người vận chuyển không chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại trừ phi người gửi hang đã ghi rõ trị giá và mô tả cụ thể những vật đó khi giao phó cho người đó vận chuyển ”.

- Điều 580 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định về mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó: “Trong trường hợp xdy ra mat mắt toàn bộ hàng hoá thì mức độ bồi thường sẽ được xác định theo trị giá thịnh hành tại nơi đến vào ngày lẽ ra hàng hoá đó được giao Trong trường hợp xảy ra mắt mát hoặc hu hỏng một phan hàng hoá thì mức độ bôi thường sẽ được xác định theo trị giá thịnh hành tại nơi đến vào ngày hang hoá được giao, tuy nhiên, trong trường hợp hàng đến chậm tré thì những quy định của khoản trên sẽ được áp dung với những sửa đối thích hợp về chỉ tiết Bat cứ tiền cước vận chuyển và những chi phí nào khác mà việc thanh toán đã bị gác lại do bat kỳ mat mát hoặc hư hỏng nào của hàng hoá phải bị trừ di tiền bồi thường nói

trong khoản 2 trên ”.

Đối với hợp đồng vận chuyển hành khách, Điều 590 Bộ luật Thương

mại Nhật Bản quy định trách nhiệm về thiệt hại xảy ra cho hành khách, theo

đó: “Một người vận chuyển hành khách sẽ không được miễn trách nhiệm bồi

thường bất cứ thiệt hại nào xảy ra cho hành khách do việc vận chuyển đó, trừ phi người vận chuyển chứng mình được là không phải người đó và cũng không phải bất cứ người làm công nào của người đó đã thiếu cần mẫn trong việc vận chuyển đó Dé xác định mức độ bồi thường, Toà án phải tính đến

hoàn cảnh của bên bị thiệt hại cũng như hoàn cảnh cua gia đình người do”.

Đối với hợp đồng gửi giữ đồ, Điều 594 Bộ luật Thương mại Nhật Bản

quy định trách nhiệm của một người chủ cơ sở kinh doanh, theo đó: “Motngười chủ của khách sạn, cửa hang ăn, nhà tắm hoặc bát cứ một cơ sở kinh

29

Trang 28

doanh nào khác mà mục đích cơ sở đó là tiếp nhận khách, không được miễn trách nhiệm bôi thường bất cứ sự mat mát hoặc hư hại nào của dé vật mà khách hàng đã gửi người đó giữ, trừ phi người đó chứng mình được là mất mát hoặc hư hại đó xảy ra do nguyên nhân bat kha kháng Nếu các do vật

được mang vào một cơ sở kinh doanh, mặc dù không được gửi cho người chủ

cơ sở giữ, bị mat mát hoặc hư hỏng do thiếu sự trông nom của người chủ đó hoặc của bat cứ nhân viên nào của người đó thì người chủ cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm bồi thường các vật đó ”.

Điều 595 Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định trách nhiệm bồi thường những vật có giá trị, theo đó: “Đối với tiên bạc, những giấy tờ có giá trị hoặc những vật quỷ giá khác, người chủ cơ sở kinh doanh nói ở Điều trên sẽ không chịu trách nhiệm bôi thường bat cứ mắt mát hoặc hu hỏng nào của

những vật đó, trừ phi người khách đã gửi chúng cho người chủ cơ sở và nói

rõ tinh chất và trị giá của những đô vật do”.

Như vậy, xuất phát từ thực tiễn là nền thương mại Nhật bản đã có từ

lâu đời và rất phát triển dẫn đến hệ quả Bộ luật Thương mại Nhật Bản lớn và đồ sộ, tồn tại hơn 100 năm, trải qua một số lần sửa đôi, bố sung do vậy ngoài những điểm tương đồng với Luật Thương mại Việt Nam 2005 về thứ tự ưu tiên khi áp dụng pháp luật đối với tranh chấp hợp đồng thương mại nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng thì cũng có những điểm khác biệt cơ bản thể hiện sự pháp điển hóa cao trong việc xây dựng Bộ luật Thương mại khi bố cục của Bộ luật được chia thành nhiều quyên khác nhau, trong đó quy định rất chỉ tiết về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại và được áp dụng riêng biệt cho từng loại hợp đồng thương mại cụ thé.

3 Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hai do vi phạm hop đồng kinh

doanh, thương mại

30

Trang 29

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại được hiểu là một chế tài dân sự mà bản chất của nó là bên vi phạm phải bồi

thường cho bên bị vi phạm những giá trị nhất định do hành vi vi phạm hợp

đồng của bên vi phạm đã gây ra Theo đó, điều 302 Luật Thương mại 2005

quy định về bồi thường thiệt hại như sau: “7 Boi thường thiệt hại là việc bên

vi phạm bôi thường những ton thất do hành vi vi phạm hop dong gây ra cho

bên bị vi phạm, 2 Giá tri bồi thường thiệt hại bao gom gid tri ton thất thực

tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi

phạm ”.

Như vậy, so với Luật Thương mại 1997 thì Luật Thương mại 2005 đã

có những thay đôi tiễn bộ hơn theo hướng bảo vệ tối đa lợi ích của bên bi vi phạm thể hiện quy định của Luật Thương mại 2005 không chỉ dừng ở việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra Bởi lẽ, tinh thần điều luật đã dẫn nêu trên cho thay bén vi phạm đương nhiên phải bồi thường những tốn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị thiệt hại bất luận bên bị thiệt hại có yêu cầu hay không, đây có thể được hiểu là nghĩa vụ đương nhiên, trái với nghĩa vụ theo yêu cầu như tỉnh thần tại Điều 229 của Luật Thương mại 1997 Việc quy định như vậy có thể lý giải là nhằm mục đích chính để bảo vệ bên bị thiệt hại - bên yêu thế hơn trong quan hệ hợp đồng.

Về vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga quy định chủ thê hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp phải chịu tránh nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng ngay cả khi không có lỗi; trong khi đó

chủ thể dân sự phải chịu trách nhiệm khi có lỗi Dién hình như pháp luật các nước châu Au lục địa, ví dụ Điều 2, Sắc lệnh số 78-464 ngày 24/3/1978 của Pháp quy định rằng, trong hợp đồng mua bán được ký kết giữa một bên là

3l

Trang 30

thương nhân chuyên nghiệp và một bên là thương nhân không thường xuyên

tham gia hoạt động thương mại, những thoả thuận hạn chế hay miễn trừ trách

nhiệm do vi phạm hợp đồng được coi là không có hiệu lực pháp lý” Tuy

nhiên, trong trường hợp bên bị vi phạm miễn trừ cho bên vi phạm nghĩa vụ thì

mặc nhiên việc bồi thường thiệt hại không xảy ra.

Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 đã có sự khái quát hoá và cụ thê hơn so với khoản 2 Điều 229 Luật Thương mại 1997 thê hiện ở việc quy định bên vi phạm phải bồi thường giá trị cho bên bị vi phạm Sự thay thế thuật ngữ “tiền” bang thuật ngữ “giá trị” đã thé hiện nội ham rộng hơn của đối tượng mà bên vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường cho bên bị vi phạm bởi giá trị không chỉ là tiền mà còn là các loại tài sản khác Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thé đối với các khoản lợi mà bên bi vi

phạm đáng lẽ được hưởng, đó phải là khoản lợi trực tiếp chứ không phải là

khoản lợi chung chung hay là khoản lợi gián tiếp.

Nhằm cụ thể hoá việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, Điều 303 Luật Thuong mại 2005 quy định chi tiết các căn cứ dé phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, cụ thể: “7rừ trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định

tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có

du các yếu to sau đây: 1 Có hành vi vi phạm hop đồng; 2 Có thiệt hại thực

tế; 3 Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại ”.

Hành vi vi phạm là tiền đề phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại Đây chính là hành vi của một

bên đã xử sự trái với quy định của pháp luật hoặc trái với nội dung đã cam

kết, đó chính là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không

2 Xem: Nicholas B French Law of Contract London 1982 p 228

32

Trang 31

đầy đủ những nghĩa vụ đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng kinh doanh,

thương mại.

Tuy nhiên, chỉ có hành vi vi phạm hợp đồng thì chưa đủ cơ sở để phát

sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh,

thương mại mà phải có thiệt hại thực tế xảy Ta.

Thiệt hại thực tế phải là những thiệt hại về vật chất có thê tính toán,

định hình định lượng được chứ không phải là thiệt hại chung chung Thiệt hại

phải là sự giảm sút, mat mát lợi ích vật chất thực tế hoặc những chi phí hợp lý dé ngăn chan, han chế và khắc phục thiệt hại.

Về vấn đề thiệt hại, quy định của Luật Thương mại 2005 có sự thay đôi

cơ bản so với quy định tại Điều 230 Luật Thương mại 1997 thể hiện ở việc

quy định thiệt hại phải là thiệt hại thực tế chứ không phải là thiệt hại vật chất Bởi xét về góc độ thuật ngữ, thiệt vật chất, tiếng Anh (property damage) có

nội hàm rất rộng, nghĩa rất chung do đó đối với trường hợp vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, việc quy định thiệt hại vật chất rất khó phản ánh được chính xác thiệt hại đã xảy ra và về mặt lý luận cũng như thực tiễn dé gây tranh cãi giữa các bên tranh chấp, cũng như gây khó khăn cho các cơ quan áp

dụng pháp luật.

Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại phan ánh rõ mối quan hệ nhân quả Theo đó, mỗi quan hệ nhân quả được hiểu là mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và thiệt hại thực tế xảy ra, đây là mối quan hệ tất yếu, nội tại Thiệt hại phát sinh là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của sự vi phạm, không có hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại thì không làm phát sinh thiệt hại.

Khi xem xét các căn cứ dé phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại có thê thấy rằng, điểm mới của Luật Thương mại 2005 so với quy định tại khoản 4 Điều 230 Luật Thương

33

Trang 32

mại 1997 là đã loại bỏ yếu tố lỗi của bên vi phạm hợp đồng - một căn cứ phát

sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh,

thương mại Lãi để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp

đồng kinh tế là lỗi suy đoán, nghĩa là khi một bên không chấp hành hoặc chấp

hành không đầy đủ hợp đồng khi có điều kiện thực hiện được thì đương nhiên

bị coi là có lỗi”.

Chính vì vậy, việc Luật Thương mại 2005 loại bỏ yếu tô lỗi của bên vi phạm hợp đồng là một hướng tiếp cận tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế

về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp

đồng Việc quy định yếu tố lỗi như Điều 230 Luật Thương mại 1997 là không cần thiết, chỉ cần đủ ba yếu tố được quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 là có căn cứ dé phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Về vấn đề lỗi, một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “/ Người không thực hiện hoặc

thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có

lỗi có ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác 2 Có ý gây thiệt hai là trường hop một người nhận thức rõ

hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong

muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra Vô y gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gáy thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng

cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc thể ngăn chặn được ”.

?® Giáo trình Luật kinh tế - Trường Dai học Luật Hà Nội năm 1994, tr 368.

34

Trang 33

Khi xem xét các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương

mại 2005, chúng ta có thé nhận thấy rang, có khá nhiều quy định trong đó thé hiện mục đích của việc phân biệt hai hình thức lỗi cô ý và lỗi vô ý, tức là hệ quả pháp lý của vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và lỗi vô ý là không giống nhau, cụ thể khoản 2 Điều 411 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Trong truong hợp khi giao kết hợp đông mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bôi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đông có đối tượng không thể thực hiện được ” Như vậy, trong trường hợp này lỗi cô ý và lỗi vô ý dẫn đến các hệ quả pháp lý khác nhau Nếu một bên hoàn toàn không thê biết được, tức là lỗi vô ý và đối tượng của hợp đồng không thé thực hiện được, thì van đề bồi thường thiệt hại không được đặt ra, điều này có nghĩa là bên kia không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong khi đó nếu là lỗi có ý thì ngược lại Việc một bên biết hay buộc phải biết rằng, đối tượng của hợp đồng không thé thực hiện được mà không thông báo cho bên kia có thé được đánh giá như một hành vi lừa dối trong việc ký kết hợp đồng.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, khi người bán giao hàng không phù

hợp với các điều kiện đã cam kết của hợp đồng, có thé là kém chất lượng so

với thỏa thuận hoặc hàng hóa được giao có sự tranh chấp của người thứ ba liên quan đến quyền sở hữu hay quyên sở hữu trí tuệ, thì người mua chỉ được quyền khiếu kiện nếu tuân thủ thời hạn thông báo về tinh chất không phù hợp của hàng hóa hay sự tranh chấp của người thứ ba cho người bán trong thời hạn do pháp luật quy định Nếu người mua không tuân thủ thời hạn thông báo theo luật định thì họ mất quyền khởi kiện Tuy nhiên, Điều 46, 47 Luật Thương mại 2005 quy định rằng, nếu người bán biết hay không thể không

biết về sự không phù hợp của hàng hóa với điều kiện của hợp đồng hay khiếu

35

Trang 34

nại của người thứ ba thì người mua vẫn không mắt quyền khiếu kiện ngay cả

khi đã hết thời hạn thông báo theo luật định.

Như vậy, lỗi là điều kiện không thể thiếu được khi xác định trách

nhiệm dan sự nói chung và bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng dân sự

nói riêng Cơ sở xác định lỗi, hình thức lỗi là do pháp luật quy định và đây

không phải là lỗi do suy đoán mà là lỗi do pháp luật quy định trước do đó khi

xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005, cần phải xác định yếu tô lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho bên có hành vi trái pháp luật - bên có lỗi phải bồi thường

thiệt hại Đây chính là sự khác biệt giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương

mại 2005 về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

4 Trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm và nghĩa vụ thông báo

của bên vi phạm

Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại, không phải mọi trường hợp có hành vi vi phạm là bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và vẫn đề này được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 với việc liệt kê các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm: “J Bên vi

phạm hợp dong được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xay

ra trường hop miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bat khả kháng; c) Hanh vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lÿ Nhà nước có thẩm quyên mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao

kết hợp đông; 2 Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng mình các trường

hợp miễn trách nhiệm ”.

Về vẫn đề miễn trách, pháp luật của Anh quy định thoả thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại gián tiếp sẽ không liên quan đến những thiệt

36

Ngày đăng: 03/05/2024, 17:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan