Kết quả thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 52)

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội khoá VIII thông qua ngày 29/12/1987, nhưng hoạt động thu hút FDI chỉ thực sự bắt đầu vào tỉnh Thái Bình vào những năm đầu thế kỷ 21. Kể từ khi có dự án đầu tiên vào tỉnh Thái Bình, đến hết năm 2013 đã thu hút được 50 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 320,85 triệu USD, trong đó có 45 dự án đã đi vào hoạt động. Quá trình thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Bình có thể chia ra làm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn từ 2001 – 2005:

Luật Đầu tư nước ngoài tại tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987, đến năm 2000 đã được liên tục sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Trong đó, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung năm 2000, đã tạo ra được sức hấp dẫn mới cho các nhà đầu tư vào Việt Nam với việc đưa ra 4 loại danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực không được đầu tư. Đồng thời cũng đưa ra 2 quy trình cấp phép là đăng ký cấp phép và thẩm định cấp phép, cho phép được tự tổ chức lại bằng cách chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sát nhập, hợp nhất. Sau sự kiện này, vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng lên.

Tại tỉnh Thái Bình, ngày 05/07/2001 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 378/2001/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình. Ngày 04/10/2001 ban hành Quyết định số 252/2001/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại tỉnh Thái Bình và đến ngày 25/07/2002 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 52/2002/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình thay thế Quyết định số 378/2001/QĐ-UBND ngày 05/07/2001 của UBND tỉnh. Ba Quyết định này đã tạo môi trường đầu tư tốt và thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Tỉnh. Mặt khác, tỉnh Thái Bình đã hình thành và phát triển các KCN để kêu gọi các nhà đầu tư. Tháng 12/2002, KCN Phúc Khánh - KCN đầu tiên của tỉnh Thái Bình được Chính phủ cho phép thành lập với quy mô diện tích 120 ha. Đây được coi là bước ngoặt để thu hút các nhà đầu tư.

Hình 2.1: Vốn ĐK, Vốn TH của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2005

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình

Trong 5 năm Thái Bình đã thu hút được 15 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 74,50 triệu USD, tổng vốn thực hiện là 43,32 triệu USD, tỷ lệ giải ngân trong giai đoạn này cao 58,14%, đây được xem là thành công bước đầu trong việc thu hút vốn FDI. So với cả nước, thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Bình thời kỳ này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, số dự án chỉ chiếm 0,35% so với cả nước, vốn đăng ký chiếm 0,28% và vốn thực hiện chiếm 0.26%. Tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước đạt 61,24%

trên tổng vốn đăng ký, cao hơn so với tỉnh Thái Bình. Bảng 2.1: Số dự án, Vốn ĐK, Vốn TH của cả nƣớc và Thái Bình từ 2001 - 2005 Chỉ tiêu Số dự Án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện

(Triệu USD) VĐK/1DA VTH/1DA

Thái Bình 15 74,50 43,32 4,97 2,89

Cả nước 4.326 26.559,10 16.266,80 6,14 3,76

Tỷ trọng (%) 0,35 0,28 0,26

Nguồ n: - Sở Kế hoạ ch và Đ ầ u tư tỉ nh

Thái Bình

- Niên giám thố ng kê tỉ nh Thái

Bình và cả nư ớ c

- Giai đoạn 2006-2013:

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000 theo hướng cởi mở, minh bạch, có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Năm 2005, Quốc Hội đã ban hành Luật Đầu tư chung cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, điều này đã tạo ra sự bình đẳng hơn và tạo ra môi trường thuận lợi để đón dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Bảng 2.2: Số dự án, Vốn ĐK, Vốn TH của cả nƣớc và Thái Bình từ 2006 - 2013

Năm

Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) Cả nƣớc Thái Bình Tỷ trọng (%) Cả nƣớc Thái Bình Tỷ trọng (%) Cả nƣớc Thái Bình Tỷ trọng (%) 2006 987 3 0,30 12.004 28,72 0,23 4.100 7,59 0,18 2007 1.544 10 0,64 21.375 45,05 0,21 8.030 22,88 0,28 2008 1.482 8 0,53 64.011 77,45 0,12 11.500 11,49 0,09 2009 1.504 3 0,19 21.480 26,7 0,12 10.000 6,26 0,06 2010 1.125 3 0,26 18.100 4,36 0,02 11.120 1,54 0,01 2011 1.155 4 0,34 14.700 38,37 0,26 11.000 11,89 0,10 2012 1.287 1 0,07 16.300 2,5 0,01 10.460 1,36 0,01 2013 1.530 3 0,19 22.350 23,2 0,1 11.500 6,21 0,05 Nguồ n: - Cụ c Đ ầ u tư nư ớ c ngoài, Bộ Kế hoạ ch & Đ ầ u tư - Sở Kế hoạ ch và Đ ầ u tư tỉ nh Thái Bình

- Niên giám thố ng kê tỉ nh Thái

Bình và cả nư ớ c

Hình 2.2: Vốn ĐK, Vốn TH của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006-2013

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Bình

Trong giai đoạn từ 2006 – 2013, đặc biệt là từ năm 2007 về sau, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì vốn FDI gia tăng mạnh mẽ cả về vốn thực hiện và vốn đăng ký. Không nằm ngoài xu hướng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng, tỉnh Thái Bình giai đoạn này đã thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Ngày 02/02/2007, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích thu hút đầu tư tại Thái Bình. Ngày 08/07/2009 UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục ban hành Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình và đến năm 2012, UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục ban hành Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 10/05/2012 thay thế Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND. Trong giai đoạn này lượng vốn FDI thu hút được rất cao, số dự án cũng tăng lên nhiều.

Tổng số vốn FDI thu hút trong giai đoạn này đạt cao nhất với tổng số dự án đăng ký là 35 dự án, số vốn đăng ký 246.35 triệu USD, vốn thực hiện đạt 69,22 triệu USD, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt 28,09%. Trong 3 năm từ 2006 – 2008, số dự án được cấp phép là 21 với số vốn đăng ký đạt 151,22 triệu USD, vốn thực hiện đạt 41,96 triệu USD. Bước sang năm 2009, theo xu hướng chung do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, vốn đăng ký giảm

chỉ đạt trên 26 triệu USD, vốn thực hiện chưa đến 6,3 triệu USD và tiếp tục đà giảm sang năm 2010. Đến năm 2011, tình hình đã có chuyển biến khi thu hút được 4 dự án với số vốn đăng ký đạt 38,37 triệu USD, vốn thực hiện đạt 11,89 triệu USD. Tuy nhiên so với cả nước, những con số này vẫn vô cùng khiêm tốn.

Bảng 2.3: Vốn FDI của Thái Bình và cả nƣớc giai đoạn 2006-2013

Chỉ tiêu Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) VĐK/1DA VTH/1DA

Thái Bình 35 246,35 69,22 7,03 1,97 Cả nước 10.614 187.620 77.710 17,67 7,32 Tỷ trọng (%) 0,35 0,13 0,09 Nguồ n: - Sở Kế hoạ ch và Đ ầ u tư tỉ nh Thái Bình - Cụ c Đ ầ u tư nư ớ c ngoài – Bộ Kế hoạ ch & Đ ầ u tư

2.2.2.1 Tỷ trọng vốn FDI trên tổng vốn đầu tư

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tƣ theo nguồn vốn tại Thái Bình giai đoạn 2006-2010 Năm

Phân theo nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010

Vốn khu vực kinh tế Nhà

nước 28.02 24.13 19.23 24.96 24.06 Vốn ngoài nhà nước 67.72 72.00 73.66 65.98 66.33 Vốn khu vực đầu tư trực tiếp

của nước ngoài 4.26 3.87 7.11 9.07 9.61

Tổng số (%) 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010

Trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Bình không ngừng tăng lên, cụ thể: năm 2006 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm 4,26% tổng vốn đầu tư, đến năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 9,61%. Điều

này phản ánh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình.

2.2.2.2 Quy mô và cơ cấu thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay có 2 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

Bảng 2.5: Thu hút vốn FDI vào Thái Bình theo hình thức đầu tƣ

Hình thức đầu tư Dự án Tổng vốn đăng ký (USD) Số lượng Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Liên doanh 1 2 688.000 0,21 100% vốn nước ngoài 49 98 320.162.000 99,79 Tổng số 50 100 320.850.000 100 Nguồ n: - Sở Kế hoạ ch và Đ ầ u tư tỉ nh Thái Bình

Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm hơn 99% do chính sách thu hút đầu tư của Thái Bình đã trở nên thông thoáng hơn, lĩnh vực hạn chế được thu hẹp, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng hiểu biết và an tâm hơn khi đầu tư vào địa bàn Thái Bình.

2.2.2.3 Quy mô và cơ cấu thu hút vốn FDI theo địa bàn đầu tư

Địa điểm đầu tư theo khu vực

Bảng 2.6: Tình hình thu hút vốn FDI theo địa điểm đầu tƣ từ 2001 - 2013

Địa điểm đầu tư

Dự án Tổng vốn đăng ký (USD)

Tổng vốn thực hiện (USD) Số

Trong KCN 34 68 294.583.920 91,81 79.380.346 70,53

Ngoài KCN 16 32 26.266.080 18,19 33.159.654 29,47

Tổng số 50 100 320.850.000 100 112.540.000 100

Nguồ n: Sở Kế hoạ ch & Đ ầ u tư

tỉ nh Thái Bình

Các dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thái Bình tập trung chủ yếu và ngày càng tăng vào các KCN với trên 90% tổng vốn đăng ký trong toàn Tỉnh, số lượng các dự án đầu tư bên ngoài KCN có số vốn đăng ký thấp, quy mô vốn nhỏ. Kết quả này là do các KCN đã có sẵn cơ sở hạ tầng, giải quyết các thủ tục nhanh, tỉnh cũng có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các KCN như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, ưu đãi thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng…Mặt khác, từ khi có Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ cho phép Trưởng ban quản lý các KCN được cấp phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có FDI đầu tư trong KCN nên càng làm tăng các dự án FDI vào các KCN.

Đị a bàn đ ầ u tư theo đ ị a giớ i hành chính

Bảng 2.7: Thu hút vốn FDI phân theo địa giới hành chính tỉnh Thái Bình

TT Địa bàn Số dự Án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Thành phố Thái Bình 44 269.048.500 83,85 102.397.700 90,99 2 Huyện Đông Hưng 2 12.812.500 3,99 1.968.300 1,75 3 Huyện Quỳnh Phụ 1 33.000.000 10,29 5.687.500 5,05 4 Huyện Hưng Hà 1 3.632.700 1,13 1.361.500 1,21 5 Huyện Tiền Hải 1 2.356.300 0,74 1.125.000 1,00

Tổng 50 320.850.000 100 112.540.000 100

Nguồ n: Sở Kế hoạ ch & Đ ầ u tư

tỉ nh Thái Bình

Các dự án FDI vào tỉnh Thái Bình tập trung chủ yếu ở Thành phố Thái Bình, là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh, điều kiện giao thông thuận lợi, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu đầu tư vào tỉnh Thái Bình có xu hướng tìm những địa điểm có cơ sở hạ tầng tốt để thuận lợi cho việc kinh doanh hoặc nơi tập trung nguồn lao động có tay nghề để xây dựng nhà máy sản xuất.

2.2.2.4 Quy mô và cơ c u thu hút v n FDI theo lĩ nh vc đ ầ u

tư

Bảng 2.8: Thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tƣ từ 2001 - 2013

Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện (USD) Tỷ Trọng (USD) Tỷ trọng CN chế biến, gia công, chế tạo 46 291.086.100 90,72 91.219.500 81,06 Nông, Lâm nghiệp,

Thuỷ sản 1 3.588.900 1,12 2.630.500 2,34

Hoạt động kinh doanh

bất động sản 3 26.175.000 8,16 18.690.000 16,60 Tổng số 50 320.850.000 100 112.540.000 100

Nguồ n: Sở Kế hoạ ch & Đ ầ u tư

tỉ nh Thái Bình

Ngành công nghiệp chế biến, gia công, chế tạo như: dệt may, sản xuất thép, đồ điện tử … tạo được sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký lên đến 291 triệu USD, chiếm tỷ trọng 92% số dự án FDI và tới 90,72% vốn đăng ký, 81,06% vốn thực hiện, số vốn đăng ký trung

bình 6,33 triệu USD và 1,98 triệu USD vốn thực hiện 1 dự án. Các dự án này đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vốn FDI đầu tư vào ngành Nông – Lâm – Thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ chiếm 1,12% vốn đăng ký, 2,34% vốn thực hiện. Vốn FDI đầu tư vào ngành dịch vụ chưa có, thể hiện sự mất cân đối trong đầu tư FDI theo ngành tại tỉnh Thái Bình.

2.2.2.5 Quy mô và cơ cấu thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư

Bảng 2.9: Thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tƣ

TT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện (USD) Tỷ trọng (%) (USD) Tỷ trọng (%) 1 Đài Loan 30 184.566.100 57,52 59.124.700 52,54 2 Đức 1 620.000 0,19 575.000 0,51 3 Hàn Quốc 10 33.157.000 10,33 14.361.000 12,76 4 Hồng Kông 2 39.118.000 12,19 20.832.500 18,51 5 Indonesia 1 3.588.900 1,13 2.630.500 2,34 6 Mỹ 1 10.000.000 3,12 4.470.000 3,97 7 Nhật Bản 2 4.600.000 1,43 2.842.000 2,53 8 Trung Quốc 3 45.200.000 14,09 7.704.300 6,85 Tống số 50 320.850.000 100 112.540.000 100 Nguồ n: Sở Kế hoạ ch & Đ ầ u tư tỉ nh Thái Bình

Tính từ năm 2001 đến nay, Thái Bình đã thu hút vốn FDI từ 8 quốc gia trên thế giới trong đó chủ yếu đến từ các nước châu Á. Các nước châu Á chiếm tới 96% số dự án, 96,69% vốn đăng ký và 95,52% vốn thực hiện. Đặc biệt, khu vực nói tiếng Hoa như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chiếm tới 70% số dự án và 83,8% vốn đăng ký và chiếm 77,9% vốn thực hiện. Các nước phương tây như Mỹ, Đức chiếm 4% số dự án, 3,31% vốn đăng ký, 4,48% vốn thực hiện. Việc các nước phương tây chiếm tỷ trọng thấp trong thu hút vốn FDI là bất lợi cho tỉnh Thái

Bình vì không tận dụng được công nghệ tiên tiến, giảm khả năng tiếp thu công nghệ nguồn hiện đại, cũng như trình độ quản lý từ các nước phương Tây.

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI BÌNH

2.3.1 Những thành công trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Bình

2.3.1.1 Thành công

Thứ nhấ t, vố n FDI bổ sung thêm vố n cho đ ầ u tư phát

triể n kinh tế , xã hộ i tỉ nh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh nghèo, thu ngân sách chỉ đủ đáp ứng 2/3 cho chi thường xuyên và hàng năm phải dựa vào cân đối của Trung ương, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, tích luỹ nội bộ trong tỉnh còn thấp. Nhờ có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đóng góp thêm vào trong tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển tỉnh Thái Bình. Vốn FDI đã góp phần vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, gia công, chế tạo, dệt may xuất khẩu… Điều này góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Mặc dù so với cả nước tổng vốn FDI đầu tư vào Thái Bình chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, nhưng nhìn chung từ năm 2001 đến nay, tỉnh Thái Bình đã từng bước thu hút được nhiều hơn vốn FDI cho đầu tư phát triển. Việc thu hút nguồn vốn FDI đã có tác động tích cực, lan toả tốt đến việc thu hút các nguồn vốn từ các khu vực trong nước tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)