Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 40)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 262/2006/Qđ-TTg ngày 14/11/2006, theo đó quan điểm phát triển của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn mở rộng sản xuất hàng hóa của Thái Bình với thị trường trong nước, đồng thời tranh thủ mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến, đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước [15]. Để đạt được mục tiêu phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt, đòi hỏi tỉnh phải huy động được nguồn lực đầu tư lớn, đặc biệt là nguồn vốn FDI thực sự trở thành nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển tỉnh Thái Bình, những lợi ích mà vốn FDI mang lại đã làm cho thu hút vốn FDI trở thành một vấn đề quan trọng mà tỉnh Thái Bình luôn quan tâm hàng đầu.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình trong thu hút vốn FDI như sau:

Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa phương

Điều kiện tiên quyết để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài là cần có sự ổn định về chính trị - xã hội và môi trường kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền địa phương cần làm tốt việc kiểm tra các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án cho phù hợp. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương liên quan cũng như với các cơ quan Trung ương trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tư và theo dõi, đôn đốc các dự án đầu tư sau cấp phép. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tránh các dự án bong bóng.

Các cấp chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát, cùng đồng hành với nhà đầu tư nước ngoài để hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho các dự án đầu tư thực hiện đúng cam kết và kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm tiến độ, các dự án treo. Phối hợp với Ban quản lý các KCN kiểm tra việc chấp hành luật pháp Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài như: bảo vệ môi trường, tiền công, tiền lương, bảo hiểm, an toàn lao động…

Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là rất cần thiết để tạo môi trường thu hút đầu tư, bảo đảm đầu tư nước ngoài theo quy hoạch, định hướng của nhà nước, khai thác nguồn lực có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững tại địa phương.

Thứ hai, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài

Đẩy mạnh xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Vấn đề này được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm hàng đầu. Với một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và hiện đại sẽ đảm bảo thực hiện di chuyển vốn nhanh và kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường. Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng giúp giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư là yêu cầu cấp

bách, không chỉ có tác dụng thu hút thêm các dự án FDI mà còn giữ chân những dự án đang hiện hữu.

Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên huy động từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách, vay thương mại, phát hành trái phiếu, khuyến khích vốn tư nhân đầu tư cho các dự án Nhà nước…cần có quy chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể và đủ sức hấp dẫn đối với các hình thức đầu tư khác nhau vào các dự án, lĩnh vực trọng điểm. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng…

Thứ ba, thủ tục hành chính cần đơn giản, gọn nhẹ

Phải thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư để vừa khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù hợp với các quy định chung của Nhà nước. Các thủ tục hành chính cần công khai hoá, minh bạch hoá và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực FDI, đơn giản hoá thủ tục thẩm định và cấp phép đầu tư, kiên quyết xử lý những trường hợp hạch sách, nhũng nhiễu, vô trách nhiệm của các cán bộ cơ quan công quyền. Xây dựng và triển khai cơ chế “một cửa liên thông” trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng.

Thứ tư, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ để thu hút nguồn vốn FDI

Chính sách phát triển dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động FDI là rất cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài như: dịch vụ tư vấn hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính, tư vấn pháp luật, cung cấp các thông tin đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính, vận tải, kho bãi, hay chuyển giao công nghệ, dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép…

Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương

ngành công nghệ cao. Phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo định ướng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của các nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu việc làm của người lao động. Phát triển thị trường lao động và hoàn thiện thị trường lao động theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về đào tạo, dạy nghề, về lao động, việc làm, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế của đất nước trong quá trình hội nhập. Địa phương phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, trong trường hợp không đào tạo được thì phải có các chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của các cán bộ phụ trách tại địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm, bồi dưỡng.

Thứ sáu, coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư

Chủ động chủ trì và phối hợp với các cơ quan sở, ban, ngành sớm xây dựng và quản lý thống nhất triển khai các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch không gian sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết các ngành, lãnh thổ cần thiết. Trừ một số dự án đặc thù như khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu, các dự án cần đặt tại nơi có thị trường tiêu thụ trực tiếp, cần định hướng quy tụ các dự án FDI tập trung vào KCN được xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường nghiêm ngặt. Trên cơ sở đó, hình thành các danh mục, dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, trong đó xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ưu đãi cần thiết.

Thứ bảy, chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ phù hợp

Phải chủ động lựa chọn dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tuỳ tiện, tin vào những lời hứa hẹn của nhà đầu tư nước ngoài mà buộc phải có thiết kế dự án cụ thể khả thi và đầu tư vào khâu bảo vệ môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án.

Nếu nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn địa điểm và nước để đầu tư thì địa phương cũng có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho cộng đồng dân cư. Định hướng đầu tư, kiên quyết từ chối cấp giấy phép cho các ngành chưa khuyến khích, hướng vào những ngành mà địa phương cần vốn và công nghệ để cải tạo, nâng cấp, phát triển. Phải xem xét kỹ các dự án có vốn đầu tư lớn, tìm hiểu cụ thể thương hiệu và năng lực thực tế của đối tác. Phải có quan điểm đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài để bảo đảm sự phát triển bền vững.

Thứ tám, cần kiến nghị với Nhà nước về hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng hơn

Cần có kiến nghị với Nhà nước về những chính sách chưa phù hợp, gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài; những chính sách ưu đãi chưa phù hợp với quy định của pháp luật để từ đó Nhà nước đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 40)