Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư còn yếu vì vậy cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thu hút vốn FDI, ngoài hoạt động xúc tiến đầu tư chung còn phải chú trọng xúc tiến đầu tư theo địa chỉ nhằm lôi kéo trực tiếp các nhà đầu tư đa quốc gia có trình độ công nghệ cao hoặc có khả năng tạo ảnh hưởng tới sự phát triển các ngành kinh tế nội địa nhằm tạo ra sự cân đối trong thu hút đầu tư. Như vậy, trong thời gian tới, công tác xúc tiến cần thực hiện theo hướng sau đây:
- Cần thành lập tổ xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND tỉnh. Thực tế hiện nay, tại tỉnh Thái Bình việc xúc tiến thu hút vẫn chưa có cơ quan chuyên trách nên hiệu quả của hoạt động này chưa cao và chưa chuyên nghiệp. Hoạt động xúc tiến trực thuộc Trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cho phép phát huy lợi thế về nhân sự và kinh nghiệm nhưng khó tránh khỏi sự quá tải
trong công việc, lại không có bộ phận chuyên trách về vấn đề thu hút nên hoạt động không hiệu quả. Việc thành lập cơ quan độc lập nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp của bộ phận này. Bộ phận này sẽ là đầu mối để thu thập và xử lý thông tin để cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo cho quá trình xúc tiến được liên tục, không bị gián đoạn.
- Tạo dựng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài trong suốt quá trình đầu tư.
Theo dõi và hỗ trợ nhà đầu tư chiếm vị trí quan trọng đối với công việc xúc tiến đầu tư. Thời gian qua, chưa được quan tâm đúng mức. Làm tốt vấn đề này giúp cho hoạt động đầu tư diễn ra một cách thuận lợi. Việc giúp đỡ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới triển khai dự án là cực kỳ quan trọng, nhất là trong quá trình hoàn thiện chính sách, các thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp nên phải thường xuyên liên hệ với các nhà đầu tư để lắng nghe ý kiến và đưa ra các biện pháp tháo gỡ là hết sức cần thiết. Mặt khác, việc bám sát quá trình đầu tư làm cho quá trình giải ngân vốn FDI được nhanh hơn. Việc hỗ trợ còn có thể hướng vào tư vấn về pháp lý, thuế, xây dựng, giấy phép lao động. Để nâng cao chất lượng, cần tính phí cho hoạt động hỗ trợ này. Việc hỗ trợ các nhà đầu tư một cách có hiệu quả còn góp phần tăng tỷ lệ tái đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, là cơ sở để các nhà đầu tư thực hiện triển khai các dự án như cam kết ban đầu.
- Tăng cường ngân sách cho các hoạt động xúc tiến đầu tư.
Thời gian qua, tỉnh Thái Bình chú trọng nhiều đến xúc tiến thương mại, chưa dành khoản kinh phí thích đáng cho hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả, tỉnh nên coi đây là khoản kinh phí thường xuyên và trích nguồn ngân sách nhất định để duy trì và phát triển hoạt động này trong dài hạn, có kế hoạch đầu tư thường xuyên và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này.
- Tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản thủ tục mở văn phòng đại diện, các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoạt động tại tỉnh Thái Bình. Thường xuyên tổ chức hội nghị các văn phòng đại diện nước ngoài để nắm bắt những thuận lợi khó
khăn của các doanh nghiệp FDI từ đó đề ra hướng giải quyết.
- Lập văn phòng đại diện, trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư ở các nước mà tỉnh muốn thu hút đầu tư như: EU, Mỹ và một số nước phát triển khác.
- Cần lựa chọn những công cụ xúc tiến phù hợp để truyền thông tin đến cho các nhà đầu tư biết. Có thể lựa chọn các công cụ như: Mở các hội thảo về cơ hội đầu tư, Quảng cáo, Ấn phẩm thông tin, CD hoặc DVD, Internet, Tổ chức các đoàn vận động
3.2.3 Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch trong thời gian vừa qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động thu hút vốn FDI vào tỉnh thấp. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch cần phải được đánh giá đúng mức và quan trọng nhất là vai trò quản lý Nhà nước trong công tác quy hoạch. Trong thời gian tới cần:
- Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch. Cần đổi mới phương pháp quy hoạch từ truyền thống sang áp dụng các phương pháp quy hoạch tiên tiến trên thế giới như: Quy hoạch chiến lược hợp nhất (integrated strategic planning), kế hoạch đầu tư đa ngành (multi sectoral investment planning). Đồng thời hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực quy hoạch và chính sách sử dụng đất để phát triển hạ tầng các KCN.
- Tiến hành rà soát, điều chỉnh, phê chuẩn và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng trong những năm tới làm cơ sở để thu hút phát triển kết cấu hạ tầng, khẩn trương triển khai các loại quy hoạch ngành, xây dựng, phát triển đô thị, sử dụng đất đến năm 2020.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phê duyệt các quy hoạch còn thiếu và rà soát, bổ sung, điều chỉnh các loại quy hoạch đã được duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch quốc gia của từng ngành kinh tế, các cam kết quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án như: Quy hoạch sản phẩm, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, quy hoạch phát triển
đô thị và quy hoạch sử dụng đất. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chi tiết các KCN đã được Chính phủ phê duyệt danh mục, quy hoạch và công bố công khai các vị trí xây dựng các dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt.
- Cần định hướng quy tụ các dự án FDI tập trung vào các KCN được xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật - xã hội hiện đại và các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường nghiêm ngặt. Trên cơ sở đó, hình thành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, trong đó xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án.
- Tổ chức hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển các KCN và phối hợp với các đơn vị nghiên cứu phương án điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN với an sinh xã hội.
3.2.4 Phát triển công nghiệp hỗ trợ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ là cơ sở để tăng cường thu hút vốn FDI, ngành công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry-SI) là ngành nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu. Công nghiệp hỗ trợ cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu...cho ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng. Công nghiệp hỗ trợ được ví như “chân núi”, tạo phần cứng để hình thành nên “thân núi” và “đỉnh núi” chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng. Thông thường, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển trước, làm cơ sở để ngành công nghiệp chính yếu như ôtô, xe máy, điện tử, dệt may, giày da, viễn thông... phát triển. Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo Quyết định này, một số ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giày và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao sẽ được khuyến khích phát triển. Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên và dành quỹ đất thích hợp về diện tích, vị trí, tiền thuê đất. Bên cạnh đó, còn một số ưu đãi khác như được sử dụng cơ sở hạ tầng trong khu, cụm công nghiệp, các dịch vụ công cộng, được hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân
lực cũng như tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động.
Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của Chính Phủ về công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Thái Bình cần tập trung vào việc quy hoạch và phát triển từng bước mô hình cụm liên kết công nghiệp, nâng cấp mô hình làng nghề truyền thống, phát triển cụm công nghiệp của một số ngành cụ thể, sản xuất linh kiện nhựa, kim loại, mạ công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật dùng chung phục vụ cho từng ngành công nghiệp. Trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình cần tập trung vào:
Xây dựng dựng KCN hỗ trợ, có định hướng hợp lý cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, ban hành các chính sách có liên quan. Trong dài hạn, cần xác định loại nguyên liệu nào cần nhập từ bên ngoài và nguyên liệu nào có thể tự sản xuất được trong nước. Phải thực hiện chính sách nội địa hoá hợp lý và cần thiết, đồng thời phải hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các phụ tùng, phụ liệu nằm trong diện nội địa hoá.
Phải có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ như: ưu đãi về vốn vay, về thuế, về mặt bằng xây dựng, hỗ trợ khoa học và công nghệ, hỗ trợ về đào tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài gặp nhau theo hướng hai bên cùng có lợi và hợp tác lâu dài.
3.2.5 Cải cách thủ tục hành chính
Thường xuyên thực hiện cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, gây phiền toái cho các nhà đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế xã hội dựa trên cơ sở pháp luật không cấm là làm được. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan gắn với thời gian cụ thể liên quan đến hoạt động đầu tư như: xử lý hồ sơ, thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng đảm bảo thực hiện đúng tiến độ. Giải quyết nhanh chóng thủ tục ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành; bảo đảm tính ổn định lâu dài trong chính sách ưu đãi đầu tư. Hoàn thiện thủ tục cấp phép theo hướng công khai, minh bạch và quán triệt nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” trước khi cấp phép dự án. Thu hẹp các dự án gây ô nhiễm môi trường hoặc thua lỗ kéo dài, không có đóng
góp với ngân sách nhà nước như tính toán ban đầu… kiên quyết đóng cửa hoặc di chuyển ra khỏi khu vực đông dân cư và trung tâm những doanh nghiệp gây ô nhiễm, buộc giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên… tăng sự giám sát của cộng đồng, lựa chọn các dự án có nhiều tác động tích cực đến môi trường.
Thực hiện tốt cơ chế “một cửa, liên thông” nhằm tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài theo hướng:
- Xác định rõ đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch hành chính, là nơi tiếp nhận các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết các quan hệ hành chính (quan hệ về thủ tục hành chính, quan hệ công việc) và là nơi cung cấp kết quả cuối cùng sau khi thực hiện các bước tác nghiệp theo quy định. Phải có vai trò chỉ huy, là đầu mối điều hành, kiểm tra, giám sát “dòng chảy” của quy trình, để các bước thực hiện không bị “tắc” tại các khâu trung chuyển giữa các cơ quan, giữa các đơn vị hoặc giữa các cấp.
- Xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết quan hệ hành chính, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từng khâu, kết quả trung gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa các thành viên.
Qua đây cần xác định rõ tính hệ thống, hợp lý của các khâu trong quy trình, khâu nào có thể bỏ bớt, khâu nào có thể thực hiện đồng thời để rút ngắn thời gian và khâu nào có thể được kết hợp, lồng ghép với nhau.
- Xác định và xây dựng hệ thống chuẩn hóa về văn bản, hồ sơ, tính pháp lý kèm theo, xác nhận về chuyên môn, chuyên ngành, định mức và tiêu chuẩn cần phải tuân thủ cần thiết cho từng khâu, từng công đoạn thuộc quy trình. Khi các quy định về pháp lý đối với chức năng, thẩm quyền và thủ tục cho việc thực hiện quan hệ hành chính đã được xác định rõ ràng, đầy đủ thì công việc của các cơ quan hành chính Nhà nước sẽ rất thuận lợi trong việc thiết lập và bảo đảm sự vận hành các quy trình theo cơ chế “một cửa, liên thông”.
Xây dựng Chính phủ điện tử để giải quyết thủ tục hành chính cụ thể:
- Xây dựng mạng thông tin điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh và tỉnh với Trung ương để nhanh chóng giải quyết công việc trong nội bộ các cơ quan hành chính.
- Đưa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư lên mạng, các cán bộ hành chính và quản lý phải có hộp thư điện tử riêng để nhanh chóng trả lời những vướng mắc mà nhà đầu tư gặp phải. Hạn chế sự tiếp xúc của các nhà đầu tư với công chức để giảm chi phí thời gian và tình trạng nhũng nhiễu.
- Công bố các thủ tục hành chính tỉnh lên Website chính của UBND tỉnh, còn trên các Website các cơ quan ban, ngành liên quan khác cũng phải công bố chi tiết, cụ thể những thủ tục liên quan đến lĩnh vực của mình phụ trách để các nhà đầu tư tự tìm hiểu và hoàn thiện được hồ sơ tài liệu, trong đó nhấn mạnh khen thưởng những nhà đầu tư nào phát hiện cán bộ hành chính cố tình gây nhũng nhiễu đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời, thích đáng những cán bộ đó.
3.2.6 Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực
• Đối với cán bộ công chức liên quan đến lĩnh vực đầu tư phải thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ, phải có các chính sách ưu đãi về tiền lương, tuyển dụng, nhà ở để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại Tỉnh. Mặt khác, cần có chính sách nhà ở và đào tạo ngoại ngữ cho công nhân trong khu vực FDI để họ yên tâm, ổn định làm việc. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm đào tạo thành lập chi nhánh hoặc liên kết đào tạo đặt tại tỉnh Thái Bình với mục đích tạo nguồn nhân lực cho các dự án nước ngoài, từng bước nâng cao chất lượng nhân lực.
• Nắm chắc tình hình phát triển và yêu cầu về nhân lực của nền kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để có chương trình, kế hoạch thích hợp. Từ đó, làm cơ sở hoạch định chiến lược sát với tình hình thực tiễn, bảo đảm nguồn nhân lực cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt kịp nhu cầu phát triển. Để thực hiện tốt giải pháp này, phải lấy cầu về kinh tế có vốn FDI làm tiêu chí trong bảo đảm nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng và cơ cấu) đồng thời phải dựa trên tín hiệu của thị trường lao động và mức độ đáp ứng về nhân lực hiện tại để hoạch định chính sách, tạo nguồn.
• Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực bám sát yêu cầu của khu vực FDI.
được nhu cầu trong tương lai.
- Phát triển hệ thống dạy nghề bền vững có sự tham gia tích cực, chủ động của doanh nghiệp có vốn FDI vào hoạt động dạy nghề ở các cấp độ khác nhau.
- Các cơ sở đào tạo cần chú trọng chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn, thực