Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số địa

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 34)

CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÁI BÌNH

1.3.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số địa phƣơng tại Việt Nam

Tỉnh Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất phát thấp, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp. Đòn bẩy từ công nghiệp đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của tỉnh Bình Dương. Thời điểm 1996 - 1997, Bình Dương chỉ mới sơ khai 2 KCN Sóng Thần, Việt Nam - Singapore thì đến nay, đã có tới 28 KCN được hình thành với tổng diện tích quy hoạch 9.093 ha, trong đó đã có 26 KCN đi vào hoạt động chính thức. Tổng vốn đầu tư hạ tầng KCN là trên 7.758 tỷ đồng và trên 150 triệu USD. Công nghiệp phát triển kéo theo nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước ồ ạt đổ vào tỉnh Bình Dương đầu tư. Tính đến hết năm 2013, tỉnh Bình Dương đã thu hút thêm 1374,9 triệu USD vốn FDI gồm 141 dự án mới với tổng vốn đăng ký 856,8 triệu USD và 135 dự án tăng vốn 518,1 triệu USD; nâng tổng số dự án của tỉnh lên 2.224 với tổng vốn 18,8 tỷ USD. Vậy cách làm nào đã tạo nên sự thành công trong thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương:

- Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn cả 3 yếu tố: Thiên thời địa lợi nhân hòa, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, con người Bình Dương năng động, đoàn kết mà hạt nhân là đội ngũ cán bộ giàu năng lực, đồng sức đồng lòng. Công việc giải tỏa đền bù là vấn đề rất khó khăn tại các địa phương nhưng ở tỉnh Bình Dương việc giải tỏa vài chục nghìn ha đất để xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, KCN được nhân dân hoàn toàn ủng hộ. Làm được như vậy là do tâm nguyện của lãnh đạo và người dân gặp được nhau. Nhờ có sự nhất trí và ủng hộ xuyên suốt từ trên xuống dưới nên với việc “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư, đón rước nhân tài, tỉnh Bình Dương đã thu hút được rất nhiều nhà khoa học, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Cơ sở hạ tầng KCN được đầu tư bài bản đồng bộ để phục vụ thu hút đầu tư. Với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối phát triển so với các địa phương trong khu vực, tỉnh Bình Dương có khả năng kết nối thuận lợi các tuyến giao thông quan trọng trong vùng như đường Xuyên Á từ cửa khẩu Mộc Bài, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cùng các khu đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đặc biệt là

Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, các KCN đều thành công và thu hút rất nhiều dự án vào sản xuất - kinh doanh, góp phần đưa công nghiệp tỉnh phát triển nhanh và ổn định. Chính từ hạ tầng các KCN tốt đã đưa tỉnh Bình Dương trở thành điểm sáng trong tốp đầu thu hút đầu tư.

- Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, cơ chế “Một cửa” được tỉnh Bình Dương quán triệt sâu sắc. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn quan tâm và chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các sở ngành, địa phương nhất là các cơ quan chức năng phải hoàn thiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Hàng năm, lãnh đạo tỉnh thường xuyên thăm các cơ sở tìm hiểu hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các Chi hội, Hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn của nhà đầu tư liên quan đến trách nhiệm địa phương và kiến nghị đến các bộ ngành trung ương những vấn đề liên quan về chính sách, pháp luật chưa phù hợp.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên [26, 33]

Hiện nay, 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án phát triển công nghiệp trong các KCN của tỉnh Hưng Yên. Đến đầu tháng 8/2014, có 107 doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đăng ký đầu tư vào các KCN tỉnh với 127 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.091,6 triệu đô la Mỹ, trong đó các dự án đầu tư thứ cấp có tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.968,2 triệu đô la Mỹ. Nhiều dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ hiện đại với vốn đầu tư đăng ký hàng trăm triệu đô la Mỹ như: Dự án sản xuất, lắp ráp, gia công máy vi tính, sản phẩm, thiết bị Internet, viễn thông, thông tin… của Công ty TNHH Hoya Glass Disk (200 triệu đô la Mỹ); Dự án sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử kỹ thuật cao của Công ty TNHH điện tử Canon Việt Nam (128 triệu đô la Mỹ).

Các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các KCN trên địa bàn tỉnh là: Công nghiệp sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị; công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, tin học; sản xuất thức ăn chăn nuôi; kinh doanh hạ tầng KCN và cho thuê nhà xưởng; công nghiệp dệt.

Những thành công trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Hưng Yên đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh Hưng Yên có một số điểm nổi bật như sau:

- Tỉnh Hưng Yên đã nhanh chóng quy hoạch, phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020, xây dựng và từng bước hoàn thiện hạ tầng các KCN này, các KCN đã thu hút được các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư xây dựng. Hiện nay, toàn tỉnh Hưng Yên có 13 KCN với tổng diện tích 3.685 ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó 3 KCN: Phố Nối A, Dệt may Phố Nối và Thăng Long II đã đi vào hoạt động bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư.

Mục tiêu là đến năm 2015 sẽ có từ 5 - 7 KCN tập trung đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và sẵn sàng tiếp nhận dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện khoảng 60 - 70%. Các KCN này có vị trí giao thông thuận lợi, đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Các dịch vụ hạ tầng như thông tin liên lạc, bưu chính, ngân hàng, hải quan, điện, nước...được đảm bảo cung cấp đến chân hàng rào KCN.

- Cải cách thủ tục hành chính: thực hiện cơ chế “một cửa” với nguyên tắc công khai, đơn giản thủ tục. Các cán bộ tiếp nhận luôn xác định làm việc tận tụy, chu đáo, có trách nhiệm đối với công việc, không đòi hỏi, hạch sách đối với các nhà đầu tư. Hướng dẫn về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh được niêm yết rõ ràng, hồ sơ nhà đầu tư nộp sẽ được hẹn ngày trả kết quả, được chuyển về phòng nghiệp vụ ngay trong ngày để tiến hành các thủ tục thẩm định và nhanh chóng trả lại hồ sơ.

- Chính sách về đất đai được tỉnh thực hiện bình đẳng đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, giá thuê đất được áp dụng chung và ổn định.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt đối với các huyện, thị có dự án đầu tư trực tiếp đứng ra bồi thường và hỗ trợ

giải phóng mặt bằng, sau đó bàn giao đất “sạch” cho nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án.

- Công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá về môi trường đầu tư luôn được đổi mới và chú trọng nhằm thu hút những dự án lớn, có hàm lượng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản xuất công nghiệp phụ trợ, sử dụng thế mạnh về nguyên liệu của địa phương từ đó góp phần phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, thích ứng và hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

- Thực hiện triệt để và nhất quán về chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Thường xuyên rà soát và xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phù hợp với những quy định mới của Nhà nước trên cơ sở gắn liền với thực tế, đặc thù của địa phương. Coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề.

1.3.1.3 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng [23, 28, 29]

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ lớn và cũng là một trong những điểm sáng trong thu hút vốn FDI của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam.

Tính đến hết năm 2013, thành phố Đà Nẵng thu hút được 279 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 3,3 tỷ USD. Hiện tại có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư vào Đà Nẵng với 18/21 ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt-may, y tế, công nghệ thông tin… Cụ thể, ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, các DN FDI đã đầu tư 26 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư lên đến 1,83 tỷ USD, công nghiệp chế biến, chế tạo có 83 dự án với tổng vốn đầu tư trên 667 triệu USD… Hàng năm, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đã thực hiện được gần 3.000 tỷ đồng giá trị sản lượng hàng hóa, xuất khẩu đạt gần 400 triệu USD… Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng ngày càng tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển của thành phố. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua đó tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động. Thành công trong thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Thành phố Đà Nẵng không ngừng nâng cao chỉ số PCI, luôn đứng trong tốp đầu, đặc biệt trong 3 năm liền từ 2008 - 2010 dẫn đầu về chỉ số này, đây được xem là một trong những nhân tố quan trọng xây dựng thương hiệu thành phố Đà Nẵng trong cả nước và quốc tế với việc thu hút vốn FDI.

- Lãnh đạo thành phố luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư: duy trì các cuộc tiếp xúc, giao lưu hàng năm, trực tiếp lắng nghe và tháo gỡ những vướng mắc trong thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng. Luôn tích cực trong chỉ đạo, đổi mới cơ chế và vận dụng linh hoạt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, như: kết nghĩa với các thành phố lớn của Nga, Nhật, Mỹ, Thái Lan…quảng bá, xúc tiến, lập dự án gọi vốn gửi đến các tập đoàn lớn của nước ngoài. Thành phố tiến hành mở văn phòng đại diện tại các nước cũng góp phần tạo thuận lợi lớn trong thu hút vốn FDI.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thông tin, thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực dịch vụ - du lịch cao cấp; công nghiệp - phụ trợ không gây ô nhiễm; chú trọng loại hình đầu tư công nghệ cao. Đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch của thành phố, cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng, tình hình thị trường, giới thiệu một điểm đến lâu dài, ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Triển khai tốt đề án cơ chế “Một cửa liên thông” về cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án FDI, đáp ứng các yêu cầu nhanh, công khai, minh bạch. UBND thành phố chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện giải quyết vướng mắc của các nhà đầu tư trong việc triển khai hoạt động, hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng nhằm giúp các dự án FDI quy mô lớn triển khai nhanh chóng, góp phần giải ngân vốn đã đăng ký.

thành phố Đà Nẵng đã thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của nhà đầu tư gắn liền với đất sau khi được sự chấp thuận của Ban quản lý Khu Công nghệ cao; thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời hạn thuê đất đối với trường hợp đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 262/2006/Qđ-TTg ngày 14/11/2006, theo đó quan điểm phát triển của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn mở rộng sản xuất hàng hóa của Thái Bình với thị trường trong nước, đồng thời tranh thủ mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến, đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước [15]. Để đạt được mục tiêu phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt, đòi hỏi tỉnh phải huy động được nguồn lực đầu tư lớn, đặc biệt là nguồn vốn FDI thực sự trở thành nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển tỉnh Thái Bình, những lợi ích mà vốn FDI mang lại đã làm cho thu hút vốn FDI trở thành một vấn đề quan trọng mà tỉnh Thái Bình luôn quan tâm hàng đầu.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình trong thu hút vốn FDI như sau:

Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa phương

Điều kiện tiên quyết để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài là cần có sự ổn định về chính trị - xã hội và môi trường kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền địa phương cần làm tốt việc kiểm tra các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án cho phù hợp. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương liên quan cũng như với các cơ quan Trung ương trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tư và theo dõi, đôn đốc các dự án đầu tư sau cấp phép. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)