Dưới góc độ vĩ mô, Chính phủ điều tiết và định hướng đầu tư nước ngoài vào các ngành, các vùng bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các địa phương, giữa các vùng miền. Các Bộ, Ngành, Trung ương kiểm tra thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án. Phối hợp với các ban ngành để kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong nước về lao động, tiền công, tiền lương, bảo vệ môi trường.
• Phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quản lý FDI, trong đó có việc nâng quy mô dự án FDI mà các địa phương. Điều này là cần thiết để đảm bảo thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng.
• Xây dựng quy hoạch tổng thể trên cơ sở chiến lược phát triển tổng thể của đất nước và chính sách phát triển ngành, vùng và lĩnh vực nhằm phát huy có hiệu quả nguồn vốn nội lực, kết hợp với nguồn vốn ngoại lực.
• Cần xây dựng quy định rõ ràng, chi tiết về công nghệ sử dụng và các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, đưa ra các biện pháp khuyến khích cụ thể cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
• Đầu tư và đào tạo, nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng lao động và kỷ luật lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức Nhà nước ở các cấp liên quan đến công tác quản lý các hoạt động của khu vực FDI. Về lâu dài, Chính phủ cần có chính sách đón đầu trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh phù hợp với yêu cầu quốc tế.
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển do tích luỹ nội bộ trong nền kinh tế còn thấp nên việc hút vốn từ bên ngoài là tất yếu. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có những thay đổi tích cực, trong các nguồn vốn đầu tư phát triển đó đã có một phần đóng góp từ vốn FDI. Với đặc điểm và tình hình thực tế thu hút vốn FDI tại Thái Bình, việc đẩy mạnh thu hút vốn này là hết sức cần thiết và quan trọng, là cơ sở nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh Thái Bình phát triển. Luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Phân tích những vấn đề về thu hút vốn FDI vào địa phương. Trong đó, luận án đã luận giải các hình thức đầu tư của nước ngoài vào địa phương và mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc địa phương lựa chọn hình thức nào còn phụ thuộc vào lợi thế, mục tiêu và định hướng phát triển của địa phương đó.
2. Phân tích tác động của vốn FDI đối với địa phương tiếp nhận, việc thu hút vốn FDI nhiều hay ít phụ thuộc vào chiến lược, điều kiện và nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Các địa phương trong nước cũng cần chủ động, tích cực nhằm tạo cơ hội để sử dụng vốn FDI một cách có hiệu quả và giảm thiểu các mặt trái của thu hút FDI. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, việc thu hút FDI phải gắn liền với “FDI sạch” và “chất lượng”.
3. Đúc kết kinh nghiệm thu hút vốn FDI của các tỉnh, thành phố của Việt Nam đã thành công trong thu hút vốn FDI, luận văn đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình. Đối với các địa phương của Việt Nam, điều làm họ thành công trong thu hút vốn FDI là đã biết vận dụng khai thác lợi thế riêng của từng tỉnh, đồng thời biết nắm bắt và chủ động tạo ra các cơ hội nhằm thu hút vốn FDI vào địa phương của mình.
4. Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI tại tỉnh Thái Bình. Những thành công là cơ bản, đã góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Luận
văn cũng đã chỉ ra những hạn chế nổi bật trong thu hút vốn FDI như: lượng vốn đăng ký và thực hiện còn thấp, còn có sự mất cân đối trong thu hút, chưa khai thác được lợi thế sẵn có và chưa chủ động trong thu hút vốn FDI. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
5. Dựa trên xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, những thuận lợi và khó khăn trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam kết hợp với quan điểm, định hướng trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Bình trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đỗ Đức Bình (2009), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Những bất cập về chính sách và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (6), Tr. 18-21.
2. Nguyễn Văn Bình (2010), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (176), Tr. 17- 21.
3. Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư (2010), Tài liệu tập huấn, Hà Nội.
5. Lê Thế Giới (2004), “Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (86), Tr. 8-10.
6. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình (2010),Nghị quyết số 61/2010/NQ-HND Về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015.
7. Nguyễn Thị Hường (2011), “Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (9).
8. Trần Thị Tuyết Lan (2009), “Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế Châu á – Thái bình dương, (264), Tr. 38-45.
9. Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10.Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11.Quốc hội (2005), Luật đầu tư, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12.Nguyễn Hồng Sơn (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế Thế giới, (6), Tr. 3-12. 13.Phan Hữu Thắng (2007), “Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (1), Tr. 32-35.
14.Nguyễn Đình Thành (2009), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững ở Đồng Nai”, Tạp chí Cộng sản, (804), Tr. 66-69.
15.Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 262/2006/Q-TTg ngày 14/11/2006 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.
16.Chu Thị Thu Thủy (2011), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương 5 năm qua thực trạng và kinh nghiệm”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, (7), Tr. 30-34, 39. 17.Lê Công Toàn (2001), Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
18.Hà Thanh Việt (2007), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn duyên hải miền trung, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
19.Trung Việt (2008), “Bài toán FDI dành cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình dương, (218), Tr. 22-24.
Tiếng Anh
20.UNCTAD (2013), World Investment Report, New York and Geneva.
21.United Nations Conference on Trade and Development, World Investment Report (2010), Investing in a low-carbon Economy.
22.United Nations Conference on Trade and Development, World Investment Report (2008), Transnational Coporations and the Infrastructure Challenge.
Websites:
23.www. baodanang.vn 24.www. baodongnai.org.vn
25.www.baomoi.com 26.www. baohungyen.vn 27.www. binhduong.gov.vn 28.www. danang.gov.vn 29.www. dntdanang.vn 30.www.nhandan.com.vn 31.www.sokhdt.thaibinh.gov.vn 32.www.thaibinh.gov.vn 33.www.ven.vn 34.www. vinacorp.vn