0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phương thức quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (Trang 50 -50 )

4. Hình thức của SSOP

8.4.1. Phương thức quảng bá thương hiệu

Mục đích của quảng bá thương hiệu là làm sao cho thị trường biết đến thương hiệu, chấp nhận và ghi nhớ thương hiệu này.

Có 9 phương pháp quảng bá thương hiệu: Tuỳ theo tính chất sản phẩm, thị trường mục tiêu, khả năng tài chính, doanh nghiệp có thể áp dụng riêng rẽ hoặc tổng hợp cả các phương thức sau:

a) Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (tivi, radio, báo chí ...): Phương thức này tác động mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, phong phú, ... tuy nhiên đòi hỏi kinh phí lớn, tần suất cao.

b) Quảng cáo trực tiếp (thư, điện thoại, E.mail, tời rơi, Internet ...) phương thức này đặc biệt hiệu quả về kinh tế, thông tin được truyền tải trực tiếp đến khách hàng mục tiêu.

c) Quảng cáo nơi công cộng: Phương thức này rất đa dạng và phong phú (băng zôn, áp phích, phương tiện giao thông, bảng điện tử, dù che nắng mưa, quần áo, bàn ghế ...)

d) Quảng cáo tại điểm bán hàng: Phương thức này tác động trực tiếp đến người mua tại nơi bán.

e) Khuyến mãi kênh phân phối: Phương thức này bao gồm chiết khấu bán hàng, khích lệ trưng bày sản phẩm, phối hợp quảng cáo, tổ chức trình diễn... nhằm khuyến khích các kênh phân phối có lợi, nhiệt tình hơn.

g) Khuyến mãi người mua: Tặng quà, giảm giá, phần thưởng, trò chơi, xổ số ...

h) Marketing sự kiện và tài trợ: Khai thác các sự kiện văn hoá, thể thao, âm nhạc ... để phổ biến thương hiệu dưới dạng trực tiếp tham gia hoặc tài trợ. Phương thức này tận dụng được trạng thái cảm xúc của người dự, thuận lợi cho việc chấp nhận thương hiệu quảng cáo.

i) Quan hệ công chúng: Thiết lập và khai thác mối quan hệ với các tổ chức xã hội, giới truyền thông, công quyền, tài chính, địa phương ... tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.

k) Bán hàng cá nhân: Sử dụng lực lượng chào hàng, bán hàng có kỹ năng tốt, tính chuyên nghiệp cao, nắm vững tâm lý, hiểu hết sản phẩm ... để trực tiếp giới thiệu và thuyết phục khách hàng.

8.4.2. Tạo uy tín thương hiệu

Uy tín của thương hiệu chính là (hay tạo nên) niềm tin vào sản phẩm, tăng sức mua của thị trường và thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tạo nên uy tín của thương hiệu có thể có nhiều cách khác nhau, song có thể tựu chung lại bằng hai phương thức sau:

- Phương thức thứ nhất: Là yếu tố bên trong (cốt lõi) của doanh nghiệp nhằm vào sản phẩm như công nghệ, thiết bị, giá cả, marketing, thị trường, xúc tiến thương mại ...

- Phương thức thứ hai: Là các yếu tố bên ngoài, bao gồm những hoạt động có thể được của doanh nghiệp, có tính chất phi lợi nhuận, song mang lại hiệu quả lớn trong việc tạo uy tín thương hiệu.

Đó là:

+ Tham gia các cuộc bình chọn, giải thưởng về chất lượng, hoặc các yêu cầu khác do các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức.

+ Tham gia các hội chợ, triển lãm khu vực, quốc gia hay ngoài nước. + Xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường, nhân đạo ...

+ Tham gia các hoạt động xã hội và nhân đạo khác (như tài trợ, cứu trợ, đỡ đầu ... do các tổ chức xã hội, nhân đạo trong nước tổ chức, hoặc chủ động tổ chức).

8.4.3. Bảo vệ thương hiệu

Các nhà sản xuất kinh doanh đã ý thức được về việc bảo vệ thương hiệu của mình qua câu nói: "Tạo dựng được thương hiệu đã khó, nhưng bảo vệ thương hiệu càng khó hơn".

Để bảo vệ thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần phải tiến hành cả hai phương diện.

- Một là: Đặt dưới sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật. Tức là doanh nghiệp phải đăng ký bản quyền về sở hữu công nghiệp (bao gồm các đối tượng SHCN như luật quy định) để được quyền bảo hộ của Nhà nước. Một khi phát hiện trên thị trường sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá của mình bị nhái, bị làm giả, hoặc các tranh chấp khác thì được bảo vệ.

- Hai là: Phía doanh nghiệp phải tự chủ động bảo vệ thương hiệu bằng các biện pháp sau:

+ Luôn có một hệ thống dự báo, phân tích về nhu cầu thị trường dựa vào sức mạnh của nhãn hiệu hàng hoá để đề phòng những biến động của thị trường.

+ Đầu tư công nghệ thông tin (xây dựng trăng WEB, thông tin nội bộ...) trong doanh nghiệp.

Bài tập và thảo luận Chương 7 và 8

1) Phân tích những mặt tích cực của xu hướng quản lý CLVSATTP hiện nay trên thế giới ? Lấy ví dụ minh hoạ ?

2) Qua sơ đồ quan hệ giữa các chương trình GMP và SSOP với hệ thống HACCP, hãy phân tích mối quan hệ này trong việc quản lý CLVSATTP.

3) Hãy xây dựng một quy phạm sản xuất (GMP) cho một công đoạn (của một quy trình công nghệ mà bạn đã học) theo: Bảng tổng hợp xây dựng quy phạm (bảng mẫu) ?

4) Phân biệt sự khác nhau giữa điểm kiểm soát (của GMP và SSOP với điểm kiểm soát tới hạn (của HACCP) ? Nêu các ví dụ để so sánh.

5) Nêu 7 nguyên tắc của hệ thống quản lý HACCP ?

6) Thiết lập một biểu mẫu kế hoạch HACCP của một sản phẩm thực phẩm (bạn đã học) theo nội dung sau (tại một điểm kiểm soát tới hạn): điểm kiểm soát tới hạn, mối nguy hại, ngưỡng tới hạn, giám sát (cái gì ? thế nào ? tần suất ? ai ?) và hành động khắc phục.

7) Bạn hiểu và thương hiệu như thế nào ? Lấy ví dụ ? Vai trò của thương hiệu với một sản phẩm hay doanh nghiệp ?

8) Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là gì ? Các đối tượng SHCN là gì? Nêu ví dụ ?

Chương 9

thiết kế sản phẩm mới

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (Trang 50 -50 )

×