Định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng - Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 78)

KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh là KKT ven biển, được thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chắnh phủ; bao gồm 09 xã, nằm ở phắa Nam huyện Kỳ Anh, với tổng diện tắch 22.781ha. KKT Vũng Áng được xác định đầu tư phát triển trở thành KKT trọng điểm ở miền Trung, là cửa ngõ hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông Tây và Bắc Nam. Chức năng là KKT đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phát huy các thế mạnh và tiềm năng của tỉnh Hà Tĩnh (tài nguyên khoáng sản, trong đó có mỏ sắt Thạch Khê trữ lượng 540 triệu tấn, chiếm hơn 60% của cả nước; cảng nước sâu Sơn Dương có thể đón tàu vận tải trọng lượng 30 - 40 vạn tấn cập bến).

Mục tiêu, định hướng phát triển chủ yếu của KKT Vũng Áng:

* Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trắ địa lý kinh tế và chắnh trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh và khu vực Bắc Trung Bộ nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác trong cả nước.

* Xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng để trở thành KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là:

- Phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ ti tanẦ); các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu;

- Phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng - Sơn Dương bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của vùng Bắc Trung Bộ;

- Xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển (khu du lịch Kỳ Ninh, khu du lịch Kỳ Nam, khu du lịch Đèo Con) trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ.

* Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng cùng với các KKT khác của khu vực miền Trung để sau năm 2010, tạo thành chuỗi các khu kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm công nghiệp luyện kim - dịch vụ cảng biển - du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ; là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực Bắc Trung Bộ và trở thành cầu nối với thị trường Lào và Đông Bắc Thái Lan.

* Tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng NNL của khu vực; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của Hà Tĩnh, đáp ứng nhu cầu về NNL cho KKT.

3.1.2. Nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển Khu kinh tế Vũng Áng

Qua số liệu thu thập từ các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng, cho thấy, trong những năm tới, nhu cầu nhân lực trong KKT Vũng Áng là:

Bảng 3.1. Nhu cầu nhân lực KKT Vũng Áng

TT Vị trắ 2012 2013 2014 2015 Tổng

1 Cán bộ quản lý doanh nghiệp 1.132 2.484 3.371 5.117 12.104

2 Cán bộ kỹ thuật 1.239 1.536 2.006 2.277 7.058

3 Công nhân kỹ thuật 6.207 9.536 5.399 15.112 36.254 4 Quản trị hành chắnh - Văn

phòng 936 1.147 1.775 2.821 6.679

5 Thương mại - Dịch vụ - Phục vụ 780 959 1.550 2.393 5.682

Tổng 10.294 15.662 14.101 27.720 67.777

Nguồn: Ban quản lý KKT Vũng Áng Ngoài ra, số lao động thuộc các nhà thầu xây dựng thi công các hạng mục dự án của các nhà đầu tư khoảng 30.000 người.

3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng

3.2.1. Đổi mới phương pháp quản lý và thực hiện phát triển nguồn nhân lực tại khu kinh tế Vũng Áng

Yêu cầu đổi mới phát triển NNL của KKT Vũng Áng tập trung vào việc cải tiến nhanh và triệt để phương pháp quản lý và thực hiện các hoạt động phát triển NNL để công tác này được đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao trong toàn KKT. Để thực hiện thành công giải pháp, tại Ban quản lý KKT và các doanh nghiệp cần tập trung vào các nội dung sau đây:

Một là, xóa bỏ tắnh mệnh lệnh hành chắnh, tiến tới chỉ đạo và quản lý công tác phát triển NNL thông qua chiến lược, chắnh sách và quy hoạch phát triển NNL ở các cấp theo hệ thống quản lý chất lượng, gắn liền với trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của các vị trắ ở từng cấp.

Giải pháp này giúp KKT và các doanh nghiệp tăng tắnh hiệu quả trong quản lý phát triển NNL bằng cách quan tâm tới định hướng và chiến lược, chắnh sách phát triển, đồng thời khắc phục tình trạng tốn nhiều công sức triển khai trực tiếp các khoá học cụ thể như hiện nay. Các doanh nghiệp chủ động

hơn trong lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với quy hoạch và chắnh sách chung đã được hướng dẫn. Bằng cách này, tắnh chủ động của các doanh nghiệp được tăng cường để đẩy mạnh hoạt động phát triển NNL nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động này của doanh nghiệp gắn chặt với định hướng và chiến lược chung của KKT.

Hai là, đổi mới công tác lập kế hoạch, xác định phát triển NNL để đảm bảo hoạt động này gắn chặt với nhu cầu phát triển NNL của các doanh nghiệp. Cần thấy rằng, nhu cầu phát triển NNL của một đơn vị không chỉ là bản tổng hợp số người đăng ký tham dự các khóa học cụ thể được khảo sát từ các bộ phận trong đơn vị như cách làm hiện nay. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng, về bản chất là Ộkhoảng trốngỢ cần được lấp đầy về năng lực cho mỗi cá nhân ở mỗi vị trắ công việc. Từ đó, nhu cầu phát triển NNL là tổng hợp nhu cầu cần bồi dưỡng cho tất cả các vị trắ công tác trong đơn vị và tổ chức.

Do vậy, đổi mới lập kế hoạch, xác định phát triển NNL tại mỗi đơn vị thể hiện ở chỗ: trong phân tắch nhu cầu đào tạo, cần thực hiện phân tắch công việc để đưa ra được yêu cầu về mức năng lực cần có theo vị trắ. Từ đó, đánh giá thực trạng về năng lực thực hiện nhiệm vụ của nhân lực hiện có để xác định nhu cầu bồi dưỡng ở mỗi vị trắ thay vì căn cứ vào bằng cấp và nhu cầu của người học như trước đây.

Ba là, phổ biến và triển khai mạnh mẽ phương pháp tổ chức đào tạo ngắn hạn kỹ thuật viên tại các doanh nghiệp.

Theo phương thức này, ban đầu các khoá học nâng cao theo chuyên đề được đào tạo cho các hướng dẫn viên chủ chốt ở mỗi doanh nghiệp. Sau đó, các doanh nghiệp chủ động tổ chức cho các hướng dẫn viên và kỹ thuật viên khác. Cứ như vậy, số lượt người được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực kỹ thuật sẽ tăng rất nhanh. Phương pháp này đã được Dự án JICA thực hiện thành công trong các năm từ 2003-2006 cho khoảng 500 kỹ sư các đơn vị với

25 chuyên đề. Các kỹ sư này khi trở về đơn vị đóng vai trò hướng dẫn viên để phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo về kỹ thuật tại đơn vị. Cách thức đào tạo này rất dễ thực hiện và có hiệu quả cao vì gắn với thực tế SX, phù hợp với tổ chức đào tạo kèm cặp tại mỗi doanh nghiệp trong KKT.

Bốn là, tăng cường khai thác cơ sở dữ liệu về NNL và hệ thống CNTT trong quản lý và triển khai thực hiện các hoạt động phát triển NNL tại KKT.

Trên cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý nhân sự sẵn có, cần tăng cường kết nối và khai thác hệ thống mạng CNTT, viễn thông, các phần mềm quản lý và các trang bị điện tử ở tất cả các đơn vị để hình thành một hệ thống thông tin về phát triển NNL của KKT Vũng Áng và các doanh nghiệp. Với điều kiện về CNTT viễn thông hiện nay, giải pháp này không đòi hỏi lượng chi phắ đầu tư lớn, nhưng lại hỗ trợ quản lý và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên rất hiệu quả.

Hiện nay, trong toàn KKT Vũng Áng có thể sử dụng hệ thống CNTT đã kết nối và phần mềm dùng chung để hỗ trợ công tác tổng hợp báo cáo phục vụ lập kế hoạch và theo dõi thực hiện về phát triển NNL. Ở mỗi doanh nghiệp, cần đẩy mạnh khai thác hệ thống này trong bồi dưỡng NNL hiện có thông qua các biện pháp, chắnh sách khuyến khắch cán bộ nhân viên ứng dụng trong hỗ trợ học tập, tự đào tạo và theo dõi các hoạt động này tại từng đơn vị.

Năm là, đa dạng hoá các phương thức tổ chức thực hiện phát triển NNL ở các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng.

Hiện nay, nếu không tắnh đến việc tổ chức bồi huấn nâng bậc thợ cho Công nhân thì phương thức phát triển NNL được sử dụng chủ yếu ở hầu hết các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng là học tập tại các lớp học tập trung, trong đó phần lớn là ở các cơ sở đào tạo. Điều này gây trở ngại lớn cho nhiều doanh nghiệp do khó khăn về bố trắ thời gian. Do vậy, khối lượng đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn được thực hiện ắt với số lượt người tham dự rất hạn chế.

Với quy mô NNL lớn, cần tổ chức nhiều loại hình bồi dưỡng và phát triển kỹ năng cho NNL hiện có tại các doanh nghiệp. Cụ thể là áp dụng phương pháp bồi dưỡng thông qua kèm cặp tại chỗ ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và vị trắ khác nhau; tổ chức nhiều hoạt động phát triển các kỹ năng mềm cho cán bộ nhân viên ngay tại doanh nghiệp như các hội thảo, tập huấn ngắn hạn, tham quan trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề theo nhóm v.v., đặc biệt cần tăng cường bồi dưỡng thông qua luân chuyển công việc đối với các vị trắ quản lý và nhân viên ở cấp cơ sở.

Ngoài ra, cần quan tân mở rộng các phương thức phát triển có sự hỗ trợ của công nghệ điện tử và CNTT (E-learning) để phục vụ nhu cầu tự học tập, nghiên cứu của cán bộ nhân viên. Đây là phương thức ắt tốn kém nhưng rất phù hợp với điều kiện làm việc hiện nay của đội ngũ nhân viên quản lý cấp phòng, ban ở các đơn vị trong KKT Vũng Áng.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế và các chắnh sách về quản lý phát triển nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng

Một là, hoàn thiện cơ chế để các doanh nghiệp chủ động thực hiện đảm bảo định hướng, mục tiêu chiến lược và chắnh sách phát triển NNL. Cơ chế thực hiện phát triển NNL trong KKT Vũng Áng cần được hoàn thiện theo hướng:

Bổ sung các quy định và hướng dẫn thực hiện theo nguyên tắc giao bộ phận đầu mối nhưng tăng cường hợp tác giữa các đơn vị, bộ phận theo chiều ngang. Tránh tình trạng co cụm, coi nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân viên là trách nhiệm chỉ của bộ phận đào tạo như hiện nay;

Quy định rõ trách nhiệm thực hiện bồi dưỡng NNL hiện có về chuyên môn kỹ thuật cho các bộ phận chuyên môn trong việc tổ chức phát triển NNL tại đơn vị.

Hai là, xây dựng chiến lược và ban hành các chắnh sách hỗ trợ, khuyến khắch thực hiện phát triển NNL ở các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng.

Chiến lược phát triển NNL của KKT Vũng Áng cần được ưu tiên xây dựng và sớm công bố. Đây là cơ sở quan trọng để lập và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển NNL hàng năm. Chiến lược phát triển NNL một mặt tắch hợp với chiến lược phát triển của KKT Vũng Áng và các doanh nghiệp, mặt khác cần thể hiện rõ phương hướng tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực hiện có, trong đó ưu tiên lực lực trực tiếp sản xuất kinh doanh để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và đảm bảo cơ cấu NNL chuyển dịch theo hướng hợp lý.

Ban hành chắnh sách khuyến khắch đẩy mạnh phát triển NNL ở các doanh nghiệp sẽ làm tăng nhanh số nhân lực được bồi dưỡng nâng cao. Chắnh sách trên cần được KKT Vũng Áng ban hành sớm nhằm giải quyết hài hoà lợi ắch của các doanh nghiệp khi tổ chức cho người lao động tham gia hoạt động bồi dưỡng nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao. Các doanh nghiệp cũng cần khuyến khắch cá nhân người lao động ở các đơn vị này mong muốn được đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Muốn vậy, chắnh sách phát triển NNL phải gắn liền với chế độ đãi ngộ và thăng tiến của họ tại đơn vị.

Ba là, tăng cường kiểm tra, đánh giá thực hiện phát triển NNL tại KKT Vũng Áng.

Cơ chế phân quyền, phân cấp thực hiện cùng với đổi mới phương pháp và các chắnh sách khuyến khắch, hỗ trợ làm cho hoạt động phát triển NNL ở các đơn vị được đẩy mạnh. Nhưng để đảm bảo phát triển NNL tại KKT Vũng Áng theo đúng định hướng chiến lược và đạt hiệu quả thì kiểm tra và đánh giá là một khâu rất quan trọng. Đây lại là một khâu còn yếu kém cần được tăng cường trong thời gian tới.

Ngoài việc kiểm tra thực hiện các chắnh sách, Trung tâm xúc tiến đầu tư cung ứng nguồn nhân lực Vũng Áng cần thường xuyên đánh giá việc thực hiện các nội dung của phát triển NNL. Kiểm tra và đánh giá cần được tăng cường

để việc thực hiện công tác hoạch định phát triển NNL cho KKT Vũng Áng

theo đúng trình tự trên cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo và đảm bảo tắnh hệ thống trong toàn KKT. Đặc biệt, cần tăng cường đánh giá việc tổ chức thực hiện, trong đó quan tâm đánh giá sau đào tạo. Có nghĩa là đánh giá hiệu quả đạt được bằng sự chuyển biến về năng lực thực hiện công việc sau đào tạo, bồi dưỡng thay vì chỉ đánh giá quá trình đào tạo thông qua giảng viên như hiện nay các đơn vị đang thực hiện.

3.2.3. Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện phát triển NNL tại KKT Vũng Áng

Đội ngũ CBNV quản lý và triển khai thực hiện phát triển NNL là nhân tố chắnh quyết định hiệu quả phát triển NNL của KKT Vũng Áng từ khâu xác định, xây dựng kế hoạch đến tổ chức triển khai và trực tiếp thực hiện hoạt động phát triển NNL.

Một là, chuẩn hoá và chuyên môn hoá các chức danh quản lý phát triển NNL, theo đó quản lý phát triển NNL được coi là một chuyên môn nghiệp vụ có các vị trắ chức danh trong bộ máy. Lực lượng cán bộ nhân viên làm công tác này phải được chuẩn hoá và chuyên môn hoá qua các chương trình bồi dưỡng về nghiệp vụ với tắnh chuyên nghiệp cao.

Để thực hiện được mục tiêu chuẩn hóa về chuyên môn cho đội ngũ này, trước hết cần xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về năng lực cho các chức danh cán bộ, chuyên viên quản lý chuyên trách. Từ đó, các đơn vị ở các cấp có cơ sở quy hoạch, tuyển chọn xây dựng và thực hiện bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý phát triển NNL cho đội ngũ cán bộ chuyên viên.

Hai là, tổ chức đào tạo, tập huấn bổ sung kiến thức và các kỹ năng cần thiết về quản lý đào tạo và phát triển cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý và thực hiện phát triển NNL trong KKT. Đối với nhân viên quản lý đào tạo và hướng dẫn viên ở các doanh nghiệp, cần được đào tạo để trở thành các chuyên

gia về đánh giá nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và quản lý thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng - Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)