Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng - Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 56)

2.2.2.1. Quy định của nhà nước về tuyển dụng lao động trong KKT

Theo các quy định của Pháp luật Việt Nam việc quản lý các vấn đề liên quan đến lao động trên địa bàn nói chung và tại các KKT, khu công nghiệp nói riêng đang được giao cho Sở Lao động - thương binh và Xã hội quản lý. Tùy thuộc vào tình hình thực tế tại các địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phân quyền, ủy quyền quản lý một số nội dung trong quy định cho Ban quản lý khu kinh tế và khu công nghiệp.

Với các nội dung quy định tại Thông tư 13/2009/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2009, đến nay Ban Quản lý KKT Vũng Áng đã được ủy quyền công tác Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài, còn các nội dung khác thì Sở Lao động, thương binh và xã hội đang trực tiếp quản lý. Điều này ta ra không ắt khó khăn đối với các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng trong quá trình thực hiện các nội dung liên quan đến quản lý lao động.

Như vậy trong KKT Vũng Áng đang có 2 đơn vị cùng thực hiện việc quản lý lao động đó là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý KKT Vũng Áng. Chắnh điều này đã gây nên sự chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý lao động. Chắnh sự chồng chéo này đã dẫn đến những phiền hà đối với các doanh nghiệp, nhà thầu sử dụng lao động mặc

khác nó còn tác động không nhỏ đến hiệu quả của việc sử dụng các công cụ, chế tài quản lý lao động.

2.2.2.2. Tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp khu kinh tế Vũng Áng Hiện tại KKT Vũng Áng có khoảng hơn 18.075 lao động làm việc trong đó có 6.966 lao động làm việc tại các doanh nghiệp, nhà đầu tư và 11.109 lao động làm việc cho các nhà thầu thi công các công trình.

Bảng 2.3. Tình hình lao động của khu kinh tế Vũng Áng

TT Đối tƣợng Lao động Việt Nam Ngƣời nƣớc ngoài Tổng

1 Doanh nghiệp trong

nƣớc 3.571 6 3.577

2 Doanh nghiệp FDI 2.767 622 3.389

3 Nhà thầu 9.548 1.561 11.109

4 Tổng 15.886 2.189 18.075

Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng Hiện tại số lao động người Hà Tĩnh làm việc tương đối ổn định cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư là 3.834 người, chiếm 55,04% số lao động đang làm việc.

Việc tuyển dụng lao động trong KKT Vũng Áng đang thực hiện với các cách thức cụ thể như: doanh nghiệp tự tổ chức tuyển dụng, doanh nghiệp thông qua các đơn vị cung ứng lao động và một số doanh nghiệp tổ chức đặt hàng đào tạo tại các cơ sở đào tạo.

Trong mấy năm qua tuyển dụng lao động vào làm việc tại KKT Vũng Áng đang được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo. Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Cung ứng nhân lực KKT Vũng Áng được giao là đơn vị đầu mối tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển của lao động cho các doanh nghiệp nghiệp. Trong 2 năm gần đây đơn vị này đã tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng của khoảng 2.550 lao động tập trung ứng tuyển vào các doanh nghiệp như Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Ầ và các nhà thầu thực hiện dự án trong KKT

Vũng Áng. Theo kết quả tuyển dụng thì tỷ lệ lao động trúng tuyển không cao (bình quân khoảng từ 13% - 15%) đặc biệt tỷ lệ trúng tuyển vào công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh chỉ đạt 8% - 10%. Đây là một vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Theo đánh giá chung thì tỷ lệ lao động trúng tuyển thấp là do lực lượng lao động Việt Nam đào tạo có trình độ chuyên môn tốt nhưng kiến thức, khả năng thực hành kém; ắt được cập nhật những tiến bộ về khoa học, công nghệ; tắnh thần tự giác, kỷ luật của người lao động chưa cao. Nói chung là việc đào tạo của Việt Nam đang tập trung vào việc cung cấp kiến thức chung, chưa chuyên sâu, chưa tập trung đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ năng mềm, kỹ năng vận hành hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật cao. Do vậy đào tạo chưa đáp ứng đúng với nhu cầu tế của người sử dụng lao động.

Qua khảo sát, các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng đang chủ yếu tuyển dụng lao động theo kiểu tự phát Ộmạnh ai nấy làmỢ và hầu hết chưa quan tâm đến các chắnh sách thu hút lao động. Chỉ có một số ắt doanh nghiệp đã tham gia sâu sát, chặt chẽ và có hiệu quả vào quá trình tìm kiếm, tuyển dụng lao động như Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng I, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Các đơn vị này đã phối hợp chặt chẽ với các trường đại học trong cả nước, tổ chức tuyển dụng ngay tại trường, xây dựng kế hoạch sử dụng theo giai đoạn để đặt hàng các đơn vị đào tạo, đặc biệt là đối với các ngành mà ở Việt Nam còn đào tạo ắt, các ngành yêu cầu về kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác đặt hàng tuyển dụng đối với các đơn vị thực hiện công tác đào tạo, các đơn vị thực hiện công tác tìm kiếm, cung ứng lao động. Do đó chất lượng, tinh thần làm việc của lao động khi vào làm việc trong các doanh nghiệp chưa ổn định. Bên cạnh chất lương về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đảm

bảo thì khả năng về ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Trung) và ý thức kỷ luật của người lao động là những yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng hầu hết đang nằm trong quá trình đầu tư, xây dựng cơ bản, một số ắt doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ở giai đoạn đầu. Vì vậy công tác xây dựng, hình thành mô hình quản lý có tắnh khoa học, đảm bảo vận hành hiệu quả các bộ phận, phòng ban là chưa được quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức. Tình trạng một người lao động làm việc ở nhiều vị trắ công việc là rất phổ biến. Do đó sẽ không phát huy tối đã kỹ năng làm việc của người lao động, chưa thực hiện chuyên môn hóa trong quá trình phân công nhiệm vụ. Điều này làm cho người lao động cảm thấy bất an và bị đánh giá thấp vai trò của mình trong công ty. Và đương nhiên hiện tượng Ộnhảy việcỢ thường xuyên xẩy ra tại các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng.

2.2.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khu kinh tế Vũng Áng

2.2.3.1. Nhu cầu đào tạo trong nhân dân

Theo khảo sát của Ban Quản lý KKT Vũng Áng và các tổ chức liên quan, lượng lao động trong 9 xã KKT có nhu cầu đào tạo là rất thấp. Điều này chủ yếu là do:

Người lao động trong 9 xã chủ yếu là lao động phổ thông; có thói quen, tập quán làm việc tự phát, độc lập và chưa tiếp xúc nhiều khoa học kỹ thuật và các kỹ năng làm việc. Do đó để thay đổi thói quen, tiếp cận dần với kỹ thuật là điều chưa thể thực hiện ngày một ngày hai.

Câu nói ỘTiền tươi thóc thậtỢ đã ăn sâu vào suy nghĩ và hành động của người nông dân ở đây. Người lao động làm việc ngày nào thì muốn được có thu nhập của ngày đó (theo kiểu Ộcửu vạnỢ) và dĩ nhiên họ lựa chọn lao động phổ thông tắnh theo ngày công và không muốn gắn kết thường xuyên, lâu dài

với một doanh nghiệp. Trong KKT Vũng Áng hiện giờ như một đại công trường lớn, ở đâu cũng có xây dựng, ở đâu cũng cần lao động phổ thông và người lao động họ muốn làm những việc phù hợp với khả năng hiện tại của họ để hưởng thù lao theo ngày. Và đương nhiên việc động viên người lao động ở đây tham gia đào tạo để có tay nghề vừng vàng, tìm kiếm công việc ổn định ngay với cả thanh niên cũng là rất khó khăn.

Người lao động trong những xã này có điểm xuất phát thấp về trình độ, học vấn. Do đó tâm lý e ngại việc học đã ăn sâu vào từng người dân nơi đây. Và việc thay đổi tâm lý, thói quen này chắc chắn rằng phải thực hiện cả một quãng thời gian rất dài để có thể thay đổi được cả một thế hệ người dân nơi đây; xây dựng một thế hệ trẻ có nhận thức, kiến thức đủ để tham gia vào quá trình vận hành của nền kinh tế khoa học kỹ thuật, kinh tế tri thức.

2.2.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng

KKT Vũng Áng được Chắnh phủ xác định là một trong năm KKT trọng điểm của cả nước, với tốc độ thu hút đầu tư lớn đến năm 2015 KKT Vũng Áng sẽ có hơn 60.000 lao động làm việc. Đây vừa là một động lực nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khắn. Đặc biệt là công tác đào tạo nhắm đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, dự án trong KKT Vũng Áng.

Đứng trước những vấn đề bức thiết về công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động cho KKT Vũng Áng, đặc biệt là lao động có trình độ cao. Trong mấy năm qua, được sự quan tâm của Chắnh phủ, các Bộ ngành trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý KKT Vũng Áng, các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế đặc thù trong công tác đào tạo nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu của KKT Vũng Áng trong thời gian tới.

Đặc biệt Bộ Giáo dục và Đạo tạo cho phép một số trường Đại học, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác đào tạo nhân lực

phục vụ cho KKT Vũng Áng. Chương trình đào tạo tập trung vào các ngành kỹ thuật cao, các ngành mà KKT Vũng Áng có nhu cầu lớn. Theo đó các Trường Đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao đào tạo tổng 1.280 chỉ tiêu với 16 ngành, đối tượng tuyển sinh tập trung vào thắ sinh thi Đại học, Cao đẳng năm 2013 có hộ khẩu thường trú tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các thắ sinh ở 3 địa phương này được vào học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định tuyển sinh những đối tượng này dưới mức điểm sàn từ 0,5-1 điểm. Các sinh viên tham gia chương trình đào tạo này được hưởng các chắnh sách theo quy định tại Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Như vậy theo chỉ đạo của Chắnh phủ về việc cho xây dựng cơ chế đặc thù trong công tác đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng. Hiện tại Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Cơ chế đặc thù trình Chắnh phủ ban hành để thực hiện. Trong quá trình chờ xây dựng, ban hành cơ chế đặc thù việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý giao cho các Trường đại học được tuyển sinh, đào tạo lao động cho KKT Vũng Áng như Văn bản 2573/BGDĐT-GDĐH là một cách làm để giải quyết nhu cầu nguồn lao động trong thời gian ngắn.

Để thực sự đảm bảo đáp ứng đủ, đúng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong những năm tiếp theo, việc xây dựng cơ chế đặc thù trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động phục vụ KKT Vũng Áng là rất cần thiết và nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của KKT Vũng Áng.

Theo số liệu điều tra, hiện nay các doanh nghiệp trong KKT chỉ mới tự đào tạo được 1.743 lao động.

Bảng 2.4. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng

TT Tên Công ty Số lƣợng Loại hình đào tạo

1 Công ty CP Nhiệt điện Vũng Áng I

479 Tự đào tạo tại Doanh nghiệp

2

Công ty TNHH gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh

800 (3/2013) 69

Tự đào tạo tại Doanh nghiệp Đào tạo liên kết theo đặt hàng 3 Công ty Cổ phần Lilama 157 Đào tạo liên kết theo đặt hàng 4 Công ty CP Cảng Vũng Áng

Việt Lào

28 Đào tạo liên kết theo đặt hàng

5 Các đơn vị khác 210

Tổng 1.743

Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng Đào tạo, đào tạo lại tại các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng đang là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức để đảm bảo việc phát triển ổn định, bền vững cho các doanh nghiệp trong vấn đề tổ chức, nhân sự. Việc đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao chỉ được một số ắt doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Đặc biệt như Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng I, Công ty TNHH Gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh là những đơn vị đi đầu trong công tác này. Các doanh nghiệp này sau khi tuyển dụng lao động sẽ tổ chức đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu để nắm bắt những kiến thức mới, sát với yêu cầu tại từng vị trắ công việc trong công ty. Việc đào tạo được thực hiện tại doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo và thường kéo dài từ 12-24 tháng. Đạo tạo tại các cở sở đào tạo nhằm mục đắch cung cấp những kiến thức mới về lĩnh vực chuyên ngành của từng vị trắ công việc, lĩnh vực hoạt động của công ty. Sau khi tổ chức các khóa đào tạo tại các cơ sở đào tạo, người lao động sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn trong kỹ năng vận hành và tham gia vào quá trình

quản lý, điều hành tại các nhà máy của Công ty ở khu vực, địa phương khác. Việc kết hợp chặt chẽ, khoa học đào tạo lại nhằm khắc phục tình trạng thiếu, yếu của công tác đào tạo tại Việt Nam đó là thiếu cập nhật kiến thức, khoa học mới; yếu về kỹ năng thực tế, vận hành, quản lý của người lao động.

Bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác đào tạo lại, đào tạo nâng cao thì hầu hết các doanh nghiệp ở KKT Vũng Áng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Các doanh nghiệp đang giai đoạn xây dựng cơ bản, đang tập trung mọi nguồn lực đặc biệt là thời gian, tài chắnh cho công tác đầu tư, mua sắm thiết bị, Ầ chuẩn bị cho việc đưa công ty vào hoạt động để có nguồn thu. Mặt khác tại thời điểm này việc tìm kiếm nguồn lao động trên thị trường tương đối dẽ dàng, ắt tốn kém chi phắ; các lĩnh vực đào tạo ở Việt Nam khá dồi dào do đó việc doanh nghiệp chấp nhận bỏ chi phắ lớn để tổ chức đào tạo lại, đào tạo nâng cao trong giai đoạn này là chưa phù hợp với thực tế hoạt động và đặc điểm thị trường lao động.

Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài khi mà hầu hết các công ty đã đi vào hoạt động ổn định nhu cầu lao động lớn, lượng lao động trong khu vực không đủ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các doanh nghiệp chưa chuẩn bị kỹ nguồn lao động cho mình, chế độ đãi ngộ, phúc lợi không tốt sẽ không giữ được lao động. Việc đào tạo lại, đào tạo nâng cao sẽ tạo cảm ứng và trách nhiệm cống hiến của người lao động cho công ty. Vì thế các doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ không có hiện tượng lao động rời bỏ tìm kiếm công việc mới.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng - Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)