Những cách tân trên phương diện nghệ thuật thơ Tú Xương

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 70)

VIII. NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG VÀ VĂN HỌC HIỆN THỰC TRÀO PHÚNG NỬA CUỐI THẾ KỈ

4. Những cách tân trên phương diện nghệ thuật thơ Tú Xương

4.1. Đề tài

4.1.1. Xuất hiện những đề tài mang tính thời sự

Cuối thế kỉ XIX, khi bắt đầu xảy ra sự va chạm giữa xã hội phong kiến và nền văn minh tư sản, dưới ách thống trị thực dân, cuộc sống tưởng như xây dựng trên nền tảng bất khả xâm phạm, bỗng nhiên bị phủ định không thương xót, cái tưởng là thiêng liêng, là bất di bất dịch bỗng trở thành nỗi thời, thảm bại nhố nhăng.

Chính từ sự thay đổi lớn lao đó, TX đã vẽ lên một bức tranh xã hội nhiều màu săc, mà trước hết là bức tranh của thành phố Nam Định, những năm giáp ranh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nam Định là thành phố bị chiếm đầu tiên trên đất Bắc, cuộc sống thực dân đã bắt đầu cắm rễ tại đây. Nó là hình ảnh thu nhỏ lại, đồng thời cũng tập trung hơn, cuộc sống phong kiến nửa thực dân sẽ tràn lan sau này. TX viết về thành phố

Nam Định, nhưng ý nghĩa thơ ông không bó hẹp lại ở đó mà có tính cách tiêu biểu chung cho bức tranh xã hội VN trong buổi giao thời.

Trong thơ TX có hình bóng những con người và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ đã “ thực dân hóa”, và có những bóng hình những nhân vật mới, sinh hoạt mới, do xã hội thực dân đem lại

- Những con người và sinh hoạt phong kiến cũ, chúng ta bắt gặp ở đây, trước hết vẫn là hình ảnh bọn quan lại, TX đã vạch trần bản chất làm tay sai của chúng. Nhân câu chuyện về một cô hầu bị tên quan huyện đuổi đi, cho là co lẳng lơ đĩ thõa, TX làm thơ giả lời cô hầu gửi cho tên quan huyện, không phải nhắc chuyện riêng tư mà tố cáo chuyện theo giặc, chuyện “ giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh”

“ Chỉ trách người sao không trách mình

Mình trung đâu đấy trách người trinh? Áo dày cơm nặng bao nhiêu đức,

Chiếu cạnh giường bên mấy hột tình. Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét,

Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh?”

+) Trong bài Hát bội, lợi dụng đặc điểm của nghệ thuật này là diễn viên lên sân khấu phải vẽ mặt, đội mũ mang hia, nhà thơ đả kích tính chất bịp bợm, giả dối của bon quan lại trên sân khấu chính trị lúc bấy giờ:

“ Nào có ra chi lũ hát tuồng,

Cũng hò cũng hét cũng y uông. Dẫu rằng dấu được đàn con trẻ, Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn.”

+)TX vạch trần thói tham ô, tham nhũng, ăn hối lộ của bọn quan lại “ Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, “Tiền vào quan như than vào lò”; có khi ông còn chỉ đích danh kẻ ăn hối lộ:

Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.

Chữ “ y” chữ “ chiểu” không phê đến, Ông chỉ quen phê một chữ “ tiền”.

- Ở đây, đáng chú ý hơn là các hình ảnh các “ cậu ấm” và “ các quý phu nhân” , ngay từ hình thức đến bản chất đều dởm đời, khác thường. Nét văn minh rởm, nhố nhăng, sản phẩm của chủ nghĩa thực dân, còn cụ thể hơn, khi đi sâu vào hoạt động, vào đời sống của chúng. Ông chế diễu và khinh bỉ những điển hình quái gở:

“ Cũng võng, cũng dù,

Cũng hèo, cũng quất, Ăn cậu cũng “thời” Ngủ bà cũng “giấc”

Hai cậu con đóng vai ấm tử, lối bếp bồi hai cậu như nhau, Đôi đức bà lên mặt phu nhân, ngón đĩ thõa bà nào cũng nhất. Tháng rét quạt lông,

Mùa hè bít tất.

- Có những thứ “hàng giả” mà bất kỳ thời nào, hễ cái thang giá trị xã hội bắt đầu xộc xệch thì chúng lập tức xuất hiện, mọc ra như nấm:

“ Áo quần đinh đáo trông ra cậu,

Ăn nói nhề nhàng giọng khác giọng Ngô. Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt,

Mũi nó gồ gồ, chán nó dô,..”

- Ông chỉ mặt, liệt kê ra đủ moi kẻ lố lăng, mọi cái kệch cỡm: nhà tu hành chuộng hư vinh:

“ Công đức tu hành sư có lọng;” - Nhà Nho cũng thô tục không kém kẻ ô trọc: “ Ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ,

- Với TX, lần đầu tiên trong văn học xuất hiện anh công chức thuộc địa, không lí tưởng, sống vô tích sự như một cái máy, ngày hai buổi vác ô đến công sở lại vác ô về:

“ Bác này mới thật thái vô tích

Sáng vác ô đi tối vác về.”

- Một tên “ bợm già”, khi đóng vai thầy rùi, thầy cò trong kiện cáo, có lúc đóng vai thầy lang, thầy số, bịp bợm để kiếm ăn, lúc nào cũng vênh váo, lên mặt:

“ Thầy thầy tớ tớ phố xênh xang,

Thoạt nhác trông ra ngõ cóc vàng. Kiện hét sở tuần rồi vô sở sứ, Khi thì thầy đồ lúc thầy lang.”

- Trần Tế Xương chĩa ngòi bút sắc nhọn của mình vào tất cả mọi việc, mọi hạng người; thậm chí cả người vốn chất phác hiền lành:

“ Chí cha chí chát khua giày dép

Đen thủi đen thui cũng lượt là.”

Nó là “ thằng bán sắt”, nhân khi thiên hạ nhốn nháo bèn nhảy ra sắm vai một anh có học thức. Thật giả cứ lẫn lộn lung tung. Nề nếp phong nho ẩu loạn, xô bồ. Cái tai họa phong hóa suy đồi đã len lỏi vào tận từng gia đình mà phấ phách:

“ Nhà kia lỗi phép con khinh bố

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.”

- Sự xâm thực mạnh mẽ của văn hóa thực dân đã làm biến chuyển dần lề thói que hương, nó không chỉ ngấm ngầm đầu độc tinh thần mà còn từng bước suy chuyển địa dư:

“ Sông kia rày đã lên đồng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.” ( Sông Lấp )

- Đó phải chăng là một tâm trạng hoài cổ trước cơn dâu bể của quê hương mà tác giả trừu tượng nó lên thành nỗi niềm vong quốc. Trước sự suy vi đó, nhà thơ đã phải nức nở kêu trời, than thở:

“ Có đất nào như đất này không.” 4.1.2. Thực trạng thi cử và số phận nho sĩ

Cả đời TX gắn liền với việc thi cử, ông thi rất nhiều lần nhưng lần nào cũng chợt. Duy nhất một lần đậu nhưng chỉ là tú tài xét vớt, làm quan không xong, đi dạy cũng chả được. Chính vì thế mà sự thi cử ám ảnh suốt cuộc đời ông, nhiều lúc ông muốn thoát ra nhưng vì chí nam nhi “ Phải có danh gì với núi sông” cuối cùng TX vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn. Điều đó khiến nhà thơ suốt đời mang một nỗi uất hận, ràng buộc với thi cử, nhưng điều làm ông căm tức và uất hận hơn là chế độ thi cử lúc bấy giờ: pha tạp, lố lăng. Chính vì thế mà TX đã cất lên những vần thơ cười giễu, thậm chí chửi chính sách thi cử đương thời.

- Về đạo học

Chính sách về việc học có ảnh hưởng mạnh mẽ đầu tiên và cũng cũng xuyên suốt cuộc đời TX. Chính vì thế mà TX không chỉ Than nghèo, Than cùng, Than thân chưa đạt,…mà TX còn có một lời than độc đáo: Than đạo học. Đây là lời cảm khái não nề nhất về chuyện học hành thi cử - vấn đề vốn rất nghiêm chỉnh đối với các nhà Nho:

“ Đạo học ngày nay đã chán rồi

Mười người đi học chín người thôi Cô hàng bán sách lim dim ngủ Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi Sĩ khí rụt rè gà hóa cáo

Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi.”

“ Đạo học” đến thời này đã đến chỗ tàn, đã đến ngày mạt vận. Đây là thời Nho học, chữ Nho mất giá:

Ông nghè ông cống cũng nằm co Chi bằng đi học làm ông phán Tối rượu sâm banh sáng sữa bò”

Bài thơ than thở cho số phận những ông nghè ông cống và có vẻ như chế giễu cái “ học làm ông phán”. Nhưng tinh thần của nó không hoàn toàn chế giễu, mà có cái gì như ý nghĩ có thực, chua xót. Xã hội đã biến thiên, nếp sống thay đổi và dĩ nhiên đạo cũng cần thay “mốt”. Lúc này là thời của những kẻ theo Tây học. Là thời của “ Vứt bút lông đi giắt bút chì”.

- Về chuyện thi hỏng

+) Thơ Trần TX còn là giọng trào lộng đầm đìa nước mắt của một nạn nhân trước bi kịch thi cử. Đây là mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực. Con người này đang hết sức bối rối. Một đằng thì ra dáng hăm hở, ấp ủ một lý tưởng, một hoài bão:

“ Tấp tểnh người đi tớ cũng đi,

Cũng lều cũng chõng cũng đi thi.”

Mặt khác lại tỏ ra khinh miệt cái đích mình đang vươn tới: “ Ví dù thi đỗ làm quan lớn

Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu.”

Đi làm cho “nhà nước” sau khi đỗ đạt theo ông là việc đáng khinh. Nhưng đã là kẻ sĩ mà không đỗ đạt, không có chú danh gì thì thật là vô nghĩa. Cũng chính vì tư tưởng này nên khi thi trượt TX mới phẫn uất và tuyệt vọng đến như thế:

“ Ngày mai tớ hỏng tớ đi ngay,

Giỗ Tết từ đây nhớ lấy ngày. Học đã sôi cơm nhưng chửa chín, Thi không ăn ớt thế mà cay.”

+) Thái độ, phản ứng của TX cũng chuyển biến dần theo số lượt thi hỏng. Lúc đầu, dù hỏng thi vẫn còn có thể trào lộng, đùa tếu:

Nhưng khoa sau vẫn hỏng đâm ra buồn:

“ Bụng buồn còn muốn nói năng chi,

Đệ nhất buồn là cái hỏngthi.”

Rồi đau đớn đến nghẹn ngào:

“ Đau quá đòn ghen

Rát hơn phải bỏng.”

Bực mình quá, TX chửi:

“ Tế đổi làm Cao mà chó thế,

Kiện trông ra tiệp hỡi trời ơi.”

Dù thế nào đi nữa, hỏng thi vẫn cứ là bi kịch, là tai họa đối với nhà Nho. Và có lẽ, TTX là người hạ được những vần thơ tiêu sái nhất, cay đắng nhất về chuyện học hành thi cử.

- Về sự pha tạp, lố lăng trong thi cử:

Kể ra việc hỏng thi cũng không đến nỗi quá dị thương đến mức không hiểu được. Nhưng cái mà TX không chịu nổi là cảnh nhốn nháo, bất công chốn trường ốc, là nỗi ê chề trước một lối thi cử phức tạp:

“ Một đàn thẳng hỏng đứng mà trông

Nó đỗ khoa này có sướng không Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.”

+) Nhà thơ dựng lại bức tranh về cảnh trường thi cũng sinh động, cũng mỉa mai, châm biếm không khác gì bức tranh về thế giới quan lại. Lễ xướng danh khoa Đinh dậu nhà thơ ghi lại có mấy nét mà như vẽ ra trước mẳ chúng ta với đủ các nhân vật trung tâm của nó:

“ Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra…”

+) Nhà thơ tiếp tục vạch trần cái nhân cách kém cỏi, cái năng lực mong manh của các ông cử, ông tú ấy:

“ Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa

Tuân khoa văn hoạt, Nghị văn già…”

Hay:

“ Cử nhân con ấm kĩ,

Tú tài con đô Mỹ. Thi thế mà cũng thi, Ới khỉ ơi là khỉ!...”

4.1.3. Cảnh đời riêng

Tế Xương là một nhà thơ tài năng nhưng không vừa khuôn thước phong kiến. Xã hội pha tạp nhiều thứ mục ruỗng, xấu xa đã biến TTX thành con người thừa và chẳng ăn nhập vào đâu cả. Từ đó dẫn đến hàng loạt bi kịch cái nhân ông, làm thầy thì không ổn, vì:

“ Mô phạm tiên sinh quần dính đít

Bô xu tiểu tử khố cong bòi.”

Làm thợ cũng không xong bởi kiểu người như ông được xã hội liệt vào một giai tầng riêng “không có khả năng hoạt động thực tiễn”. Xã hội không dung những con người như TX mà bản thân ông cũng không cần hòa nhập với xã hội đó. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến khuynh hướng ăn chơi trong thơ ông. Ông hành lạc một cách có ý thức và dùng ngay những thứ đó để giễu đời:

“ Vị Xuyên có Tú Xương,

Dở dở lại ương ương, Cao lâu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường…”

+) Ông còn cho mình là bậc thầy về các ngón ăn chơi, có thể dạy đủ mọi món nghề:

“Dạy câu Kiều nảy,

Dạy khúc lí kinh.

Dạy những khi xuống ngựa lên xe đứng ngồi phải phép, Dạy những khi cao lâu ăn nói cho sành.”

+) Trần Tế Xương khao khát sống một cuộc đời có ý nghĩa, sống một cách tốt đẹp nhưng xã hội không cho phép làm điều đó. Yêu nước, nhưng cũng như rất nhiều nhà nho tâm huyết đương thời, TTX bế tắc trong việc trọn đường. Ông” lạc đường” và bơ vơ cô độc ngay giữa quê hương của mình:

“ Một mình đứng giữa quãng chơi vơi

Có gặp ai không để đợi chờ.”

Nỗi hoang mang, băn khoăn, day dứt đã xen vào giọng thơ TTX. Cũng có khi vì quẩn quanh, bế tắc đâm hờn dỗi:

“ Ngủ quách sự đời thây kẻ khác.”

- Thơ TTX cũng có lắm lời than. Ông kể chuyện mất hai hào, bắt được đồng bạc, lạc ô lầu hát,… Nhà thơ đã thuật lại cho mọi người thấy một cách chân thật, trần trụi nhất tất cả cái thê thảm của cuộc đời thường: cảnh nghèo túng, sự quẫn bách:

“ Cái khó theo nhau mãi thế thôi,

Có ai hay chỉ một mình tôi.

Bạc đâu ra miệng mà mong được, Tiền chửa vào tay đã hết rồi. Van nợ lắm phen trào nước mắt, Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi.”

Một cảnh huống thật oái ăm:

“ Một tuồng rách rưới con như bố,

+) Trong cảnh huống khó khăn ấy, ông lại càng thêm trân trọng người vợ đã tảo tần mưa nắng vì ông, vì các con ông; dù vất vả nhưng vẫn chu cấp đủ cho nhà thơ sống suốt đời phong lưu: quần tố nữ, áo hàng tàu, giày đóng, khăn nhiễu tím, ô soạn xanh. Thương vợ bao nhiêu ông lại cảm thấy mình có lỗi bấy nhiêu:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.”

+) Ăn bám vợ nhưng không giúp được gì cho bà Tú, nhiều khi nhà thơ cũng tự chán đời, kể chuyện “ đùa như thật” trong cảnh Quan tại gia:

“ Một ngọn đèn xanh mấy quyến vàng,

Bốn con làm lính bố làm quan.

Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ

Đem chuyện trăm năm dở lại bàn.”

Nhìn vào mục lục tác phẩm, ta thấy ngay tài quan sát, phát hiện vấn đề của nhà thơ. Ông gần như không có chút băn khoăn, kén chọn vào đề tài sáng tác. Ông có thể viết về bất cứ những gì ông nhìn thấy, có cảm giác tiếp xúc với bất kì chuyện gì. Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm, và sắc sảo của nhà thơ – một con người ưu thời mẫn thế.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w