VIII. NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG VÀ VĂN HỌC HIỆN THỰC TRÀO PHÚNG NỬA CUỐI THẾ KỈ
3. Phân tích chùm thơ Thu
Thu Điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé
Thu Ẩm
Năm gian nhà nhỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm khuya đóm lập
Thu Vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Trong chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến ta thấy:
- Thu vịnh: phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu.
- Thu điếu: dừng lại ở một không gian và thời gian cụ thể: trên một ao thu, vào
một chiều thu, một ông già trên chiếc thuyền câu thả mồi đợi cá.
- Thu ẩm: quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những
nét nên thơ nhất.
Trong bức tranh mùa thu, cách miêu tả thiên nhiên của nhà thơ giống như một họa sĩ. Mỗi bức tranh một khác bởi do chỗ đứng quan sát của nhà thơ khác nhau. Bài “Thu ẩm”, nhà thơ miêu tả từ gần đến xa, không gian cứ mở rộng dần, từ cái hữu hạn nhỏ bé (năm gian nhà cỏ) đến cái bao la vô tận của “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”. Nhưng ở “Thu vịnh” thì ngược lại, nhà thơ miêu tả từ xa đến gần, từ “trời thu” đến “chùm trước giậu hoa năm ngoái”. Còn ở “Thu điếu”, vẫn theo qui luật xa gần nhưng kết hợp các cách nhìn không gian khác nhau (2 chiều). Cảnh vật trong các bài thơ được quan sát hết sức tinh tế. Nhà thơ có thể nhận ra những “màu khói nhạt” đặc trưng của mùa thu, những xao động nhỏ bé “sóng biếc theo làn hơi gợn tí” và cả sắc trời thu “xanh ngắt”. Nguyễn Khuyến tả cảnh đêm hay ngày, cảnh nào cũng có màu sắc, trong
sáng, êm dịu và sống động. Qua các câu thơ, ta thấy làng cảnh Việt Nam hiện ra êm đềm, thanh bình.
Trong cái bằng lặng của cuộc sống thôn quê ấy, ta vẫn thấy mạch nguồn vui sống vẫn chảy mãi trong từng câu thơ. Không một cảnh nào đứng yên, chết lặng. Cảnh đêm mùa thu trong “Thu ẩm” vẫn có “đóm lập lòe”, “ánh trăng loe”. Ở “Thu vịnh” thì cảnh tưởng chừng phẳng lặng nhưng vẫn xuất hiện những âm thanh độc đáo “ tiếng trên không ngỗng nước nào”. Còn trong “Thu điếu” thì sự sống nằm ở ngay trong cảnh vật xung quanh “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”, “đớp động dưới chân bèo”,… Cách miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Khuyến là dùng động để nổi rõ cái tĩnh và trong cái tĩnh bao giờ cũng ẩn chứa cái động. Những nét vẽ của Nguyễn Khuyến đã tạo nên những bức tranh thủy mặc, đó là những nét đơn sơ nhưng dịu dàng linh động.
Nhà thơ không biểu hiện tâm trạng trực tiếp trong từng câu thơ, không nói nhiều đến mình trong thơ tả cảnh, nhưng người đọc vẫn cảm thấy trong cái cao nhẹ của mùa thu hình như có sự cảm thông sâu lắng giữa người và cảnh. Cảnh thu là “cảnh tâm hồn thơ”, là chất lắng đọng trong tâm hồn nhà thơ.