Con người ngất ngưởng trong phong cách, lối sống (đoạn 3,4) Nội dung:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 58)

V. NGUYỄN CÔNG TRỨ

b. Con người ngất ngưởng trong phong cách, lối sống (đoạn 3,4) Nội dung:

- Nội dung:

+ Trước sự biến động của xã hội, NCT đã đưa ra một triết lý tự nhiên, lấy sự tận hưởng lạc thú làm lẽ tồn tại.

+ Cuộc đời làm quan luôn phải uốn mình theo khuôn khổ lễ giáo “khắc kỉ, phục lễ vi nhân” (thủ tiêu cái riêng tư cá nhân, uốn mình theo lễ là có đạo nhân) , nhất là với

1 vị đại quan như ông thì việc ấy lại càng quan trọng. Nhưng với NCT, ông vừa khuôn phép, nhưng lại vừa đi tìm tự do cho chính mình.

+ Ngày cởi mũ áo trả ấn nghỉ việc quan là ngày trọng đại, thường phải làm theo nghi lễ của triều đình, nhưng với NCT, ông ko đả động gì đến những điều đó, ông đã làm việc khác đời: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. Không chỉ vậy, ông còn cho lấy tấm mo treo vào con bò, trên tấm mo có đề bài thơ tứ tuyệt:

“Xuống ngựa lên xe nọ tưởng nhàn Lợm mùi giáng chức với thăng quan Điền viên dạo chiếc xe bò cát

Sẵn tấm mo che miệng thế gian”

+ Ông không tu hành khổ hạnh, không tu tiên để rời xa cõi tục, ông vẫn là con người trần tục sống ở cõi trần, nhưng có đời sống tự do, vui vẻ và phóng túng. Ông có thể đi bộ leo núi giữa “phau phau mây trắng”, đi vãng cảnh chùa mà theo sau ông vẫn có “một đôi dì”. Việc làm này thể hiện thái độ ngất ngưởng của ông, khiến Bụt cũng “nực cười”, nửa như cho phép

“Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

+ NCT có bản lĩnh vững vàng, lấy “cái bất biến” của mình để chống lại “cái vạn biến” của cuộc đời, vì vậy, ông không quan tâm đến việc được mất, khen chê mà luôn hành xử như “người thái thượng”:

“Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong”.

+ Ông cũng nhắp chén rượu, cũng hát xướng nhưng “không vướng tục”

“ Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không Tiên, không vướng tục”

→ Bản lĩnh NCT đầy thanh cao mà tự tại. - Nghệ thuật:

+ Hệ thống từ láy đặc tả màu sắc (phau phau), đường nét, thái độ (đủng đỉnh),…, cùng với những hình ảnh bay bổng đã vẽ nên bức tranh cuộc sống hấp dẫn của NCT. - Con người ngất ngưởng – con người điều hòa giữa yếu tố phong kiến và phi phong

kiến:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông”

+ Ở phần kết, ông đã quay lại với lí tưởng mà ông đã theo đuổi một thời: trung quân ái quốc. Nhìn lại sự nghiệp của mình, ông phần nào thấy mình đã trọn vẹn được nghĩa vua tôi, cũng có công trong nghiệp “kinh bang tế thế”: “Chẳng…sơ chung”

+ Con người cá tính vượt ra khỏi khuôn khổ: “trong triều ai ngất ngưởng như ông” → câu thơ phá cách mang vẻ thách thức, thể hiện đầy đủ cái tôi rất ngông của NCT

KL: Tư tưởng bài thơ đã nâng lên thành sự tự khẳng định một con người tiêu biểu cho 1 kiểu người có tính chất phi chính thống mang đậm màu sắc “cái tôi” trong lòng XHPK.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w