IV.VĂN XUÔI TỰ SỰ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 44)

III. HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

IV.VĂN XUÔI TỰ SỰ

1. Quá trình hình thành và phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam.

1.1 Giai đoạn thứ nhất: thế kỉ X- XIV, giai đoạn hình thành và đặt nền móng cho truyện ngắn trung đại Việt Nam.

Truyện ngắn chưa tách khỏi VHDG và văn học chức năng. Gồm 2 loại chính: truyện dân gian và truyện lịch sử.

Nội dung chủ yếu tập trung vào việc khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, có lịch sử lâu đời, có lãnh thổ, có quyền và tương lai trường tồn. Nhân kiệt, địa linh, hào khí núi sông là những yếu tố đảm bảo cho tương lai dân tộc, là điểm tựa tinh thần cho người Việt vượt qua những cơn hiểm nghèo.

Về nghệ thuật, các môtip dân gian như thụ thai thần kì, ra đời thần kì, xuống Thủy phủ, lên trời, diệt yêu quái, người xấu có giọng hát ngọt ngào…là cơ sở cho sự ra đời của loại hình truyện ngắn ở giai đoạn sau. Thế kỉ X- XIV còn mở đầu cho hai dòng tự sự

viết về nhân vật lịch sử và viết về những truyện quái dị, u, linh… Hai dòng tự sự này đã song hành suốt hành trình văn xuôi Việt Nam.

* Tác phẩm tiêu biểu: Báo cực truyện ( XI), Ngoại sử kí ( Đỗ Thiện – XII), Việt điện u linh tập ( Lí Tế Xuyên – nửa đầu XIV), Thiền uyển tập anh ngữ lục( giữa XIV), Tổ gia thực lục( nửa sau XIV), Lĩnh Nam chích quái lục ( cuối XIV),…

I.2 Giai đoạn thứ hai: thế kỉ XV- XVII, bước đột khởi của truyện ngắn.

Văn xuôi tự sự đã thoát khỏi mối rang buộc của VHDG và văn học chức năng, tự sáng tạo ra truyện ngắn văn học.

Mở đầu là Thánh Tông di thảo (nửa cuối thế kỉ XV) chính là bước đột phá đầu tiên nhằm dần dần thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động và lệ thuộc vào văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.Các chất liệu huyền thoại, thần linh mờ nhạt dần và hạt nhân hiện thực, vốn đã chứa đựng ít nhiều trong các tập truyện trước đó, ngày càng có vai trò to lớn trong tác phẩm. Mục đích không còn là ghi chép bởi nó đã bị lấn át bởi cảm hứng sáng tác của nhà văn. Nhiều truyện trong Thánh Tông di thảo có cùng một giọng điệu, một lối viết, nhiều truyện lại có sự hiện diện của tác giả- vị Hoàng đế có uy quyền tối cao(như các truyện Hai Phật cãi nhau, Ngọc nữ về tay chân chủ, Tinh chuột…); ngôn ngữ trong truyện cũng là thứ ngôn ngữ kiêu sacủa một vị hoàng đế ở giai đoạn xã hội phong kiến thịnh trị. Do vậy tính chất truyện và phong cách nhà văn đã được thể hiện khá rõ nét.Giọng điệu lúc thì hài hước, châm biếm, lúc thì bi thương cũng là những màu sắc mĩ học mới mẻ của tập truyện.Đó là điều không hề có trong các tập truyện trước đó, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tư duy nghệ thuật của truyện truyền kì.

Bằng Thánh Tông di thảo, đặc biệt là Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ và Lê Thánh Tông đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh. Ngoài ra còn có Thiên Nam vân lục liệt truyện của Nguyền Hãng, Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng. Khi lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh, Lê Thánh Tông cũng như Nguyễn Dữ đã phát hiện ra sức mạnh của con người. Chàng trai trẻ- hiện thân của tác giả trong Ngọc

nữ về tay chân chủ chiến thắng các vị thần chỉ bằng những lời lẽ đầy sức mạnh của con người. Còn một gia đình thần trong Một dòng chữ lấy được gái thần lại có thể thoát khỏi hiểm họa diệt thân khi nhờ một chàng nho sinh nghèo viết cho mấy chữ… Hạ bệ thánh thần chỉ là một trong những phương thức khẳng định con người. Dám nhìn thẳng vào sự thực, dám chỉ ra sự giả nhân giả nghĩa của nhà cầm quyền đương thời cũng là một bước tiến về mặt tư tưởng của tác giả truyền kì, thoát ly khỏi văn học chức năng chuyển dần sang văn học nghệ thuật hướng về đời sống xã hội và con người. Đề tài về người phụ nữ cũng được các nhà văn phản ánh một cách sâu sắc và độc đáo.Mỗi nhân vật đều có một số phận, một vận mệnh với tư cách là con người cá nhânchịu trách nhiệm về việc mình làm.Nhiều truyện thành công về nhiều mặt, nhất là phương diện xây dựng tính cách nhân vật. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng truyện ngắn truyền kì giai đoạn này không chỉ nhuốm màu sắc bi thương mà người đọc còn cảm nhận được một thế giới đa cung bậc, đa sắc thái tình yêu thậm chí Nguyễn Dữ còn mải mê miêu tả tình yêu nhục cảm, vượt ra ngoài lễ giáo, đạo đức phong kiến.

Đến thế kỉ XVI khi chế độ phong kiến bắt đầu đi vào khủng hoảng, có sự phân chia quyền lực trong hàng ngũ thống trị, tầng lớp trí thức cũng bị phân hóa, chiến tranh diễn ra liên miên khiến đời sống người dân vô cùng khốn đốn…thì những mâu thuẫn xã hội mới thực sự bùng nổ. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đáp ứng những khát vọng xã hội.Nguyễn Dữ cũng là nhà văn mở đầu cho chủ nghĩa nhân đạo (với những biểu hiện đầy đủ của nó) trong văn học dân tộc mà giai đoạn văn học thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX đã tiếp tục những tư tưởng nhân văn của ông một cách xứng đáng.

Truyện ngắn trung đại đã chuyển từ giai đoạn u linh, chí quái sang truyền kì với những đặc trưng nghệ thuật rõ rệt. Với đặc điểm dùng hình thức kì ảo làm phương thức chuyển tải nội dung, truyện truyền kì có sức hấp dẫn mạnh mẽ mọi lứa tuổi, mọi thời đại. Bằng việc xây dựng những không gian kì ảo, thời gian kì ảo, nhân vật kì ảo và kết hợp với những yếu tố thực các tác giả truyền kì giai đoạn này đã thành công trong việc thể hiện tư tưởng và sức lên án tố cáo xã hội mạnh mẽ. Ngoài ra truyện truyền kì còn có sự kết

hợp giẵ văn xuôi và văn vần vừa thể hiện tài năng của tác giả vừa là hình thức dung hòa giữa phương thức tự sự và trữ tình.

* Tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo ( Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục,Thiên Nam vân lục liệt truyện ( Nguyễn Hãng), Nam Ông mộng lục ( Hồ Nguyên Trừng)

I.3 Giai đoạn thứ ba: thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX, giai đoạn chuyển biến mạnh của truyền kì.

Thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIXxã hội phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, sự suy tàn của chế độ phong kiến đã thối nát và mục ruỗng.mọi nền tảng tư tưởng Nho giáo lâu đời nay không còn là thiêng liêng hay là niềm tin đối với tầng lớp trí thức nữa. Xã hội đảo điên lại chính là mảnh đất cho các tư tưởng tự do, dân chủ, nhân văn tiếp tục nảy nở và phát triển. Việc quản lý xã hội trở nên lỏng lẻo hơn khiến người viết văn được tự do hơn trong sáng tác của mình. Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa cũng có điều kiện phát triển đến đỉnh cao

Cùng với văn học dân tộc, truyện ngắn trung đại cũng bước sang một giai đoạn mới. Mối quan tâm của tác giả không còn là luân lý, đạo đức mà hướng đến thực tế cuộc sống, đến con người. Các nhà văn, nhà thơ chú trọng đến những giá trị thực tiễn của văn chương, đả phá kiểu văn phong sáo rỗng, giáo điều, chỉ ca ngợi đạo lí thánh hiền… Đó là xu hướng chung của cả một thời đại, được bắt đầu từ cuối thế kỉ XVII, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII, XIX với những cuộc cách tân Nho học và văn thể mang nhiều đặc điểm Thực học hướng văn chương đến với cuộc đời. Mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là giai đoạn xuống dốc của truyện truyền kì nhưng so với giai đoạn trước thì thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX lại có số lượng tác phẩm nhiều nhất. Và nếu xét trên một số phương diện ( như tính thực tiễn- mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và những liên hệ với cuộc sống, khả năng tiếp cận hiện thực, kết cấu truyện…) thì đây lại là một giai đoạn mà truyện truyền kì có nhiều thành tựu về nội dung và nghệ thuật đáng ghi nhận.

Về phương diện nội dung: văn học giai đoạn này phản ánh một cách sâu sắc những vấn đề lịch sử lớn lao, đăc biệt là vấn đề thân phận con người và những khát vọng về tình

yêu, hạnh phúc, về sự công bằng, dân chủ của xã hội…Qua điểm văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí bị đẩy xuống hàng thứ yếu, quan điểm viết về những điều sở kiến, sở văn chiếm ưu thế. Vì vậy, các tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phạm Quý Thích, Vũ Trinh… muốn canh tân truyện ngắn truyền kì. Họ thêm chữ tân vào nhan đề tác phẩm: Tân truyền kì lục, Truyền kì tân phả… Đến Vũ Trinh tác giả còn không đưa chữ truyền kì vào tên tác phẩm nữa, mà gọi thẳng là: Lan Trì kiến văn lục nghĩa là ghi chép lại những điều tai nghe mắt thấy ở Lan Trì. Trong thực tế các tác giả trên đã cố gắng viết về người thật việc thật, cố gắng bám sát các sự kiện lịch sử- xã hội đương thời. Hướng chuyển

của các tác giả thế kỉ XVIII- giữa XIX đã đưa loại hình truyền kì ra khỏi ngõ cụt, rút được một chân ra khỏi phạm trù truyện ngắn trung đại và mon men dặt sang bờ bên kia của văn học cận- hiện đại ( Nguyễn Đăng Na).

Về phương diện nghệ thuật: mối quan hệ giữa cái kì và thực đã thay đổi. cái thực dường như trở thành mục đích thiết yêu scuar sáng tác. Cái kì ở đây có cảm giác dường như không phải do tác giả tưởng tượng, hư cấu, tự xây dựng nên, mà là kết quả của sự ghi chép. Văn phong trở nên khúc chiết, mạch lạc, ngắn gọn cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì giai đoạn này.Các tác giả thường kể những câu chuyện với số lượng tình tiết vừa đủ, diễn biến chuyện nhanh, rất ít khi có những tình tiết xa đề và lời bình luận ngoại đề dài dòng.Không còn hình thức văn xuôi kết hợp với văn vần, cũng rất ít truyện có lời bàn, lời bình. Kết cấu trở nên liền mạch, sáng rõ và gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

* Tác phẩm tiêu biểu: Truyền kì tân phả( Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục ( Vũ Trinh),…

1.4. Giai đoạn thứ 4: nửa cuối XIX: chuyển giao văn xuôi tự sự với văn xuôi cận – hiện đại.

TD Pháp xâm lược, chữ Nôm và chữ Hán không còn đáp ứng cho sáng tác văn học mới. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện. VHTĐ VN nói chung và văn xuôi tự sự nói riêng kết thúc vai trò lịch sử.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w