Bức tranh thiên nhiên và đời sống nông thôn Bắc Bộ trong thơ Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 64)

VIII. NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG VÀ VĂN HỌC HIỆN THỰC TRÀO PHÚNG NỬA CUỐI THẾ KỈ

2. Bức tranh thiên nhiên và đời sống nông thôn Bắc Bộ trong thơ Nguyễn Khuyến

dạng thức tự trào nhằm khẳng định, ca ngợi cái tôi tài năng của chính mình. Bài thơ “Cá chép vượt đăng” là một điển hình về ước vọng công danh:

“Gặp hội hóa rồng cao chót vót Đã lên, lên bổng tít bao chừng”

Sự vất vả trong cuộc sống nghèo khó cũng giúp Nguyễn Khuyến tạo được nét riêng biệt với sự khẳng định cái tôi dí dỏm:

“Quyết chí phen này trang trải sạch Cho đời rõ mặt cái thằng tao” (“Than nợ”)

Có thể thấy, dòng thơ tự trào của Nguyễn Khuyến chứa đựng những tư tưởng tự khẳng định, tự ý thức về mình. Hình ảnh ông già gàn dở, say mèm là cách trào lộng ẩn mình. Phía sau ấy là một con người đầy tài năng và uyên bác. Đặc điểm này cho thấy Tam nguyên Yên Đổ vẫn còn ảnh hưởng từ những tư tưởng của các nhà thơ cổ.

2. Bức tranh thiên nhiên và đời sống nông thôn Bắc Bộ trong thơ Nguyễn Khuyến Khuyến

Mảng thơ nông thôn của Nguyễn Khuyến chính là mảng thơ làm nên sự độc đáo, đặc trưng trong phong cách thơ Nguyễn Khuyến. Viết về nông thôn Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã thể hiện vẻ đẹp của vùng thôn quê Bắc Bộ bằng những vần thơ đặc sắc trên tất cả các phương diện nội dung và nghệ thuật.

Nội dung

Giai đoạn trước: Phạm Thái khóc vợ, Nguyễn Hữu Chỉnh khóc chị  tình cảm riêng tư còn mang tính cộng động, có nhiều nét chung

Trong thơ Nguyễn Khuyến: thể hiện tình cảm riêng tư một cách cụ thể, cái cụ thể ấy mang tính nông thôn rõ rệt.

- Vợ: tình cảm với người vợ chịu thương chịu khó, lam lũ, nhọc nhằn  hình ảnh người phụ nữ thôn quê

VD: “Nhà chỉn cũng nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm thắt lưng bó que,

xắn váy quai cồng, tất tưởi chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc.

Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể chuyện trăm năm!...”.

- Con: lời răn dạy của ông dành cho con cũng đơn giản, thấm thía  thể hiện tình cảm của một nhà thơ già nông thôn với các con của mình

VD: Hoàn cư bất mãn cửu cao thổ

Tổ nghiệp vô tha nhất khúc thư Nhi tào hoặc khả thừa ngô chí Bút nghiễn vô hoàng đạo, thúc, sơ

Dịch nghĩa: Khu nhà quây quần, không đầy chín sào đất

Nghiệp cũ chẳng có gì ngoài 1 bó sách Các con nếu có thể theo chí của ta

Thì chăm bút nghiên nhưng đừng bỏ lúa, đậu và rau

- Người dân nông thôn, tình bạn: ông không chỉ làm thơ, mà làm câu đối về những người dân thôn quê như anh hàng thịt, chị thợ rèn, thợ nhuộm – tất cả đều được Nguyễn Khuyến viết bằng tình cảm chân tình, tha thiết.

Đặc biệt là những vần thơ ông viết về bạn: tình bạn thắm thiết, thủy chung, trọn vẹn

VD: (Khóc Dương Khuê) Ai chả biết chán đời là phải

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua , không phải không tiền, không mua

b. Thiên nhiên vùng nông thôn với vẻ đẹp bình dị, dân dã

* Vẻ đẹp thiên nhiên:

Trong toàn bộ di sản văn thơ của Nguyễn Khuyến, các bài về đề tài quê cảnh chiếm một số lượng khá lớn. Nhiều bài cả Hán và Nôm thực sự là những bức tranh bốn mùa tuyệt sắc mang đặc trưng của thiên nhiên Bắc Bộ và làng quê Yên Đổ.

VD: Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp đa sắc của bốn mùa nhưng vẫn mang đậm phong vị làng quê. Vẻ đẹp ấy hiện lên nổi bật trong bức tranh thiên nhiên 4 mùa:

Mùa hạ:

"Cá vượt khóm rau lên mặt nước Bướm len lá trúc lượn rèm thưa"

(Vịnh mùa hè)

* Đời sống sinh hoạt vùng nông thôn Bắc Bộ

- Phong tục tập quán của gia đình, làng xã:

"Tháng chạp hai mươi bốn chợ đồng Năm nay chợ họp có đông không?"

(Chợ đồng)

"Ình ịch đêm qua trống các làng, Ai ai mà chẳng rước xuân sang. Rượu ngon nhấp giọn đưa vài chén, Bút mới xô tay thử mấy hàng." (Khai bút)

"Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm mươi ông cũng lão đây mà! Anh em, làng xóm xin mời cả, Giò bánh, trâu heo, cũng gọi là!"

(Lên lão)

- Cảnh sống, mức sống của người dân nông thôn: + Cảnh mất mùa:

Năm nay cày cày cấy vẫn chân thua

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa (Chốn quê)

+ Cảnh đê vỡ, nước lụt:

Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách (Vịnh lụt) Tiếng sóng long bong lượn trước nhà

+ Cảnh chợ buồn những năm đói rét

Dở trời mưa bụi còn hơi rét

Nếm rượu tường đình được mấy ông Hàng quán người về nghe xao xác

Nợ nần năm trước hỏi lung tung (Chợ Đồng)

- Những thói tật, tệ nạn thôn quê

Nguyễn Khuyến không chỉ thân tình, gần gũi, sống bằng cách cảm cách nghĩ của dân quê mà ông cũng đã có cái nhìn khách quan, chân thực trước những hoen ố của tính cách con người:

"Ở góa, thế gian nào mấy mụ? Đi ve, thiên hạ thiếu chi thầy! Yêu con cũng muốn cho thầy dạy, Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây" (Thầy đồ ve gái góa)

"Đầu trọc lốc bình vôi Nhảy tót lên chùa ngồi I a kinh một bộ

Lóc cóc mõ ba hồi Cơm chẳng cần cá thịt

Ăn rặt oản chuối xôi Không biết câu tình dục Đành chịu tiếng bồ côi" (Vịnh sư)

c. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ có tính chất dân tộc và đại chúng rõ rệt, không quá lệ thuộc vào chữ Hán và hầu như không lấy điển tích Trung Quốc  ngôn ngữ đời sống, đi sâu vào cuộc sống hàng ngày.

+ Tiếng Việt ông dùng đều thuộc ngôn ngữ dân gian, phổ thông

+ Sử dụng những từ ngữ dân gian, khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày và thành ngữ tục ngữ dân gian.

+ Sử dụng từ ghép, từ láy một cách nhuần nhuyễn, tạo nên những sắc thái biểu đạt vừa phong phú vừa chính xác và tạo nhạc điệu độc đáo: thấp tẻ te,…(từ ghép); lập lòe, lóng lánh (từ láy)

+ Sự kết hợp thể thơ truyền thống dân tộc như lục bát, song thất lục bát, ca trù  phá vỡ tính quy phạm của văn chương trung đại, nhờ vậy hồn thơ ý thơ phóng túng, chân thật, gần gũi và dung dị.

- Hình ảnh: Gần gũi gắn bó với cuộc sống nông thôn. Từ cách cảm, cách nghĩ cho tới cách viết đều rất gần gũi với người dân Việt Nam: không xa hoa, tráng lệ mà vô cùng bình dị.

VD: “búi tóc củ hành, buông quần lá toạ”, “thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng”, mấy ổ lợn con, vài gian nếp cái, xôi, bánh, trâu, heo, hay cây cải, cây cà, cây bầu, cây mướp…

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w