Con người ngất ngưởng – con người tài năng, bản lĩnh, phóng túng (đoạn 1, 2) Nội dung:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 57)

V. NGUYỄN CÔNG TRỨ

a. Con người ngất ngưởng – con người tài năng, bản lĩnh, phóng túng (đoạn 1, 2) Nội dung:

- Nội dung:

+ Câu mở đầu: quan niệm lập thân của Nguyễn Công Trứ (Vũ trụ nội mạc phi phận sự)

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Lúc bình Tây, cờ đại tướng Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

→ 1 loạt từ Hán Việt được sử dụng để khẳng định tài năng mà bất cứ kẻ sĩ nào cũng phải nể trọng. Từ thuở đèn sách dù mài với ngôi vị Thủ khoa, sau này được ban chức tước, rồi chiến công “bình Tây, cờ đại tướng” → Ông là người văn võ toàn tài.

+ Tuy nhiên, cuộc đời Nguyễn Công Trứ cũng gặp không ít gian truân, nhưng không vì thể mà bản tính ông thay dổi. Cho đến khi về già, cáo lão về quê, ông vẫn ngông nghênh “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”.

- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa từ Hán và từ Nôm

+ Từ Hán: thể hiện những gì về quan chức, về sự thành đạt gắn với XHPK, gợi những bước đường vinh quang mà ông đã trải qua.

+ Từ Nôm: từ thông dụng thể hiện con người cá nhân, tự do.

→ Như vậy, ở NCT, ta thấy được hình ảnh của một nhà Nho phóng khoáng và đầy tự tin. Ông coi công danh là lẽ sống của đấng nam nhi “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Đi thi tự vịnh). Cái “ngất ngưởng” của ông là lời tự khen, vừa có sự bằng lòng vừa có cái kiêu hãnh mà lại có ý như tự trào. Công danh không chỉ là vinh quang mà còn là “cái nợ” phải trả, khi dấn thân vào hoạn lộ, NCT coi như mình đã tự nguyện hi sinh cho đất nước, nhốt cái tài hoa của mình vào lồng chật hẹp “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 2 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w