Các biện pháp Việt Nam đã sử dụng nhằm đối phó với các rào cản

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 83)

thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản

Trƣớc những khó khăn mà doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã gặp phải khi đối mặt với các rào cản thƣơng mại tại thị trƣờng Hoa Kỳ, việc vƣợt qua rào cản thƣơng mại là một vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra. Đồng thời, thông qua tình hình thực tế gặp phải tại thị trƣờng Hoa Kỳ, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã có nhiều biện pháp cụ thể để vƣợt qua các rào càn cản đó.

Việt Nam đã ban hành những văn bản pháp luật, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu của thị thế giới nói chung và thị trƣờng Hoa Kỳ nói riêng. Luật thủy sản ban hành năm 2003 quy định rõ những yêu cầu đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu phải qua kiểm dịch của cơ quan thú y, đồng thời nhà nƣớc cũng có những chính sách ƣu đãi nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Đặc biệt, sau khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, các hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại… điều này đã góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trƣờng Hoa Kỳ cũng nhƣ việc vƣợt qua các rào cản thƣơng mại tại thị trƣờng này. Năng lực kiểm nghiệm chất lƣợng, xét nghiệm bệnh, kiểm nghiệm thuốc thú y đƣợc nâng cao. Chƣơng trình quản lý chất lƣợng theo HACCP đƣợc thực hiện và duy trì thƣờng xuyên. Việc kiểm tra chứng

nhận chất lƣợng thủy sản của các lô hàng xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn nhằm đảm bảo đáp ứng tốt chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu thị trƣờng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng đƣợc các cổng thông tin điện tử để cung cấp cho các doanh nghiêp các tin tức, quy định pháp luật của thị trƣờng thế giới nói chung và thị trƣờng Hoa Kỳ nói riêng để các doanh nghiệp có thể trao đổi, cập nhật thông tin nhằm kịp thời ứng phó, bắt kịp theo các quy định mới của thị trƣờng xuất khẩu góp phần giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho doanh nghiệp. Số lƣợng cổng thông tin điện tử nhiều với nội dung cung cấp khá phong phú bao gồm các trang thông tin về các thị trƣờng, về từng loại sản phẩm hoặc thông tin về một hoặc nhiều loại rào cản; ngoài ra còn có các trang điện tử của hiệp hội, trang thông tin của các bộ ngành quản lý,… nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin khi cần thiết.

Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuỷ sản đầu tƣ vốn vào dây chuyền sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm thủy sản xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã đƣợc gắn kết với nhau hơn thông qua hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Đây cũng là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khi phải đối mặt với các vụ kiện phá giá, trợ cấp hoặc khi vấp phải các rào cản thƣơng mại tại thị trƣờng Hoa Kỳ. Ngoài ra, VASEP cũng là kênh cung cấp thông tin chính thống, kịp thời và hiệu quả về quy định pháp luật mới, xu hƣớng thị trƣờng thủy sản của Hoa Kỳ nói riêng và thị trƣờng thế giới nói chung cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, đã chủ động đầu tƣ trang thiết bị nuôi trồng, khai thác chế biến sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại; chủ động xây dựng hệ thống quản ký chất lƣợng HACCP; nghiên cứu tìm hiểu kỹ về các quy định trong xuất khẩu sản phẩm thủy sản để kịp thời đáp ứng. Cùng với đó là chú trọng đến vấn đề dƣ lƣợng kháng sinh chất hoá học trong các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn của thị trƣờng Hoa Kỳ.

Ngoài ra, khi phải đối mặt với các rào cản thƣơng mại tại thị trƣờng này các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động ứng phó và theo sát quy trình tiến hành các vụ điều tra của chính phủ Hoa Kỳ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu và có những phản hồi, kiến nghị kịp thời khi cơ quan điều tra có các biện pháp tính toán không hợp lý để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt từ sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động sử dụng cơ chế giải quyết chanh chấp trong WTO, đệ đơn khiếu nại Hoa Kỳ khi nƣớc này áp dụng sai quy định của WTO trong việc tính toán biên độ phá giá, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Kết quả các nội dung khiếu nại của Việt Nam đã đƣợc WTO công nhận.

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)