Qua số liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ cho thấy, trong năm 2002, 2003 giá trị và sản lƣợng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng cá tra, basa sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa phải theo đuổi vụ kiện chống bán phá giá và chịu mức thuế chống bán phá giá cao. Do mặt
hàng cá tra, basa là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ nên khối lƣợng xuất khẩu sụt giảm kéo theo sự sụt giảm chung của kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để bù lại phần sụt giảm tại thị trƣờng Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tìm kiếm các thị trƣờng xuất khẩu mới và có các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, nhờ đó tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc đã không bị giảm. Không những thế, mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là cá tra, basa còn đƣợc biết đến nhiều hơn ở nhiều nƣớc và đƣợc xuất khẩu sang các thị trƣờng mới.
Đồng thời, việc phải đối mặt với các rào cản thƣơng mại của Hoa Kỳ, đặc biệt là các rào cản về kỹ thuật, đã tạo động lực không nhỏ giúp cho ngành thuỷ sản của Việt Nam phát triển. Trƣớc đây, chất lƣợng sản phẩm thủy sản nói chung và các sản phẩm chế biến xuất khẩu của Việt Nam còn thấp; trình độ sản xuất chế biến chƣa thực sự phát triển do rào cản kĩ thuật ở các nƣớc nhập khẩu còn thấp, chƣa có nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lƣợng sản phẩm; các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm mà mình có, các mặt hàng khai thác điều kiện tự nhiên hoặc các mặt hàng sơ chế có giá trị thấp. Tuy nhiên, nhờ việc phải đáp ứng các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu tại thị trƣờng Hoa Kỳ các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã từng bƣớc có sự phát triển theo hƣớng đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì khối lƣợng trên 70.000 tấn thủy sản các loại, trị giá 489,03 triệu USD, trong đó chủ yếu là các mặt hàng tôm đông lạnh (49%), cá đông lạnh(12%), các mặt hàng này chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, không đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng đa dạng của ngƣời tiêu dùng Hoa Kì. Kể từ năm 2003 cho đến nay, xuất phát từ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng Hoa Kì về sự đa dạng chủng loại các sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đầu tƣ vốn và công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng các sản phẩm thủy sản, kiểm soát dƣ lƣợng kháng sinh và hóa chất độc hại trong sản phẩm thủy sản một cách nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã quan tâm chú ý hơn tới việc đáp ứng
nhu cầu thị trƣờng. Mặt khác, hệ thống luật pháp không ngừng đƣợc hoàn thiện; các cơ quan chuyên quản lí kiểm soát chất lƣợng thủy sản đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn kĩ thuật của Hoa Kì đƣợc thành lập góp phần nâng cao vị thế, sức cạnh tranh cho sản phẩm, đồng thời hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Năm 2007, ngành thủy sản đã tham gia xây dựng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và dự thảo Luật chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, áp dụng các biện pháp cấp bách kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong mặt hàng thủy sản xuất khẩu,quy định chỉ tiêu kiểm tra và mức giới hạn tối đa cho phép đối với thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kì, thực hiện các hoạt động kiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồn chế, tỉ lệ mạ băng trong sản phẩm xuất khẩu vào các thị trƣờng khác là Liên Xô và EU.
Nhƣ vậy, các rào cản thƣơng mại của Hoa Kỳ không chỉ tác động tiêu cực mà trên thực tế chúng còn có những tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Một mặt, nó làm giảm kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm đó, mặt khác, nó tạo ra cơ hội để các nhà xuất khẩu cải thiện chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm; có cơ hội tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng mới, hƣớng đi mới cho mặt hàng xuất khẩu của mình. Đây cũng là cơ hội để các nhà xuất khẩu nắm rõ hơn về quy định, pháp luật liên quan tới xuất nhập khẩu, rào cản thƣơng mại nhập khẩu của thị trƣờng nƣớc bạn nhằm hạn chế đƣợc những rủi ro sau này. Đồng thời góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, quy định nhằm đảm bảo chất lƣợng, tiêu chuẩn đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu.