Trung Quốc

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 35)

Trong nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đã luôn duy trì đƣợc vị trí là nƣớc có ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới cả về khối lƣợng và giá trị. Lƣợng thuỷ sản xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ vẫn tăng đều qua các năm từ 82.161 tấn, giá trị 304 triệu USD (năm 1993) lên 258.768 tấn, giá trị 889 triệu USD (năm 2002); năm 2010, tổng giá trị xuất nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt khoảng 16,5 tỷ USD. Đến nay, Trung Quốc là nƣớc đứng thứ 3 sau Thái Lan và Canada xuất khẩu thủy sản sang Mỹ. Kinh nghiệm nổi bật trong xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc vào thị trƣờng Mỹ là:

* Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo hƣớng có hiệu quả, phù hợp thị trƣờng ngƣời tiêu dùng. Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn đi đầu trong việc áp dụng các chính sách, biện pháp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Phƣơng hƣớng điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu là: Từng bƣớc nâng cao tỷ lệ sản phẩm chế biến tinh và cao cấp, phát triển các sản phẩm đặc sản và các sản phẩm thủy sản tƣơi sống.

* Tăng cƣờng năng lực quản lý chất lƣợng sản phẩm thủy sản. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm thủy sản trên cơ sở áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ chất lƣợng, và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP là một vấn đề đƣợc Trung Quốc chú trọng. Các doanh nghiệp Trung Quốc đều ý thức rằng "lấy chất lƣợng để tồn tại, để phát triển và bằng chất lƣợng để giành thắng lợi". Chính vì vậy, Cục nghề cá Trung Quốc đã thiết lập ủy ban quản lý chứng nhận sản phẩm thủy sản Trung Quốc và Cục giám định kỹ thuật quốc gia. Thành lập Trung tâm chứng nhận sản phẩm thủy sản Trung Quốc để quản

lý chất lƣợng thủy sản và cấp chứng chỉ cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Đến nay Trung Quốc đã có 120 nhà máy chế biến đƣợc nhận giấy phép xuất khẩu sang EU và gần 300 nhà máy nhận chứng chỉ HACCP của FDA.

Xây dựng một hệ thống pháp lý cơ bản cho việc kiểm tra giám định chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu và ban hành nhiều luật: Luật chất lƣợng, Luật tiêu chuẩn, Luật vệ sinh,... đồng thời hƣớng dẫn, giúp đỡ các xí nghiệp chế biến đảm bảo chất lƣợng theo tiêu chuẩn HACCP.

* Trung Quốc đã biết tận dụng lực lƣợng Hoa kiều ở Mỹ để quảng bá thƣơng hiệu và tiêu thụ hàng thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trƣờng Mỹ. Trong những năm qua, Trung Quốc đã có những chính sách thích hợp để phát huy lợi thế này, thu hút nguồn nhân lực này ở Mỹ để đem lại lợi ích cho đất nƣớc. Các công ty xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đã tận dụng tốt những mối quan hệ với Hoa kiều để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản.

* Đảm bảo yếu tố bền vững trong nuôi trồng và khai thác. Trung Quốc đã ban hành "chính sách mới về khai thác biển nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản và môi trƣờng sinh thái" hay cấm khai thác ở các ngƣ trƣờng trọng điểm vào những khoảng thời gian nhất định, cấm mọi hoạt động khai thác hải sản tại khu vực vùng biển phía Đông từ 120 vĩ tuyến Bắc từ 1/6 đến 1/8 hàng năm để bảo vệ nguồn lợi hải sản trong vùng biển của mình. Bên cạnh đó, Trung Quốc chủ trƣơng mở rộng địa bàn ra nƣớc ngoài trên cơ sở ký kết hiệp định nghề cá với các nƣớc trong khu vực nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia,... Để khắc phục tình trạng sản xuất thiếu quy hoạch, tự phát, ngành thủy sản Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp khắc phục nhƣ xây dựng lại quy hoạch ngành với quy hoạch vùng và lãnh thổ nhằm phát triển thủy sản theo hƣớng ổn định và bền vững. Nhờ đó mà sản lƣợng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Trung Quốc ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại đối với ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)