Nhận xét đánh giá kết quả tính toán và đề ra các giải pháp sử dụng nguồn nước hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 80)

III IV V VI VII V IX X XI

4.2.3.Nhận xét đánh giá kết quả tính toán và đề ra các giải pháp sử dụng nguồn nước hiệu quả.

CHƯƠNG IV NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHỐI HỢP HIỆU QUẢ

4.2.3.Nhận xét đánh giá kết quả tính toán và đề ra các giải pháp sử dụng nguồn nước hiệu quả.

nguồn nước hiệu quả.

Từ kết quả tính toán cho thấy với tổng diện tích canh tác và cơ cấu cây trồng hiện tại thì hệ thống thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn vẫn đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các ngành dùng nước trong khu vực. Ngoài ra, hồ chứa Cấm Sơn còn dư thừa khoảng 19,88 triệu mP

3

P nước sau mỗi năm. Từ đó ta có thể đề ra một số giải pháp khai thác nước hiệu quả hơn bằng cách sử dụng lượng nước thừa trên.

Giải pháp 1: Thay đổi diện tích canh tác nông nghiệp trong khu vực

Theo kết quả Bảng 4.1. Kịch bản thay đổi tổng diện tích cho vụ xuân và vụ đông, diện tích canh tác vụ xuân và vụ đông trong khu vực có thể thay đổi theo

nhiều hướng khác nhau.

Đối với các kịch bản 1,2,3 trong Bảng 4.1 thì diện tích canh tác vụ xuân và vụ đông được thu hẹp lại, nhu cầu nước từ đó cũng giảm dần theo, dẫn đến lượng nước dư trong hồ cũng tăng dần. Lượng nước dư có thể tăng tới 45,67 triệu mP

3

Pkhi diện tích vụ xuân và vụ đông giảm xuống lần lượt còn lại là 18000ha và 10000ha. Như vậy khi diện tích giảm đi khoảng 15% thì lượng nước dư tăng lên tới 136%.

Đối với các kịch bản 5 và 6, diện tích hai vụ xuân và vụ đông được tăng lên, nhu cầu nước phục vụ cũng tăng theo, dẫn đến lưu lượng nước dư trong hồ giảm dần. Và theo kết quả chạy phần mềm cho thấy, việc mở rộng diện tích canh tác tối đa diễn ra theo kịch bản số 6. Trong kịch bản này, diện tích canh tác vụ xuân có thể tăng từ 20250ha lên thành 21500ha, tăng 6,2%, cơ cấu cây trồng vẫn giữ nguyên. Ngoài ra cũng có thể đồng thời tăng diện tích vụ đông từ 12500ha lên thành

72

13000ha, tăng 4%. Hơn nữa, đối với vụ mùa, do lượng nước mưa bổ sung từ khu giữa rất lớn nên có thể tăng diện tích gieo trồng vụ mùa lên diện tích tối đa đất canh tác nông nghiệp của khu vực, từ 21000ha lên 23000ha, tăng 9,5%.

Riêng hai kịch bản 7 và 8, khi diện tích canh tác mở rộng quá lớn, kéo theo nhu cầu nước cho phần diện tích này cũng tăng cao, dẫn đến hồ chứa không đủ khả năng cung cấp nước cho khu vực.

Vậy với giải pháp thay đổi diện tích canh tác nông nghiệp trong khu vực, tác giả đề xuất tăng diện tích canh tác vụ xuân từ 20250ha lên 21500ha và vụ đông từ 12500ha lên 13000ha.

Giải pháp 2: Thay đổi cơ cấu cây trồng

Từ kết quả Bảng 4.2. Kịch bản thay đổi cơ cấu cây trồng cho vụ Xuân, cho thấy lượng nước dư trong hồ Cấm Sơn tỷ lệ nghịch với tỷ lệ diện tích của lúa chiêm. Khi tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa chiêm càng cao thì lượng nước dư trong hồ càng thấp. Với tổng diện tích gieo trồng hiện tại thì hồ chứa chỉ cung cấp đủ nước khi tỷ lệ diện tích lúa chiêm tăng tối đa từ 69,1% lên 76,3%.

Tuy nhiên, ta có thể sử dụng phương án giảm tỷ lệ diện tích lúa chiêm xuống nhằm tăng lượng nước dư trong hồ chứa Cấm Sơn, ví dụ giảm αRlúa chiêmR từ 69,1% xuống còn 55%, như vậy lượng nước dư tăng hơn gấp hai lần, từ 19,87 triệu mP

3P P lên thành 46,35 triệu mP 3 P

. Lượng nước dư này có thể sử dụng vào các mục đích khác. Với giải pháp thay đổi cơ cấu cây trồng, tác giả kiến nghị chỉ giảm cơ cấu cây trồng theo hướng giảm tỷ lệ diện tích lúa chiêm xuống từ 69,1% còn 60%, như vậy lượng nước dư trong hồ Cấm Sơn sẽ tăng lên từ 19,87 triệu mP

3

Pđến 37,06 triệu mP 3

P. .

Giải pháp 3: Sử dụng lượng nước dư vào các mục đích khác

Với hiện trạng sử dụng nước hiện nay, lượng nước dư trong hồ Cấm Sơn trong một năm là tương đối lớn 19,87 triệu mP

3P P

, lượng nước này cũng có thể tăng thêm nếu giảm tỷ lệ diện tích trồng lúa xuống, hoặc thu hẹp tổng diện tích canh tác.

73

Lượng nước dư này có thể sử dụng vào các mục đích khác có hiệu quả kinh tế hơn hoặc phù hợp với định hướng phát triển của khu vực hơn. Ví dụ, lượng nước dư có thể sử dụng vào mục đích phát điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực, đưa khu vực thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do thiếu điện.

Nhận xét và kiến nghị giải pháp thực hiện:

Trong các giải pháp khai thác và sử dụng nước ở trên, luận văn đưa ra được nhiều phương hướng giải quyết khác nhau cho khu vực. Mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên đấy cũng chính là cơ sở cho các nhà quản lý đánh giá, phân tích và lựa chọn giải pháp phù hợp cho hệ thống, phù hợp với định hướng phát triển tổng thể của khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của vùng đó là: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích vụ Đông, tăng cường trồng rau và cây cảnh; căn cứ vào tình hình khủng hoảng an ninh năng lượng của khu vực nói riêng và cả nước nói chung; tác giả kiến nghị áp dụng cả hai giải pháp là thay đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng lượng nước dư vào mục đích phát điện nhằm áp dụng thực hiện vào hệ thống. Tức là, giảm tỷ lệ diện tích canh tác lúa chiêm từ 69,14% xuống 60% hay tăng diện tích trồng màu lên từ 30,86% tới 40%, như thế lượng nước dư trong hồ chứa Cấm Sơn sẽ tăng lên từ 19,87 triệu mP

3

Ptới 37,06 triệu mP 3

P

. Toàn bộ lượng nước dư này sẽ được sử dụng vào mục đích phát điện, đảm bảo cho yêu cầu về năng lượng ngày càng cao của khu vực. Với việc áp dụng giải pháp thay đổi cơ cấu cây trồng thì sẽ có ưu điểm là không phải quy hoạch lại diện tích canh tác nông nghiệp như đối với giải pháp thay đổi diện tích canh tác. Như vậy, ứng với giải pháp kiến nghị nêu trên, quá trình điều tiết hồ chứa Cấm Sơn được thể hiện rõ trong Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Quá trình vận hành của hồ chứa Cấm Sơn với giải pháp kiến nghị Rlúa chiêmR = 60%) Đơn vị: 10P 6 P mP 3 Tháng 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 Tổng Xả nước 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,6 11,2 36,4 44,4 37,6 3,7 0,0 134,0

74

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 80)