Đập dâng Cầu Sơn 4: Trạm bơm Bảo Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 55)

4: Trạm bơm Bảo Sơn 5: Các trạm bơm khác 6: Hồ Cây Đa 7: Hồ Chùa Trắng 8: Hồ Hố Cao 9: Hồ Suối Nứa 6 7 8 5 9 Sô ng T hư ơn g

47

Tính từ thượng nguồn, hệ thống thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn lấy nước từ lưu vực của hồ chứa Cấm Sơn. Lượng nước này tiếp tục được bổ sung nước từ khu giữa trước khi tới đập dâng Cầu Sơn.

Qua đập dâng Cầu Sơn, một phần lượng nước được phân bố vào khu tưới bằng hệ thống kênh mương và công trình trên kênh, đây là nguồn nước chính cung cấp cho khu tưới.

Một phần của khu tưới còn được cung cấp bởi một số hệ thống hồ chứa nhỏ trong khu vực như hồ Cây Đa, hồ Chùa Trắng và hồ Hố Cao. Diện tích phụ trách tưới của các hồ này chiếm tỷ trọng không lớn so với tổng diện tích canh tác của khu vực nghiên cứu.

Ngoài ra, phía hạ lưu khu tưới còn được bổ sung nước từ sông Thương, việc bổ sung này thông qua hàng loạt các trạm bơm có quy mô vừa và nhỏ nằm dọc rải rác bên bờ sông Thương. Ở luận văn này chỉ nghiên cứu đến diện tích tưới tự chảy được cung cấp bởi các hồ chứa, nên phần diện tích được phụ trách bởi các trạm bơm tưới động lực này tạm thời không xét đến. Do đặc điểm địa hình, một số diện tích của hai huyện Lạng Giang và Lục Nam phải tưới bằng động lực. Khu vực này được cấp nước từ kênh chính thông qua trạm bơm Bảo Sơn. Tuy nhiên nguồn nước của trạm bơm Bảo Sơn được lấy từ kênh chính Cầu Sơn – Quang Hiển, cho nên lượng nước yêu cầu của phần diện tích này cũng được lấy từ đập dâng Cầu Sơn.

3.2.2. Các yêu cầu nước của hệ thống

Cũng như đa phần hệ thống khác, hệ thống thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn cung cấp nước đồng thời cho nhiều yêu cầu dùng nước khác nhau. Trong đó phân thành hai loại chính là yêu cầu dùng nước cố định và yêu cầu dùng nước có thể thay đổi. Việc phân loại ra hai yêu cầu nước này căn cứ vào sự thay đổi của cơ cấu cây trồng cũng như diện tích canh tác nông nghiệp.

Các yêu cầu dùng nước cố định là yêu cầu nước không thay đổi khi thay đổi cơ cấu cũng như diện tích canh tác nông nghiệp, bao gồm các yêu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm....Ngược lại, các

48

yêu cầu dùng nước có thể thay đổi được là các yêu cầu thay đổi theo khi cơ cấu cây trồng hoặc tổng diện tích canh tác nông nghiệp thay đổi, cụ thể, các yêu cầu đó bao gồm yêu cầu nước cho nông nghiệp và yêu cầu nước cho môi trường.

3.2.3. Thực trạng công trình và công tác quản lý

Hệ thống kênh mương trong khu vực đã xuống cấp nhiều so với thiết kế. Toàn bộ hệ thống này không còn đồng bộ bao gồm các kênh đất lẫn kênh bê tông xuống cấp. Khả năng dẫn nước của hệ thống kênh mương chỉ đạt hiệu quả từ 50% đến 70% tính từ đầu mối tới mặt ruộng. Do sự không đồng bộ này dẫn tới rất khó cho việc tính toán, nghiên cứu phục vụ cho việc quản lý vận hành hệ thống.

Ngoài ra một số công trình trên hệ thống đều có dấu hiệu xuống cấp rõ rệt. Hầu hết các trạm bơm đều đã được xây dựng trên 30 năm, nhà trạm, máy bơm và các thiết bị đi kèm khác đã xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, tiêu hao điện năng lớn trong khi đó lưu lượng không đạt yêu cầu, hay thậm chí là các thiết bị này thường xuyên gặp sự cố. Các công trình trên kênh khác như cống điều tiết và các cửa van cũng trong tình trạng xuống cấp tương tự, việc vận hành và quản lý gặp rất nhiều khó khắn.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý, vận hành hệ thống còn nhiều hạn chế. Hầu hết các cán bộ lâu năm thì không kịp cập nhập kiến thức, không sử dụng được các phần mềm cũng như các công cụ quản lý hệ thống thủy lợi mới, họ chỉ điều hành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Một cán bộ được đào tào bài bản thì không những còn quá ít mà còn quá trẻ, kinh nghiệm quản lý hệ thống còn non nớt. Vì thế các kế hoạch điều phối đưa ra không những phải phù hợp với hiện trạng công trình và nhu cầu dùng nước mà còn cả trình độ quản lý của hệ thống.

3.3. TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC NGÀNH DÙNG NƯỚC 3.3.1. Xác định nhu cầu nước hiện tại 3.3.1. Xác định nhu cầu nước hiện tại

3.3.1.1. Nhu cầu nước cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 55)