CHƯƠNG III CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG TỐI ƯU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 54)

HÀNH HỆ THỐNG TỐI ƯU

3.1. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG

Trên cơ sở đánh giá lại yêu cầu dùng nước trong vùng nghiên cứu, nhất là tại tuyến đã đã xây dựng công trình hồ chứa, đập dâng để cân đối giao lại nhiệm vụ cho hồ chứa phù hợp với khả năng có thể phục vụ được của công trình với nhiệm vụ đa mục tiêu.

Rà soát lại các phương án theo những số liệu mới và nhiệm vụ mới được cập nhật như: Hiện trạng dân sinh kinh tế, định hướng phát triển kinh tế của các ngành để điều chỉnh lại các phương án cấp nước phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong vùng.

Tính toán nhu cầu sử dụng nước cho các ngành:

- Nước dùng cho nông nghiệp cho các mùa vụ trong năm; - Nước dùng cho các cụm công nghiệp trong khu vực;

- Nước dùng cho sinh hoạt cho dân cư trong vùng nghiên cứu; - Nước cho nuôi trồng thủy sản;

- Nước dùng cho chăn nuôi gia súc gia cầm;

- Nước dùng cho đảm bảo môi trường, chất lượng nước ở các sông.

3.2. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VẬN HÀNH TỐI ƯU

Để có kế hoạch điều phối cho hệ thống nhằm khai thác và sử dụng nguồn nước tới hiệu quả nhất, luận văn dựa vào một số cơ sở khoa học cụ thể sau:

3.2.1. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống

Hệ thống thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn có cấu tạo tương đối phức tạp. Hệ thống là sự phối hợp hoạt động của nhiều loại công trình thủy lợi khác nhau như hồ chứa,

46

đập dâng và trạm bơm. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi này lấy nước từ nhiều nguồn nước khác nhau phục vụ cho đa dạng các ngành dùng nước.

Hình 3.1.Sơ đồ cấu tạo hệ thống thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn

1 3 3 4 2 Khu dùng nước Chú thích 1: Hồ chứa Cấm Sơn 2: Khu giữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 54)