Phương pháp tính toán cân bằng nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 66)

III IV V VI VII V IX X XI

3.4.1.Phương pháp tính toán cân bằng nước

Dựa trên nguyên tắc cơ bản của phương trình cân bằng nước: Wđến-Wdùng=±ΔW Trong đó: 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các ngành khác Nông nghiệp

58

- Wđến: tổng lượng dòng chảy tính đến nút tính toán - Wdùng: tổng lượng nước dùng tính đến nút tính toán.

Hệ thống thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn có đập Cầu Sơn là đập dâng nước, không có khả năng điều tiết dòng chảy. Khu giữa tính từ Hồ Cấm Sơn về đập Cầu Sơn không có công trình điều tiết, dòng chảy ở khu vực này có trạng thái tự nhiên, diện tích lưu vực tổng cộng là 2273kmP

2P P

. Hồ chứa Cấm Sơn có khả năng điều tiết năm với tổng diện tích lưu vực là 378,4kmP

2P P .

Nguyên tắc tính cân bằng nước cho hệ thống thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn ở mỗi thời đoạn tính toán là khi dòng chảy đến tự nhiên của Khu Giữa lớn hơn yêu cầu dùng nước thì lượng nước cấp tại Cầu Sơn chỉ do dòng chảy tự nhiên của Khu Giữa cung cấp, lúc này dòng chảy đến hồ Cấm Sơn sẽ được tích lại hoàn toàn trong hồ để điều tiết bổ sung nước cho các thời đoạn thiếu nước về sau. Ngược lại, khi dòng chảy tự nhiên của Khu Giữa nhỏ hơn nhu cầu nước dùng, hồ Cấm Sơn sẽ bổ sung lượng nước còn thiếu. Vì vậy, việc tính toán cân bằng nước năm thiết kế cho hệ thống thủy lợi Cầu Sơn-Cấm Sơn cần phải thực hiện qua 2 bước:

- Tính toán cân bằng nước tại Cầu Sơn giữa lượng nước đến tự nhiên của Khu Giữa Cầu Sơn-Cấm Sơn với yêu cầu nước dùng theo từng thời đoạn. Mục đích để tìm ra lượng nước thiếu ở các thời đoạn.

- Tính toán điều tiết hồ chứa nước Cấm Sơn với yêu cầu cấp nước bổ sung cho Cầu Sơn, chính là lượng nước thiếu đã được xác định ở bước 1 nêu trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 66)