Nguyên tắc tính toán cân bằng nước tại đập dâng Cầu Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 68)

III IV V VI VII V IX X XI

3.4.3.Nguyên tắc tính toán cân bằng nước tại đập dâng Cầu Sơn

Để tính toán toán cân bằng nước tại đập dân Cầu Sơn theo từng tháng thì cần các yêu cầu số liệu đầu vào như sau:

- Phân phối dòng chảy thời đoạn tháng năm thiết kế P=75% của lưu vực Khu Giữa Cầu Sơn – Cấm Sơn (Bảng 3.12).

- Yêu cầu cấp nước tại Cầu Sơn, là kết quả của quá trình tính toán yêu cầu dùng nước cho các ngành (Bảng 3.11).

Lượng nước thừa, thiếu ở các thời đoạn bằng hiệu số giữa lưu lượng dòng chảy đến tự nhiên của lưu vực Khu Giữa với lượng nước yêu cầu phải cấp.

Do đập dâng Cầu Sơn không có khả năng điều tiết dòng chảy nên lượng nước thừa hàng tháng không được giữ lại. Lượng nước thiếu hàng tháng chính là lượng nước yêu cầu cần điều tiết bổ sung từ hồ chứa Cấm Sơn.

3.4.4. Nguyên tắc tính toán điều tiết và cân bằng nước tại hồ chứa Cấm Sơn

Để tính toán điều tiết và cân bằng nước cho hồ chứa ta cần các số liệu đầu vào như sau:

- Lượng nước cần WRcầnRchính là lượng nước còn thiếu cần được bổ sung tại đập dâng Cầu Sơn. Số liệu này là kết quả của quá trình tính toán cân bằng nước tại đập dâng Cầu Sơn.

- Phân phối dòng chảy đến hồ Cấm Sơn năm thiết kế P=75% (Bảng 3.12). - Tổn thất hồ chứa nước Cấm Sơn bao gồm: tổn thất bốc hơi mặt hồ, thấm qua thân đập, rò rỉ qua khe, công trình lấy nước và thấm qua đáy hồ. Tổng lượng tổn

60

thất này theo tính toán của của HEC & BCEOM trong dự án Hiện đại hóa tiểu dự

án Cầu Sơn – Cấm Sơn thì có thể lấy bằng 10% lượng nước đến hồ (thời đoạn tháng).

- Ngoài ra cũng còn cần các thông số cơ bản của hồ chứa. Mực nước chết hồ chứa Cấm Sơn là Zc=+51,0m ứng với dung tích chết Vc=20,5x10P

6PmP PmP

3P P

. Lượng dung tích chết này không tham gia vào quá trình điều tiết dòng chảy, là bộ phận dung tích dưới cùng của hồ chứa có nhiệm vụ giữ lại lượng bùn cát trong suốt thời gian hoạt động. Trong quá trình điều tiết hồ thì không dược phép hạ thấp mực nước xuống dưới mực nước chết Zc. Mực nước dâng bình thường hồ chứa Cấm Sơn Hbt=66,5 ứng với dung tích hồ Wbt=227,7 x10P

6PmP PmP

3

P. Đây là mực nước cao nhất trong hồ cho phép tồn tại dài ngày mà các công trình vẫn hoạt động bình thường.

Trong tính toán điều tiết hồ năm thiết kế P=75%, giả thiết là khi bắt đầu vào mùa lũ (Tháng 6), mực nước trong hồ trở về cao trình mực nước chết (Zh=Zc=+51,0m).

Điều kiện ràng buộc trong quá trình điều tiết hồ chứa đó là không được trữ nước trong hồ cao hơn mực nước dâng bình thường và xả nước thấp hơn mực nước chết của hồ chứa.

61

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phối hợp hồ Cấm Sơn và đập dâng Cầu Sơn để nâng cao hiệu quả phục vụ hệ thống (Trang 68)