tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp
Nâng cao tỷ lệ cơ giới vào sản xuất, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa các khâu làm đất đối với cây hàng năm đạt 90 - 95%; cơ giới hoá khâu gieo trồng đạt 20 - 30%; cơ giới hóa khâu phòng trừ sâu bệnh đạt 50%; thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đạt 70 - 80%.
Triển khai các đề tài khoa học, nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả vào sản xuất, chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nhu cầu thị trƣờng; áp dụng các quy trình tiên tiến vào sản xuất nhƣ SRI, ICM, trồng lạc mật độ dày, trồng ngô mật độ thƣa hợp lý; sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP, nuôi tôm, cá theo quy trình sinh học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm. Hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển mạng lƣới khuyến nông đến tận xã, thôn, xóm để ngƣời dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trƣờng. Chú trọng việc tổ chức thu hút chuyển giao tri thức và công nghệ từ các nơi khác về địa phƣơng. Chủ động tích cực trong quan hệ hợp tác với các viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Đầu tƣ phát triển công nghệ trong chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ thông tin trong sản xuất và đời sống.