Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 114)

4.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Hiện nay, xu hƣớng tất yếu sẽ giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện; nhƣng đòi hỏi phải tăng năng suất, sản lƣợng và giá trị toàn ngành nông nghiệp của huyện để bảo đảm tốc độ tăng trƣởng ổn định, nâng cao thu nhập của nông dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ và hàng hóa cho thị trƣờng ngoài huyện,

4.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp

Nội bộ ngành nông nghiệp cũng cần có sự dịch chuyển hớp lý, tỷ trọng của ngành trồng trọt đơn thuần giảm đi, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Vì đây là hai ngành có giá trị gia tăng cao, lợi nhuận khá lớn và ít bị phụ thuộc vào thời tiết khí hậu nhƣ trồng cây lƣơng thực. Ngay trong ngành trồng trọt cũng đòi hỏi sự chuyển đổi, chọn tạo giống tốt đƣa vào canh tác, giảm dần tiến tới loại bỏ những loại giống xấu và khả năng chống chịu sâu bệnh kém, năng suất thấp, chất lƣợng không cao. Tùy tình hình cụ thể từng vùng đất đai, nguồn nƣớc, ngƣời nông dân cân nhắc chọn cho mình loại cây trồng mang lại giá trị cao hơn lƣơng thực thuần túy, là sự thay đổi tự nhiên và tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để cải thiện nhanh mức sống cho ngƣời dân tham gia sản xuất nông nghiệp, huyện cần có những định hƣớng đúng đắn và khoa học để họ chọn và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi.

4.2.1.3. Tái cơ cấu nông nghiệp

Ngày 21 tháng 8 năm 2014, UBND huyện Bố Trạch đã ban hành Quyết định số 2370/QĐ-UBND, về việc ban hành Đề án Tái cơ cấu ngành nông

nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, tái cơ cấu nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyê ̣n và địa phƣơng; gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trƣờng. Chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, chất lƣợng, giá trị cao và thân thiện với môi trƣờng; áp dụng khoa học công nghệ là khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành; gắn sản xuất với nhu cầu của thị trƣờng, nhằm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho ngƣời nông dân.

Mặt khác, phát triển nông nghiệp theo cơ chế thị trƣờng, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi, vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngƣời sản xuất, tiêu dùng. Nhà nƣớc giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ; phát triển thị trƣờng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống; cung cấp thông tin, dịch vụ. Thực hiện đồng bộ trên các nội dung: Cơ cấu lại quy mô sản xuất giống, kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, thị trƣờng và điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ.

Để làm đƣợc điều này cần tăng cƣờng sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tƣ và phát triển đối tác công tƣ, phát huy vai trò của các tổ chức theo hƣớng nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tƣ đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ, sâu rộng nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị từ huyê ̣n đến cơ sở , cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời dân, nhằm thay đổi

nhận thức, tƣ duy, tập quán để sản xuất theo hƣớng hàng hóa; liên kết hóa trong sản xuất, doanh nghiệp hóa sản phẩm và xã hội hóa đầu tƣ.

Đến năm 2020 phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau:

- Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 - 5,5%/năm.

- Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản: nông nghiệp 63,1%; thủy sản 30,4%; lâm nghiệp 6,5%.

- Thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng 2 - 3 lần so với năm 2013. - Có 50% số xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. [ 36 ]

Một phần của tài liệu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)