số địa phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Bố Trạch
1.2.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Hồng, liền kề thủ đô Hà Nội, là một trong tám tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Lực lƣợng lao động dồi dào, tính riêng năm 2005 lao động trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp đã chiếm 64,3% lao động toàn tỉnh. Bắc Ninh là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, là tỉnh có truyền thống văn hiến và cách mạng, nhiều di tích lịch sử văn hóa. Tuy nhiên Bắc Ninh vẫn là tỉnh “đất chật, ngƣời đông”, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp, tài nguyên khoáng sản ít, nhƣng do nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp khá sớm, đã đem lại những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc.
- Đã chủ trƣơng phát triển các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển làng nghề truyền thống, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm (2001 - 2005) đạt 13,9%.
- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển chung của tỉnh, đặc biệt là quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, ban hành một số chính sách, quy định của địa phƣơng hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhƣ: giống cây trồng, vật nuôi, thủy lợi, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trƣờng, xóa đói, giảm nghèo ...
- Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm, bƣớc đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung giống lúa lai, lúa thơm, rau quả xuất khẩu; nuôi thả cá, gia cầm, thịt lợn hƣớng nạc; giảm dần tỷ trọng
- Đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, thông tin, điện nƣớc ... phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm môi trƣờng đầu tƣ và ƣu đãi để thu hút đầu tƣ theo quy hoạch.
- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức khác nhau, có cơ chế tuyển dụng lao động tại chổ. Hiện nay Bắc Ninh có số lao động qua đào tạo chiếm 28%, thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp 10 - 12 nghìn lao động một năm.
- Giải quyết tốt hơn giữa phát triển kinh tế với các vấn đề bức xúc của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
1.2.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang
Xuất phát điểm là tỉnh nông nghiệp lạc hậu, lại thƣờng xuyên gặp lũ lụt, thiên tai, hai phần ba lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, dân trí thấp, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế, với quyết tâm cao của địa phƣơng đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
An Giang đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện cho phát triển nhanh và bền vững. Đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ nhƣ:
- Nông nghiệp tăng trƣởng trên 5%/năm, lúa và cá vẫn là cây con chủ lực của tỉnh, có những chuyển dịch đáng kể trong nội bộ ngành nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên rau màu, thủy sản. Giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất canh tác 59 triệu đồng năm 2007, đến năm 2010 là 90,76 triệu đồng, ngành thủy sản chiếm 16% GDP khu vực nông nghiệp và 5,62 GDP toàn tỉnh.
- Công nghiệp chế biến phát triển nhanh; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản chiếm 91,95% so với toàn ngành, các nhà máy chế biến thủy
sản, rau quả đông lạnh và các cơ sở chế biến lâm sản có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp có nhiều tiến bộ, khâu làm đất trên 95% diện tích, cơ giới hóa tuốt lúa 100%, sấy trên 45% sản lƣợng lúa hàng năm, diện tích thu hoạch bằng cơ giới năm 2010 là 71% diện tích.
- Xuất khẩu đạt khá cao, gạo 77,9%, thủy sản 21,6%, rau quả đông lạnh 88,6%, hàng may mặc 40,4%.
- Đã xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”; vận hành tốt cơ chế “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà
doanh nghiệp) trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ ản phẩm và “năm khuyến” (khuyến nông, khuyến công, khuyến thương, khuyến thiện, khuyến học).
1.2.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dƣơng củng nhƣ tỉnh Bắc Ninh là tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải phòng và Quảng Ninh, để phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng chính sách phù hợp với thực tế của địa phƣơng, nhƣ: Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp địa phƣơng, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ để phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm ...
Từ những chủ trƣơng đúng đắn nêu trên cùng với những giải pháp thiết thực và đồng bộ, nền kinh tế tăng trƣởng khá, bình quân 10,5%/năm (thời kỳ 2000 - 2005). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hƣớng tốt, ngành nông, lâm, thủy sản từ 34,8% năm 2000 xuống còn 27,5% năm 2005, giảm tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi. Duy trì diện tích cây vụ đông bằng 32% diên tích đất canh tác, mang lại giá trị cao hơn trồng
sản tập trung. Chuyển đổi mạnh diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả, rau màu và nuôi trồng thủy sản hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều ngành nghề, làng nghề phục hồi và phát triển khá, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn phát triển đúng hƣớng và đa dạng, giá trị sản xuất chiếm 22% GDP.
1.2.4.4. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi
Là một tỉnh nghèo thuần nông, xuất phát điểm xã hội thấp kém, năm 1990 (sau khi tái lập tỉnh), cơ cấu nông, lâm, thủy sản chiếm 55,6%; công
nghiệp, xây dựng chiếm 16,52%, dịch vụ 27,8%, kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 388.000 đồng/năm. Sau 24 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2013 so với năm 1990, GDP tăng 10,8 lần, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 3,17 lần. Đến cuối năm 2013 giá trị nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng 15,29%, công nghiệp, xây dựng tăng lên 63,83%, dịch vụ 20,88%, thu nhập bình quân đầu ngƣời 43,77 triệu đồng/năm. Tốc độ phát triển cao nhƣ vậy do Quảng Ngãi có các khu công nghiệp và nhà máy lớn, nhiều dự án thu hút vốn đầu tƣ FDI của nƣớc ngoài... Nông, lâm, thủy sản của tỉnh cũng có những bƣớc phát triển đáng kể, giá trị sản xuất năm 2013 tăng 3, 58 lần so năm 1990, bình quân hàng năm tăng 5,46%.
Tập trung xây dựng hệ thống công trình thủy lợi Thach Nham, chủ động tƣới cho hơn 30.000 ha đất canh tác khắp 7 huyện, thành phố đồng bằng; ngoài ra còn có hơn 600 công trình hồ đập thủy lợi với hơn 950 km kênh mƣơng chính tƣới cho 67.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, đƣa năng suất lúa từ 26,5 tạ/ha năm 1990 lên 55 tạ/ha năm 2013. Hạ tầng giao thông đầu tƣ mạnh mẽ, đƣờng sá giao thông đồng bộ từ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, gần 2.000 km đƣờng xã nhựa hóa, bê tông hóa gần 48%, 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã.
Có thể nói Quảng Ngãi đang đổi mới mô hình tăng trƣởng, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
1.2.4.5. Bài học rút ra cho huyện Bố Trạch
Những kinh nghiệm trên là thực tiễn rất quí giá để huyện Bố Trạch có thể tham khảo, áp dụng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở địa phƣơng.
Qua nghiên cứu có thể tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh bạn trên những vấn đề sau:
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: phải gắn với tăng trƣởng nhanh và bền vững, nông nghiệp phải chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung cùng với quá trình phát triển, mở rộng các trang trại, gia trại trong nông nghiệp.
- Về cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp: phải tiến hành đồng thời, hợp lý, nhƣng cần đẩy mạnh nhiệm vụ cơ gới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học, các chế phẩm hóa học trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Về công nghiệp nông thôn, dịch vụ sản xuất và đời sống: Sử dụng lao động dôi dƣ của nông nghiệp để phát triển ngành nghề và các hoạt động dịch vụ nông thôn cùng với việc xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, làm cho nông thôn thay đổi theo hƣớng gần với thành thị.
- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đầu tƣ vốn và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn .... cần sự hổ trợ, tiếp sức của Nhà nƣớc, các ngành, các cấp.
so sánh của huyện, qua phân tích thực trạng sẽ tìm ra những giải pháp căn bản, thiết thực nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp ở huyện Bố Trạch chặng đƣờng tiếp theo.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài
2.1.1. Phương pháp biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc sử dụng với nhiều môn khoa học khác nhau. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ vận động, phát triển, tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, phép biện chứng duy vật cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế phải gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp biện chứng duy vật, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, quá trình kinh tế, phân tích để tìm ra xu hƣớng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ đó để thấy rõ mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2006 - 2013 của huyện.
(1) Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tượng
Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tƣợng trong nghiên cứu quá trình CNH, HĐH nông nghiệp: Phát triển kinh tế nông nghiệp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp. Các nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu, quy mô và hiện đại hóa ngành nông nghiệp, tác động đến sản xuất, tích lũy và cải thiện đời sống.
(2) Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tượng
và giá trị sản xuất, mở rộng ngành nghề trong nông nghiệp, lao động chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm tốt vấn đề nông thôn, nông dân trong điều kiện mới.
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và kinh tế cá thể, các tổ chức kinh tế đó sẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển và giải quyết thỏa đáng nguồn lực lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng.
2.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của nó; từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố cấu thành của bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó với nhau, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, phán ánh cơ sở khách quan có tính quy luật của bản thân sự vật và hiện tƣợng. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học để nghiên cứu của các bộ phận cấu thành có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể, từ sự phân tích, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính ở nhiều khía cạnh định lƣợng khác
nhau. Đi sâu vào từng nội dung nghiên cứu, đề tài vẫn sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu.
Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các bảng biểu để thấy rõ đặc trƣng, quy mô, tỷ trọng, xu hƣớng ... của hiện tƣợng, nội dung vấn đề nghiên cứu.
2.1.3. Phương pháp lịch sử
Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẽ, trong đó chứa đựng những yếu tố ngẩu nhiên, phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm nội tại của đối tƣợng nghiên cứu và nhận thức về nội tại của xã hội, làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học hơn.
Sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích:
- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu (giai đoạn từ năm 2006 - 2013). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu,
vừa là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp từ cuối Đại hội X đến Đại hội XI của Đảng.
- Xác định nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn nghiên cứu và thời gian tới.
2.1.4. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp gạt bỏ những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố tác động nào đó nhằm
tƣợng và quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh bản chất các vấn đề kinh tế. Đây là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp này dùng để nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế mà ở đó không sử dụng đƣợc các kỹ thuật nhƣ kính hiển vi, các thiết bị máy móc nhƣ các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Mặt khác, bản thân các hiện tƣợng và quá trình kinh tế cũng phức