Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp cần phải xác định đúng nội dung từng thời kỳ cụ thể. Trong những năm trƣớc mắt các nội dung cần thực hiện là: Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ƣu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hƣớng văn minh, giàu đẹp; nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho nông dân.
1.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại
Cơ cấu kinh tế đƣợc xem là hợp lý và tiến bộ, nếu tỷ trọng giá trị của các ngành phi nông nghiệp trong GDP ngày càng tăng; còn tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp ngày càng giảm. Trong giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp thì tỷ trọng giá trị lâm nghiệp và thủy sản ngày càng tăng, còn giá trị nông nghiệp thuần ngày càng giảm.
Do vậy, nội dung CNH, HĐH nông nghiệp hiện nay có nhiệm vụ phải thực hiện tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sau:
- Chuyển dịch nông nghiệp độc canh sang nông nghiệp đa canh, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, qui mô lớn, hƣớng vào xuất khẩu, mở rộng phân công và hợp tác sản xuất.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp; cơ cấu nông nghiệp nƣớc ta đƣợc bố trí theo ý đồ chủ quan, xây dựng những mô hình cơ cấu cây trồng, vật nuôi thoát ly thực tế các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật và môi trƣờng …, cơ cấu kiểu nhƣ vậy ít mang lại hiệu quả. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp phải hƣớng vào phát triển nền nông nghiệp đa dạng về cây, con và phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu, thời tiết của từng vùng lãnh thổ nhằm tạo ra khối lƣợng giá trị hàng hóa nhiều nhất trên một đơn vị diện tích.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa là phải giảm dần diện tích và sản lƣợng những cây, con cho năng suất và giá trị hàng hóa thấp, tăng năng suất và sản lƣợng các loại cây và con cho giá trị hàng hóa cao, có thị trƣờng tiêu thụ. Tức là, giảm tỷ trọng giá trị cây lƣơng thực, tăng tỷ trọng giá trị cây thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và cây công nghiệp; giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi; giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm thô, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chế biến ... trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Điều đó sẽ cho phép khai thác đầy đủ tiềm năng của các vùng khác nhau: đồng bằng, trung du, miền núi, diện tích ao hồ, sông, biển, đồng thời đa dạng hóa sự kết hợp giữa nông, lâm, thuỷ sản để tận dụng hiệu quả đất đai, khí hậu, sức lao động và vốn của nông dân ở nông thôn; làm cho đất đai, sông nƣớc, rừng biển đều có chủ và đƣợc khai thác hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất và đời sống.
Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, còn đòi hỏi quá trình CNH, HĐH nông nghiệp phải hƣớng tới xây dựng và phát triển những vùng chuyên canh quy mô lớn, những vùng sản xuất hàng hóa tập trung có áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra khối lƣợng lớn về nông sản hàng hóa có chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, từ đó tăng cƣờng sức mua, mở rộng thị trƣờng hàng hóa công nghệ phẩm.
- Chuyển kinh tế thuần nông sang phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp nông - công nghiệp - dịch vụ và chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đa phần kiến thức về phát triển nông nghiệp của họ gắn chặt với kỹ thuật canh tác “cổ điển”, còn những kiến thức hiện đại thì vẫn còn rất thấp, thậm chí nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa còn chƣa đƣợc tiếp cận. Họ chỉ quen với cung cách làm ăn của tƣ duy sản xuất nhỏ, chỉ sử dụng những phƣơng pháp canh tác truyền thống lạc hậu…, do đó năng suất lao động thấp, làm không đủ ăn.
Muốn cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp phát triển đúng hƣớng, đòi hỏi phải nâng cao trình độ dân trí cho dân cƣ nông thôn, đặc biệt là đối với lực lƣợng lao động, mà điều này chỉ có đƣợc khi có sự tác động tích cực của hệ thống giáo dục đào tạo. Việc phổ cập giáo dục cho cƣ dân nông thôn là điều kiện đầu tiên tạo cho nông dân khả năng tiếp cận đƣợc với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, cho phép họ nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, tăng năng suất lao động.
Cùng với phát triển hệ thống giáo dục là phát triển hệ thống truyền thanh, truyền hình, thƣ viện, nhà văn hóa. Hệ thống này sẽ cung cấp và cập nhật những thông tin về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ cho lực lƣợng lao động nông nghiệp, từ đó mà họ tiếp cận đƣợc với những phƣơng pháp canh tác tiên tiến.
Một bộ phận có vai trò rất quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp là đội ngũ cán bộ quản lý các cấp ở nông thôn, thông qua đội ngũ này các chủ trƣơng chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc sẽ đến đƣợc với ngƣời dân. Lực lƣợng này hiện vẫn chƣa đáp ứng đủ về số lƣợng và chất lƣợng. Vì vậy cần phải có kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức về trồng trọt và chăn nuôi cũng nhƣ kiến thức quản lý sản xuất kinh
doanh. Không có tri thức cao về nông nghiệp và tổ chức quản lý đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn thì dù có đất đai, rừng biển hay tiền bạc bao nhiêu đi nữa thì cũng không đủ để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đời sống văn minh tiên tiến cho nông thôn đƣợc.
Để làm tốt điều này, cần phải xây dựng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn, các trung tâm khuyến nông, trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ nông - lâm - thuỷ sản để đào tạo đội ngũ lao động có văn hóa và tay nghề cao, năng động trong sản xuất kinh doanh, có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp.
- Thâm canh, tăng vụ chỉ mới làm tăng năng suất đất đai và sản lƣợng chứ chƣa hẳn đã làm tăng giá trị nông sản, nhất là nông sản xuất khẩu. Vì vậy phải phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến, gắn với vùng nguyên liệu, thị trƣờng…
Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với sự phát triển nông nghiệp và các làng nghề. Đây là một trong những nét đặc trƣng về truyền thống kinh tế, văn hóa của xã hội nông thôn nƣớc ta. Theo đó, các làng nghề sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, là nấc thang phát triển quan trọng trong tiến trình CNH nông thôn.
Sự phát triển của dịch vụ chính là quá trình hoàn thiện sự phân công lao động xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa ở nông thôn. Các hoạt động dịch vụ ở nông thôn bao gồm: dịch vụ sản xuất (làm đất, tưới tiêu, vốn, dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra) và dịch vụ đời sống (cung cấp hàng hóa công nghệ phẩm, sản phẩm văn hóa…). Phát triển dịch vụ còn đáp
ứng yêu cầu nâng cao mức sống của nhân dân và yêu cầu mở cửa với bên ngoài đồng thời còn là biện pháp tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn.
Xu hƣớng đó sẽ làm cho nông thôn thuần nông trở thành một nông thôn với kết cấu kinh tế đa dạng, phong phú, năng động, ngƣời nông dân sẽ trở thành công nhân nông nghiệp, nhờ đó sẽ thoát dần khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, tạo ra sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn. Vì thế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sự đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn không chỉ là nội dung mà còn là thƣớc đo trình độ CNH, HĐH nền kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn theo hƣớng phát huy cao độ các nguồn lực của vùng.
Để phát huy các nguồn lực ở nông thôn, trƣớc hết phải tập trung xây dựng và phát triển đa dạng các thành phần kinh tế ở nông thôn: hợp tác xã, kinh tế nhà nƣớc, trang trại, hộ nông dân… Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tất yếu dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế này.
Biểu hiện như sau:
+ Hợp tác xã là hình thức kinh tế hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các hộ nông dân. Xu hƣớng chuyển dịch chung là sẽ từng bƣớc chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ thành HTX kiểu mới hoặc là thành lập mới các HTX theo luật để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ cho sản xuất của kinh tế hộ, nhƣ: dịch vụ kỹ thuật (bảo vệ thực vật, nhân giống và cung cấp giống, dịch vụ điện nước,
dịch vụ làm đất), dịch vụ tài chính, dịch vụ thƣơng mại, tiêu thụ sản phẩm…
nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
+ Kinh tế hộ (kinh tế cá thể, tiểu chủ) là đơn vị kinh tế cơ sở tự chủ, có ý nghĩa rất lớn đến việc khai thác triệt để các nguồn lực phân tán ở nông thôn. Xu hƣớng phát triển kinh tế hộ nông dân và cƣ dân nông thôn nƣớc ta là ngày càng đa dạng, phong phú theo nhiều thành phần. Do đó, nếu có sự hƣớng dẫn, giúp đỡ các hộ nông dân trong việc liên kết tổ chức sản xuất thông qua hình
thức kinh tế hợp tác đa dạng, kiểu mới, nhiều lĩnh vực, nhiều trình độ sẽ giúp cho hộ nông dân có đủ sức mạnh để vƣơn lên trong cơ chế thị trƣờng.
+ Đối với thành phần kinh tế Nhà nƣớc trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn phải đƣợc đầu tƣ và phát triển đủ mạnh để hỗ trợ cho nông dân và nông thôn, xứng đáng là thành phần trụ cột và chủ đạo ở nông thôn. Kinh tế Nhà nƣớc ở nông thôn phải liên kết, hỗ trợ thành phần kinh tế tập thể kinh doanh có hiệu quả, giúp đỡ hộ nông dân làm giàu hợp pháp. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong nông nghiệp và nông thôn phải đƣợc phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động theo hƣớng tập trung làm dịch vụ: điện nƣớc, kỹ thuật, vận tải, tài chính - tín dụng, tiêu thụ sản phẩm… chú trọng phát triển các nông, lâm trƣờng quốc doanh ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để giảm dần cách biệt giữa các vùng.
Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vừa là bƣớc đi tất yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH vừa là giải pháp để khai thác và phát huy triệt để mọi tiềm năng của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực nông thôn.
1.2.3.2. Từng bước thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp
Trang bị các công cụ cơ giới cho sản xuất nông nghiệp
Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới và các nƣớc trong khu vực đã cho thấy, muốn có một nền nông nghiệp bền vững, năng suất lao động cao thì không thể dựa vào những nông cụ truyền thống thô sơ với sức kéo trâu bò là chủ yếu, mà phải thay thế về cơ bản lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Chỉ có trang bị các công cụ cơ giới cho nông nghiệp trong tất cả các khâu, từ sản xuất đến thu hoạch, vận chuyển và chế biến thì mới xóa bỏ đƣợc tình trạng nghèo nàn và lạc hậu ở khu vực nông thôn nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Việc sử dụng công cụ cơ giới sẽ góp phần khắc phục những hiểm họa do khí hậu và thời tiết gây ra. Mặt khác trong khâu làm đất, nếu cày bừa bằng máy sẽ đảm bảo đƣợc độ sâu và độ mịn cần thiết, nên cây trồng có cơ hội hút đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng hơn, do đó cho năng suất cao hơn. Trong khâu thu hoạch, vận chuyển và chế biến nếu đƣợc cơ giới hóa thì không chỉ làm tăng năng suất, đảm bảo tính thời vụ mà còn hạn chế đƣợc hƣ hao, thất thoát.
Đẩy mạnh điện khí hóa nông thôn
Điện khí hóa là điều kiện để các công cụ cơ giới phát huy tác dụng. Ở Việt Nam, muốn xây dựng thành công CNXH thì không thể thiếu hệ thống điện quốc gia, trong đó có việc cung cấp năng lƣợng ổn định cho nông thôn để vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cƣ, vừa phục vụ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở Việt Nam đã có điện, tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở phạm vi, chất lƣợng và đối tƣợng sử dụng, đặc biệt là ở các vùng núi cao. Vì vậy, ngoài việc xây dựng các trạm điện có công suất khác nhau đến tận các thôn, xã thì cũng cần chú trọng đến việc phát triển các loại máy phát điện cỡ nhỏ, động cơ điện dùng trong nông nghiệp ... Đây là một quá trình lâu dài, gian khổ, phải thực hiện dần dần từng bƣớc, bởi vì nó đòi hỏi một lƣợng vốn đầu tƣ rất lớn mà khả năng của Nhà nƣớc và nhân dân có hạn.
Phát triển và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, giải quyết tốt về nhu cầu tưới tiêu khoa học cho nông nghiệp
Nƣớc là điều kiện cơ bản nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với nông nghiệp lúa nƣớc. Năng suất cây trồng, vật nuôi cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp đủ nƣớc cho nó hay không. Dù công cụ lao động có hiện đại đến mấy, dù phân bón, giống tốt đến mấy mà tƣới tiêu không chủ động thì sản lƣợng nông nghiệp vẫn không thể cao. Có thể nói chừng nào hệ thống thủy lợi, thủy nông không đáp ứng đƣợc yêu cầu tƣới tiêu cho sản
xuất nông nghiệp thì quá trình thâm canh, tăng vụ còn bị hạn chế. Vì vậy, tăng cƣờng trang bị hệ thống trạm bơm, tu bổ hệ thống kênh mƣơng, hồ đập, hệ thống đập ngăn mặn … để giải quyết về cơ bản yêu cầu nƣớc tƣới và tiêu úng, thoát lũ cho các vùng nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nƣớc ta hiện nay.
Ứng dụng rộng rãi thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp
Sự lựa chọn mục tiêu, bƣớc đi, tốc độ của khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải đƣợc cụ thể hóa vào hệ sinh thái, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ khác nhau. Sự phát triển của công nghệ sinh học không chỉ tác động đến việc cải tạo giống cây, giống con hay tạo ra những loại giống mới có năng suất, chất lƣợng cao mà còn tác động rất lớn đến khâu chế biến, bảo quản giá trị sử dụng của sản phẩm. Ví dụ nhƣ: kỹ thuật cấy truyền hợp tử, kỹ thuật gen hocmon sinh trƣởng, áp dụng công nghệ sản xuất các loại phân vi sinh cố định Nitơ để thay thế dần phân đạm hóa học, sản xuất các chế phẩm vi sinh để bảo vệ cây trồng, thay thế dần các loại thuốc thú y bằng các loại vacxin thế hệ mới …. Đó là con đƣờng vừa làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, vừa tạo đƣợc nông phẩm “sạch”, đảm bảo an toàn sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông