Số liệu thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, gồm có các nguồn số liệu chủ yếu sau:
2.2.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Cục Thống kê và các sở, ngành tỉnh Quảng Bình: Các nghị quyết, quyết định, kế hoạch, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết và các văn bản chỉ đạo.
2.2.2. Số liệu ở huyện Bố Trạch:
- Chi cục Thống kê huyện: Niên giám thống kê các năm 2009 - 2013 và các báo cáo có liên quan.
- Văn phòng Huyện ủy: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, các báo cáo, số liệu có liên quan.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện: Các quyết định, quy hoạch, kế hoạch, báo cáo đánh giá hàng năm.
- Các phòng chuyên môn của huyện: Các báo cáo, số liệu tổng hợp của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trƣờng, Kinh tế hạ tầng ... Số liệu của một số xã liên quan đến đề tài.
CHƢƠNG 3
THƢ̣C TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1 Nhƣ̃ng nhân tố tác đô ̣ng tới phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch
3.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Bố Trạch nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới, là địa phƣơng chiếm chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam từ Đông sang Tây.
Lãnh thổ của huyện nằm ở tọa độ từ 170 14’39”đến 170 43' 48” Vĩ độ Bắc và 1050 58’ 3” đến 106035’ 573” Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các huyện: Quảng Trạch, Tuyên hóa và Minh Hóa; phía Nam giáp thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; phía đông giáp Biển đông; phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Huyện Bố trạch có có 24 km bờ biển và trên 54 km đƣờng biên giới; là địa phƣơng có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua là đƣờng Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc - Nam và các tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 11, nối với hệ thống quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng 20 tạo thành mạng lƣới giao thông ngang dọc tƣơng đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bố Trạch còn có cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma (Việt Nam - Lào), Cảng Gianh và các danh thắng nổi tiếng Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, khu du lịch nghỉ mát, tắm biển Đá Nhảy, là những lợi thế trong phát triển giao lƣu diện kinh tế, văn hóa - xã hội.
Với vị trí địa lý quan trọng trên đã tạo ra cho huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từng bƣớc hiện đại hóa nông nghiệp
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Bố Trạch có độ nghiêng lớn từ Tây sang Đông, có thể chia ra 4 dạng địa hình chủ yếu nhƣ sau:
a) Địa hình núi đá vôi
Kiểu địa hình này phần lớn thuộc các xã Thƣợng Trạch, Tân Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch; gồm các khối núi đá vôi liên tục, địa hình chia cắt mạnh, kéo theo quá trình karst hình thành nên các nhũ đá, cột đá ... đa dạng, đẹp kỳ diệu trong các hang động. Trong vùng núi đá vôi hầu nhƣ không có sông suối trên bề mặt mà chỉ thấy ở vành ngoài. Nơi đây còn chứa nhiều bí ẩn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu.
b) Địa hình gò đồi
Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng đồng bằng, thuộc địa bàn thị trấn Nông trƣờng Việt Trung và các xã Lý Trạch, Nam Trạch, Hòa Trạch, Tây Trạch, Cự Nẫm, Phú Định, Vạn Trạch. Vùng gò đồi hình thành nhiều khu vực đất đai rộng lớn, rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày.
c) Địa hình đồng bằng
Thuộc các xã Tây Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch, Mỹ Trạch, Phú Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc, Lý Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch và thị trấn Hoàn Lão . Vùng này địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thỉnh thoảng có một vài gò đồi nhỏ độ dốc thấp. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nƣớc và cây hàng năm khác.
d) Địa hình ven biển
Gồm các xã Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch và Thanh Trạch. Địa hình bằng và thấp, có nhiều cồn cát giáp vùng đồng bằng.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Bố Trạch mang đậm đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chịu ảnh hƣởng của 3 luồng gió chính: gió mùa đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; gió mùa Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 7, trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam khô và nóng, nhân dân quen gọi đó là “gió Lào”; gió mùa Đông Nam thổi vào từ biển Thái Bình dƣơng, thƣờng gọi là gió “nồm”, khí hậu mát mẻ. (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1: Một số yếu tố khí hậu, thời tiết ở huyện Bố Trạch
Tháng Lƣợng mƣa (mm) Số ngày mƣa (ngày) Số giờ nắng trung bình (giờ) Tốc độ gió (m/s) Hƣớng gió chính Trung bình Năm ít nhất Năm cao nhất 1 62,40 3,6 147 11 91,2 3,1 Tây Bắc 2 43,40 3,7 121 9 70,0 2,8 Bắc 3 43,80 2,6 259 10 97,6 2,5 Bắc 4 56,10 4,0 210 7 161,0 2,3 Tây Bắc 5 106,00 13,0 343 8 228,0 2,4 Bắc 6 84,20 - 230 6 218,8 3,0 Tây Nam 7 86,90 - 399 7 220,0 3,0 Tây 8 140,40 - 600 9 176,0 2,5 Tây 9 444,40 82,0 1150 16 174,0 2,4 Tây Bắc 10 596,50 45,0 1455 17 135,7 3,0 Tây Bắc 11 366,20 137,0 699 16 93,7 3,5 Bắc 12 128,90 10,4 360 12 78,6 3,5 Bắc
Có thể nói khí hậu ở Bố Trạch thể hiện hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh; mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình là 27,60C, có khi lên tới trên 400C; mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thƣờng thì, hàng năm có khoảng 4 - 5 trận bão, sức gió có cƣờng độ từ cấp 7 đến cấp 9, tuy nhiên cũng có những trận bão lớn lên đến trên cấp 12 và còn phải gánh chịu sự phá hoại của những trận lũ lụt, gây sạt lở nghiêm trọng.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Bảng 3.2: Diện tích đất tự nhiên của huyện Bố Trạch giai đoạn từ năm 2009 - 2013
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2011 Năm 2013
Tốc độ tăng, giảm b/q Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tăng (%) Giảm (%) Tổng diện tích 212.417,63 100 212.417,63 100 212.417,63 100 Trong đó: 1. Đất nông nghiệp 22.744,61 10,71 23.077,18 10,86 23.828,28 11,22 2,36 2. Đất lâm nghiệp 172.365,91 81,14 172.183,97 81,06 170.882,95 80,45 0,43 3. Đất thủy sản 920,63 0,43 948,06 0,45 944,24 0,44 1,29 4. Đất nông nghiệp khác 39,19 0,02 41,65 0,02 41,65 0,02 3,14 5. Đất phi nông nghiệp 11.407,87 5,37 11.615,11 5,47 12.191,64 5,74 3,39 6. Đất chƣa sử dụng 4.939,42 2,33 4.551,66 2,14 4.528,87 2,13 4,18
Bảng trên cho thấy: Năm 2013 toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 212.417,63 ha, so với tổng diện tích đất tự nhiên thì đất nông nghiệp là 23.828,28 ha, chiếm 11,22%, đất lâm nghiệp là 170.882,95 ha chiếm 80,45%, đất thủy sản là 944,24 ha chiếm 0,44%, đất phi nông nghiệp là 12.191,64 ha chiếm 5,74%, đất chƣa sử dụng là 4.528,87 ha chiếm chiếm 2,13%. Diện tích đất hàng năm có biến động, đất lâm nghiệp giảm bình quân 0,43% và đất chƣa sử dụng giảm 4,18%, đất nông nghiệp và đất thủy sản tăng.
Theo kết quả điều tra, phân loại đất đai do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện năm 2003, đất đai của huyện Bố Trạch đƣợc phân thành bảy nhóm, với 19 loại đất. (xem
bảng 3.3)
- Nhóm đất cát: Diện tích 2.688 ha, gồm 2 loại, đất cồn cát trắng và đất
cát biển, phân bố ở các xã Nhân Trạch, Lý Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Thanh Trạch, đất nghèo dinh dƣỡng, khả năng giữ nƣớc và phân bón kém, chủ yếu trồng cây lƣơng thực, thực phẩm.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.552 ha, có 2 loại đất mặn, một loại đất
mặn nhiều phân bố dọc hạ lƣu các sông thuộc xã Mỹ Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch và loại thứ hai đất mặn trung bình và ít, phân bố ở các xã Hạ Trạch, Bắc Trạch, Hải Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch và Đồng Trạch, loại này đất chua vừa, nghèo dinh dƣỡng, đƣợc sử dụng trồng lúa.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 9.143 ha, gồm có 3 loại, nhƣ đất phù sa
không đƣợc bồi ít chua phân bố ở các xã Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Sơn Lộc, Liên Trạch, có độ phì trung bình; đất phù sa glây phân bố ở các xã Hoàn Trạch, Đồng Trạch, Hạ Trạch, Thanh Trạch, Phú Trạch, khá về mùn nhƣng bị chua; đất phù sa ngòi suối phân bố chủ yếu ven các suối thuộc
Nam Trạch, Cự Nẫm, Hƣng Trạch. Nhóm đất này đƣợc sử dụng trồng cây lƣơng thực và rau màu.
Bảng 3.3: Phân loại đất đai của huyện Bố Trạch
Tên đất Việt Nam Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) Ghi chú I. Nhóm đất cát 2.688,00 1,27 II. Nhóm đất mặn 1.552,00 0,73 III. Nhóm đất phù sa 9.143,00 4,3
1. Đất phù sa không đƣợc bồi trung tính ít chua 4.516,00 2,13
2. Đất phù sa glay 4.158,00 1,96
3. Đất phù sa ngòi suối 424,00 0,2
IV. Nhóm đất xám bạc màu 3.225,00 1,52
V. Nhóm đất đỏ vàng 109.850,00 51,71
11. Đất đỏ vàng trên đá vôi 74,00 0,03 12. Đất đỏ vàng trên đá biến chất 13.492,00 6,35 13. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét 33.947,00 15,98 14. Đất đỏ vàng trên đá macma axít 25.145,00 11,84 15. Đất đỏ vàng trên đá cát 31.752,00 14,95 16. Đất đỏ vàng trên phù sa cổ 5.440,00 2,56
VI. Nhóm đất mùn vàng trên núi 1.390,00 0,65
VII. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 837,00 0,39
Tổng diện tích các nhóm đất 132.534,00 62,39
Sông suối 2.521,00 1,19
Núi đá 77.362,60 36,42
Tổng diện tích đất tự nhiên 212.417,60 100,00
Nguồn: Điều tra Viện Quy hoạch và Thiết kế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2003
- Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 3.325 ha, có 3 loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ phân bố chủ yếu ở xã Phú Định, đất nghèo dinh dƣỡng, thƣờng
bị hạn; đất xám bạc màu trên đá macma axít phân bố ở các xã Tây Trạch, Hoàn Lão, Lâm Trạch, Vạn Trạch, đất nghèo dinh dƣỡng; đất xám bạc màu glây phân bố ở xã Phúc Trạch, nghèo dinh dƣỡng nhƣng có giá trị trong sản xuất nông nghiệp vì có địa hình bằng dễ thoát nƣớc.
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 109.850 ha, gồm có 6 loại đất đỏ vàng
trên đá vôi phân bố ở xã Thƣợng Trạch; đất đỏ vàng trên phiến sét phân bố ở các xã Tân Trạch, Phú Định, Nam Trạch, Hòa Trạch, Vạn Trạch, Liên Trạch, Hƣng Trạch, thị trấn Nông trƣờng Việt Trung; đất đỏ vàng trên đá macma axít phân bố ở các xã Phú Định, Vạn Trạch, Nam Trạch, Nông trƣờng Việt Trung; đất vàng nhạt trên đá cát phân bố ở các xã Hòa Trạch, Đại Trạch, Nam Trạch, Lý Trạch, Nông trƣờng Việt Trung; đất nâu vàng trên phù sa cổ phân bố ở Nam Trạch, Hòa Trạch, Lý Trạch, Đại Trạch, Nông trƣờng Việt Trung. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây rau màu, cây công nghiệp và cây lâu năm.
- Nhóm mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.390 ha, có 2 loại đất mùn
vàng đỏ trên đá sét phân bố ở xã Tân Trạch, Nông trƣờng Việt Trung, chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ rừng và đất mùn vàng trên đá macma axit phân bố chủ yếu ở xã Tân Trạch và Thƣợng Trạch.
- Nhóm xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 4.186 ha, phân bố ở các xã Thanh
Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Phú định và Nông trƣờng Việt Trung, tầng đất rất mỏng, nhiều đá lộ đầu, đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, dinh dƣỡng rất thấp, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên rừng
Bố Trạch có 170.882,95 ha rừng, chiếm 80,45% diện tích tự nhiên, trong đó: rừng sản xuất 58.585,12 ha, rừng phòng hộ 19.292,32 ha và rừng đặc dụng 93.005,51 ha. Đặc biệt diện tích Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở xã Tân Trạch và Thƣợng Trạch là khu bảo tồn có độ che phủ 93,57%,
là nơi có tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất Việt Nam. (Chi cục thống kê huyện Bố Trạch, 2014)
Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc của huyện chủ yếu do hệ thống các sông, suối cung cấp. Chiều dài sông, suối ngắn, độ dốc lớn. Sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ rệt và chịu ảnh hƣởng của mƣa lũ và thủy triều, do đó đất đai ở vùng hạ lƣu thƣờng bị nhiễm mặn. Tuy nhiên có thể vận dụng đặc điểm này để nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra có những tầng ngậm nƣớc có khối lƣợng lớn, giàu nƣớc nhƣng không đều. Đây chính là nguồn nƣớc ngầm phục vụ nƣớc sinh hoạt cho nhân dân.
Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản chƣa đƣợc khai thác nhiều và xem nhƣ đang ở dạng tiềm năng nhƣ đá vôi, đá ốp lát, mỏ sét cao lanh, cát xây dựng, cát trắng để sản xuất thủy tinh; nƣớc khoáng và nƣớc nóng ở Động Nghìn ...
Tài nguyên biển và bờ biển
Huyện Bố Trạch có bờ biển dài 24 km với 3 cửa sông chính đổ ra biển; các cửa sông đã hình thành các khu dân cƣ, có thể xây dựng các cảng và phát triển các cơ sở sản xuất chế biến, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề biển; biển có diện tích bãi triều rộng, thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nƣớc lợ.
Tài nguyên du lịch
Bố Trạch có điều kiện sinh thái đa dạng bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, nhiều nơi có thể xây dựng các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng hấp dẫn khách du lịch trong nƣớc và quốc tế nhƣ Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Động Phong Nha, Động Thiên Đƣờng, Động Sơn Đoòng, bãi tắm Đá Nhảy đã đƣợc xếp hạng là danh thắng quốc gia ... Ngoài
ra, hệ thống di tích lịch sử hào hùng nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh, bến phà Xuân Sơn, cung đƣờng 20 quyết thắng, làng kháng chiến Cự Nẫm đã đi vào huyền thọai có thể hình thành những điểm du lịch thu hút khách đến tham quan.
3.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
Những thuận lợi và lợi thế
- Có vị trí địa lý nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam thuận lợi cho phát triển kinh tế và mở rộng giao lƣu với các vùng và cả nƣớc.
- Địa hình bán sơn địa đã tạo cho huyện có điều kiện để phát triển một nền kinh tế đa dạng; khí hậu và đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa.
- Có các danh thắng nổi tiếng là lợi thế của huyện cho phép phát triển ngành kinh tế du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản tƣơng đối đa dạng, tài nguyên rừng, biển phong phú là động lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế.
Những khó khăn và hạn chế
- Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, bão lụt, hạn hán xảy ra thƣờng xuyên. - Đất đai đa dạng nhƣng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn là đất nghèo dinh dƣỡng phân bố trên các dạng địa hình khác nhau tạo nên sự canh tác manh mún, công tác thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn.
- Khu vực kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên.
3.1.2. Điều kiện về kinh tế
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Theo số liệu thống kê của của huyện Bố Trạch, giá trị tăng thêm từ năm 2010 là 2.094.007,5 triệu đồng, năm 2012 là 2.524,142,4 triệu đồng và năm