- Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung và nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- Giải phóng lao động nông thôn ra khỏi hoạt động nông nghiệp.
- Phát triển công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp khác ở nông thôn.
- Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống có lợi thế và mở thêm các ngành nghề mới địa phƣơng.
4.2. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp của huyện Bố Trạch
4.2.1. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
4.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Hiện nay, xu hƣớng tất yếu sẽ giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện; nhƣng đòi hỏi phải tăng năng suất, sản lƣợng và giá trị toàn ngành nông nghiệp của huyện để bảo đảm tốc độ tăng trƣởng ổn định, nâng cao thu nhập của nông dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ và hàng hóa cho thị trƣờng ngoài huyện,
4.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp
Nội bộ ngành nông nghiệp cũng cần có sự dịch chuyển hớp lý, tỷ trọng của ngành trồng trọt đơn thuần giảm đi, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Vì đây là hai ngành có giá trị gia tăng cao, lợi nhuận khá lớn và ít bị phụ thuộc vào thời tiết khí hậu nhƣ trồng cây lƣơng thực. Ngay trong ngành trồng trọt cũng đòi hỏi sự chuyển đổi, chọn tạo giống tốt đƣa vào canh tác, giảm dần tiến tới loại bỏ những loại giống xấu và khả năng chống chịu sâu bệnh kém, năng suất thấp, chất lƣợng không cao. Tùy tình hình cụ thể từng vùng đất đai, nguồn nƣớc, ngƣời nông dân cân nhắc chọn cho mình loại cây trồng mang lại giá trị cao hơn lƣơng thực thuần túy, là sự thay đổi tự nhiên và tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để cải thiện nhanh mức sống cho ngƣời dân tham gia sản xuất nông nghiệp, huyện cần có những định hƣớng đúng đắn và khoa học để họ chọn và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi.
4.2.1.3. Tái cơ cấu nông nghiệp
Ngày 21 tháng 8 năm 2014, UBND huyện Bố Trạch đã ban hành Quyết định số 2370/QĐ-UBND, về việc ban hành Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, tái cơ cấu nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyê ̣n và địa phƣơng; gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trƣờng. Chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, chất lƣợng, giá trị cao và thân thiện với môi trƣờng; áp dụng khoa học công nghệ là khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành; gắn sản xuất với nhu cầu của thị trƣờng, nhằm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho ngƣời nông dân.
Mặt khác, phát triển nông nghiệp theo cơ chế thị trƣờng, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi, vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngƣời sản xuất, tiêu dùng. Nhà nƣớc giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ; phát triển thị trƣờng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống; cung cấp thông tin, dịch vụ. Thực hiện đồng bộ trên các nội dung: Cơ cấu lại quy mô sản xuất giống, kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, thị trƣờng và điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ.
Để làm đƣợc điều này cần tăng cƣờng sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tƣ và phát triển đối tác công tƣ, phát huy vai trò của các tổ chức theo hƣớng nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tƣ đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ, sâu rộng nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị từ huyê ̣n đến cơ sở , cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời dân, nhằm thay đổi
nhận thức, tƣ duy, tập quán để sản xuất theo hƣớng hàng hóa; liên kết hóa trong sản xuất, doanh nghiệp hóa sản phẩm và xã hội hóa đầu tƣ.
Đến năm 2020 phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau:
- Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 - 5,5%/năm.
- Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản: nông nghiệp 63,1%; thủy sản 30,4%; lâm nghiệp 6,5%.
- Thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng 2 - 3 lần so với năm 2013. - Có 50% số xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. [ 36 ]
4.2.2. Về cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp
Nâng cao tỷ lệ cơ giới vào sản xuất, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa các khâu làm đất đối với cây hàng năm đạt 90 - 95%; cơ giới hoá khâu gieo trồng đạt 20 - 30%; cơ giới hóa khâu phòng trừ sâu bệnh đạt 50%; thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đạt 70 - 80%.
Triển khai các đề tài khoa học, nhân rộng mô hình khuyến nông có hiệu quả vào sản xuất, chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nhu cầu thị trƣờng; áp dụng các quy trình tiên tiến vào sản xuất nhƣ SRI, ICM, trồng lạc mật độ dày, trồng ngô mật độ thƣa hợp lý; sản xuất rau an toàn theo hƣớng VietGAP, nuôi tôm, cá theo quy trình sinh học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm. Hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển mạng lƣới khuyến nông đến tận xã, thôn, xóm để ngƣời dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trƣờng. Chú trọng việc tổ chức thu hút chuyển giao tri thức và công nghệ từ các nơi khác về địa phƣơng. Chủ động tích cực trong quan hệ hợp tác với các viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Đầu tƣ phát triển công nghệ trong chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ thông tin trong sản xuất và đời sống.
4.2.3. Về phát triển nguồn lực lao động trong nông nghiệp, nông thôn
Thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa công tác giáo dục thƣờng xuyên nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp cho ngƣời lao động. Khuyến khích và có hình thức hợp lý thu hút nhân tài thuộc đội ngũ trí thức, đặc biệt là các nhà khoa học ở các việc nghiên cứu, trƣờng đại học là con em của huyện.
Tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp cho các cơ quan chuyên môn cấp huyê ̣n và chính quyền , cán bộ của các địa phƣơng; đồng thời tăng cƣờng cán bộ kỹ thuật, nâng cao năng lực hoạt động cho hệ thống bảo vệ thực vật, khuyến nông, thú y.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình dạy nghề và Đề án phát triển ngành nghề nông thôn; nâng cao hiệu quả đào tạo của các trƣờng, trung tâm dạy nghề. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức kỹ thuật về nông lâm ngƣ nghiệp cho nông dân gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nhất là các nghề thị trƣờng lao động cần, ƣu tiên vùng sâu, vùng xa. Tăng cƣờng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, chú trọng hình thức truyền nghề gia đình.
4.2.4. Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông nghiệp, nông thôn
Tập trung vào các dự án ưu tiên thúc đẩy nông nghiệp như:
- Xây dựng vùng lúa chất lƣợng cao đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dùng với diện tích 1000 ha tại các xã Bắc Tra ̣ch, Vạn Trạch, Cƣ̣ Nẫm, Đa ̣i Tra ̣ch.
- Xây dựng chuỗi giá trị đối với ngành hàng tiềm năng của huyện nhƣ: ngô, lạc, bò, gà và heo.
- Trồng cỏ thâm canh cho năng suất cao phục vụ chăn nuôi trâu, bò thịt với quy mô 500 ha tại các xã Hòa Tra ̣ch, Tây Tra ̣ch, Vạn Trạch, Nông Trƣờng Viê ̣t Trung ...
- Chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ ở các xã bãi ngang và cồn bãi. - Đầu tƣ cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm thâm canh trên cát các xã ven biển. - Trồng rừng nguyên liệu cho năng suất và chất lƣợng cao các xã miền núi. - Dự án liên kết trồng cao su với Tập đoàn cao su Việt Nam.
4.2.5. Về phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng xã hội chủ nghĩa
Nâng cao chất lƣợng và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch nông thôn, bảo đảm tính kết nối giữa nông thôn và thành thị; quy hoạch nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa.
Tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập đời sống của ngƣời dân, bảo đảm sự phát triển toàn diện, bền vững của nông thôn. Tập trung cho việc phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trƣờng, nâng cao giá trị gia tăng.
Điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ tập trung vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng và hiệu quả cao, nhƣ chuyển giao khoa học - công nghệ, giống, chế biến nông sản ..., tiếp tục thực hiện phƣơng thức “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” sang cơ chế “Nhân dân làm, Nhà nƣớc hổ trợ”, để huy động và sử dụng nguồn lực xã hội đầu tƣ xây dựng nông thôn có hiệu quả.
Củng cố tổ chức hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, bằng cách gắn chặt quyền lợi của các hội viên nông dân với hợp tác xã, giữa chủ nhiệm hợp tác xã với các hội viên. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đầu tƣ vào phát triển kinh tế nông thôn và hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu đến năm 2015 có 7 xã và năm 2020 có 14 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
4.2.6. Về thị trường tiêu thụ
Chú trọng chữ tín về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng để mở rộng và ổn định thị trƣờng. Tăng cƣờng công tác hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, tiếp thị quảng bá sản phẩm để tìm kiếm thị trƣờng mới; hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc. Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của tỉnh và các tỉnh lân cận để tiêu thụ các sản phẩm của huyện có lợi thế cạnh tranh.
Hình thành bền vững mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm với thành phố Đồng Hới, các khu công nghiệp của tỉnh, các các thị trấn của các huyện trong tỉnh một cách ổn định.
Tận dụng triệt để lợi thế về đầu mối giao thông với các vùng trong nƣớc để quảng bá, trao đổi sản phẩm, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Khuyến khích phát triển sản xuất đa dạng, năng động để có thể thu hút và thích ứng với nhiều tầng lớp tiêu dùng khác nhau trong huyện, thông qua hệ thống chợ thƣơng mại đầu mối, chợ nông thôn ...
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kinh tế - xã hội,
trƣớc hết là quy hoạch ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện đến 2020 phù hợp với Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của huyện; hình thành các vùng lúa chất lƣợng cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm thâm canh; trồng cao su; trồng rừng nguyên liệu; nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
4.3.2. Quy hoạch đất đai nông nghiệp của huyện phải ổn định, đồng bộ
với quy hoạch dịch vụ, công nghiệp chế biến ... thành những cụm công - nông nghiệp; thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất thành “cánh đồng mẫu lớn”, “dồn điền đổi thửa” bằng cách cho thuê ruộng đất hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất. Tiến hành giao đất, giao rừng, cho thuê đất để sản xuất lâm nghiệp nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đất, rừng của địa phƣơng.
4.3.3. Tiếp tục xác định kinh tế hộ gia đình là đơn vị sản xuất của hộ
nông dân, kinh tế nông trại, cần xác định rõ ai là nông dân thì sẽ giao đất, ai không phải là nông dân thì Nhà nƣớc có thể thu hồi và đền bù theo quy định của Luật Đất đai; để giao đất cho nông dân là ngƣời trực tiếp và liên tục làm nông nghiệp, hạn chế việc có quyền sử dụng đất mà “phát canh, thu tô”.
4.3.4. Nhà nƣớc cần có các chính sách đầu tƣ cho nông nghiệp và hổ
trợ nông dân: Cho vay vốn hình thành nông trại hiện đại trên cơ sở thế chấp đất đai, máy móc, trang thiết bị ... của nông trại; hổ trợ vốn và công nghệ cho nông dân; có chiến lƣợc lâu dài và đồng bộ trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; hổ trợ đào tạo nghề chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh của nông dân
4.3.5. Để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp ở huyện, cần thực hiện
đồng bộ việc cơ giới hóa nông nghiệp với việc thực hiện thủy lợi hóa và ứng dụng công nghệ sinh học, các chế phẩm hóa học ... nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và bảo vệ môi trƣờng; thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các cụm công nghiệp nông thôn và dịch vụ. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lƣợng và thƣơng hiệu riêng của vùng đó.
4.3.6. Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, coi xây dựng nông thôn mới là CNH, HĐH nông nghiệp, là góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống của nông dân, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống tinh thần và ổn định an ninh chính, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thuyết phục, vận động ngƣời dân tham gia xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc; mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa; sản xuất nông nghiệp đi liền với thâm canh, chuyên canh cao, gắn bó mật thiết với thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một bộ phận không thể tách rời của CNH, HĐH nông thôn; đi cùng với xây dựng nông thôn mới theo