Quy trình dạy học sinh bằng cách sử dụng bài tập củng cố và phát triển kiến thức trong các bài luyện tập, ôn tập

Một phần của tài liệu SKKN xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh lớp 10 (Trang 62)

phát triển kiến thức trong các bài luyện tập, ôn tập

Bước 1 : Học sinh nghiên cứu bài tập.

Trong bước này giáo viên thường sử dụng ngay những kiến thức, kĩ năng mà sách giáo khoa đề cập. Vì vậy, để có thể thực hiện tốt bước này giáo viên cần chuẩn bị những vấn đề có tính chất làm rõ hơn bản chất các nội dung đã có sẵn.

Học sinh tự hệ thống lại các kiến thức đã được học, nghiên cứu bài tập và phát hiện ra điểm chưa hoàn thiện của kiến thức ở bản thân (có khi là lỗ hổng của kiến thức bản thân).

Bước 2 : Giải bài tập.

Vì những nội dung đưa ra có tính chất củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức kĩ năng, do đó tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên cần chuẩn bị bài tập cho phù hợp để giờ học đạt hiệu quả. Nội dung các bài tập đưa ra nên tập trung vào kiến thức trọng tâm của chương (với tiết học ôn tập) hay của một phần nhỏ (với tiết học luyện tập). Trong quá trình giải bài tập giáo viên cần theo dõi để xác định mức độ nhận thức của học sinh khi học xong những bài đã học trước đó.

Giáo viên cũng chia nhóm và cho học sinh nghiên cứu tìm lời giải cho bài tập hoặc cho học sinh làm việc cá nhân (với những bài tập có nội dung mang tính chất kiểm tra thông tin đã biết). Sau khi dành thời gian cho các nhóm là việc xong giáo viên cho đại diện các nhóm lên trình bày lời giải, nhóm tiếp theo bổ sung, cuối cùng giáo viên tổng hợp lại để được lời giải hoàn chỉnh.

Bước 3 : Rút ra kết luận.

Giáo viên nêu ra những kiến thức cần lĩnh hội, kiến thức cần hệ thống lại và đặc biệt là nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm của một chương hay một phần vừa học.

Một phần của tài liệu SKKN xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh lớp 10 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w