Bước đầu cho học sinh làm quen với khái niệm sự ảnh hưởng của nồng độ chất tham gia đến tốc độ phản ứng.
Đề bài 2 : Nêu biện pháp để loại bỏ thuỷ ngân không may bị rơi vãi trong phòng.
Hướng dẫn : Dùng lưu huỳnh ở dạng bột (hay còn gọi là sinh) phủ lên chỗ có thuỷ ngân rơi vãi : Hg + S HgS (thuỷ ngân sunfua hay còn gọi là thần sa là hợp chất không độc).
Kiến thức cũ được tái hiện : Tính chất hoá học của lưu huỳnh.
Kiến thức mới được lĩnh hội : Biết cách xử lí sự cố môi trường, nêu cao ý thức bảo vệ môi trường.
Đề bài 3 : Viết phương trình hoá học cho các phản ứng, cho biết vai trò của lưu huỳnh.
a/ Cho lưu huỳnh tác dụng với dung dịch NaOH đặc nóng. b/ Cho lưu huỳnh tác dụng với HNO3 đặc nóng.
Hướng dẫn :
a/ Lưu huỳnh thể hiện tính tự oxi hoá khử : 30S+6NaOH → 2 2
2Na −S+Na2S+4O3+
OH2 H2
3
b/ Lưu huỳnh thể hiện tính khử : 0
S + 35 5 6HN+ O → 6 4 2SO H + + 2 4 6N+ O + 2H2O
Kiến thức cũ được tái hiện : Các tính chất của lưu huỳnh, phản ứng oxi hoá - khử.
Kiến thức mới được lĩnh hội : Mở rộng kiến thức cho học sinh về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
Đề bài 4 : Trộn m gam bột sắt với p gam lưu huỳnh rồi nung ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp A. Hoà tan hỗn hợp A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,8 gam chất rắn B, dung dịch C và khí D có tỉ khối so với H2 bằng 9. Cho khí D sục rất từ từ qua dung dịch CuCl2 dư thấy tạo thành 9,6 gam kết tủa đen. Tính m, p.
Hướng dẫn : Hỗn hợp A hoà tan vào HCl dư thì chất rắn không tan đó là S.
DM = 18 nên khí D là hỗn hợp 2 khí H2, H2S. Ta có :