Chương 4: Phản ứng oxi hoá khử 1 Mục tiêu của chương [28]

Một phần của tài liệu SKKN xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh lớp 10 (Trang 34)

2.3.4.1. Mục tiêu của chương [28]

* Về kiến thức :

Cho học sinh hiểu :

- Sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử và phản ứng oxi hóa - khử là gì dưới ánh sáng của lí thuyết chủ đạo đã được học ở các chương trước (cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hoá học).

- Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa - khử.

- Cách lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Cách phân loại phản ứng hoá học trong hoá vô cơ. Học sinh vận dụng thành thạo các quy tắc xác định số oxi hoá.

* Về kĩ năng :

- Kĩ năng xác định số oxi hoá để tìm chất khử và chất oxi hoá.

- Kĩ năng cân bằng phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng electron.

* Về giáo dục tình cảm, thái độ :

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử đối với sản xuất hoá học và bảo vệ môi trường.

2.3.4.2. Hệ thống bài tập hoá học củng cố và phát triển kiến thức củachương chương

Loại bài tập số 1 : Sử dụng khi nghiên cứu bài “Phản ứng oxi hoá - khử”.

Đề bài 1 : Nếu cho rằng tính khử là tính kim loại, tính oxi hoá là tính phi kim thì có đúng không ? Phân tích, lấy ví dụ minh hoạ ?

Hướng dẫn : Tính khử bao gồm tính kim loại trong đó, tính oxi hoá bao gồm tính phi kim trong đó.

Kiến thức cũ được tái hiện : Khái niệm tính khử, tính oxi hoá, tính kim loại, tính phi kim.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Làm rõ được khái niệm tính khử với tính kim loại và tính oxi hoá với tính phi kim.

Đề bài 2 : Có phải giữa chất khử và chất oxi hoá luôn xảy ra phản ứng hoá học không ? Giải thích, lấy ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn : Giữa chất oxi hóa và chất khử phản ứng có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Phản ứng oxi hoá - khử chỉ xảy ra theo chiều :

OXHmạnh + KHmạnh OXHyếu + KHyếu

Kiến thức cũ được tái hiện : Viết các phản ứng quen thuộc, phân loại phản ứng.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Rút ra được phản ứng giữa các chất tuỳ thuộc vào các điều kiện

Đề bài 3 : Nguyên tử Cl và ion Cl- giống nhau và khác nhau chỗ nào về cấu tạo và tính chất hoá học cơ bản ? Vì sao khí clo rất độc trong khi natri clorua (muối ăn) lại không độc ?

Hướng dẫn : Cấu hình electron của nguyên tử clo kém bền, cấu hình electron của ion Cl- bền, xu hướng của nguyên tử clo là thể hiện tính oxi hoá trong khi ion Cl- thể hiện tính khử.

Kiến thức cũ được tái hiện : Viết cấu hình electron của nguyên tử, ion. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Nhận thấy dạng oxi hoá sau khi nhận electron trở thành dạng khử liên hợp và ngược lại dạng khử sau khi cho electron sẽ trở thành dạng oxi hoá liên hợp.

Đề bài 4 : Với những giá trị oxi hoá như thế nào của nguyên tố thì chất tương ứng có đặc điểm sau :

a/ Chỉ có duy nhất tính khử, không có tính oxi hoá. b/ Chỉ có duy nhất tính oxi hoá không có tính khử.

c/ Có thể vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.

Hướng dẫn : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Chất mà nguyên tố có giá trị số oxi hoá thấp nhất, như H2S, NH3, ... b/ Chất mà nguyên tố có giá trị số oxi hoá cao nhất, như H2SO4, HNO3, ... c/ Chất mà nguyên tố có giá trị số oxi hoá trung gian, như SO2, NO2, ...

Kiến thức cũ được tái hiện : Phản ứng oxi hoá khử và các khái niệm liên quan.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Dựa vào giá trị số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất để dự đoán tính chất hoá học của chúng.

Đề bài 5 : Hãy cho biết các phản ứng sau đây có phải là phản ứng oxi hoá khử không ? Giải thích.

a/ Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O

b/ O3 + 2KI + H2O 2KOH + I2 + O2

c/ Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Hướng dẫn : Câu a/ và câu b/ là phản ứng oxi hoá - khử. Câu c/ không phải là phản ứng oxi hoá khử.

Kiến thức cũ được tái hiện : Công thức cấu tạo hoá học, khái niệm số oxi hoá, định nghĩa phản ứng oxi hoá - khử.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Học sinh phân biệt được giá trị số oxi hoá cụ thể từng nguyên tử và giá trị số oxi hoá trung bình. Từ công thức cấu tạo kết hợp với xem xét sự phân cực liên kết có thể xác định ngay giá trị số oxi hoá của các nguyên tử.

Đề bài 6 : Cân bằng các phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a/ FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2

b/ Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O

(với tỉ lệ thể tích các khí đo ở cùng điều kiện là : VNO:VN2O = 1:3)

Hướng dẫn : a/ 2 12 4Fe+ −S + 0 2 11O → 23 2 3 2Fe+ O− + +4−22 O S 2 1 2 2Fe+ S− 2+Fe3 + 4+S4 + 22e x 2 2 0 O + 4e 2O−2 x 4 b/ 9Al0 + 34H N+5O3 9Al+3(NO3)3 + N+2O + 3N+12O + 17H2O 0 Al Al+3 + 3e x 9 5 + N + 3e N+2 x 1 2N+5 + 8e 2N+1 x 3

Kiến thức cũ được tái hiện : Nguyên tắc và các bước tiến hành của phương pháp thăng bằng electron.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Các phản ứng oxi hoá - khử phức tạp có thể cho nhiều hệ số khác nhau, cần phải chú ý tới tỉ lệ chất oxi hoá hay chất khử hay sản phẩm của phản ứng oxi hoá khử để suy ra hệ số đúng.

Đề bài 7 : Lấy các phản ứng hoá học thỏa mãn các điều kiện sau : a/ Axit tham gia với vai trò là chất oxi hoá.

b/ Axit tham gia với vai trò là chất khử.

c/ Axit chỉ tham gia với vai trò là chất môi trường.

Hướng dẫn : a/2Fe0 + 6H2 S+6O4 → 2 4 3 3 ) (SO Fe+ + 3+S4O2+ 6H2O b/ 2KMn+7 O4 + 1 16HCl− → 2KCl + 2 2 2Mn+ Cl + 0 2 5Cl + 8H2O c/ 10Fe+2 SO4+ 2KMn+7 O4+ 8H2SO4 → 3 4 2 3 ) ( 5Fe+ SO + K2SO4 + 2Mn+2 SO4 + 8H2O

Kiến thức mới được lĩnh hội : Trong phản ứng oxi hoá - khử axit có thể tham gia với các vai trò khác nhau đó là chất oxi hoá, chất khử, chất môi trường. Biết được phản ứng dùng định lượng sắt(II) sunfat.

Loại bài tập số 2 : Sử dụng khi nghiên cứu bài “Phân loại phản ứng hoá học trong hoá học vô cơ”.

Đề bài 1 : Các phản ứng thế, trao đổi, phân tích, kết hợp có phải là phản ứng oxi hoá - khử không ? Giải thích ? lấy ví dụ minh hoạ ?

Hướng dẫn : Phản ứng thế trong vô cơ có sự chuyển một nguyên tố từ dạng đơn chất (số oxi hoá bằng 0) thành dạng hợp chất (số oxi hoá ≠0). Phản ứng

trao đổi chỉ là sự hoán đổi các thành phần cấu tạo mà trong đó giá trị số oxi hoá vẫn giữ nguyên. Còn hai loại còn lại một số là phản ứng oxi hoá - khử, một số không phải là phản ứng oxi hoá - khử.

Kiến thức cũ được tái hiện : Phản ứng thế, phản ứng trao đổi, phân tích, kết hợp, phản ứng oxi hoá khử.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Có cách nhìn tổng quát về cách phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ theo quan điểm mới.

Đề bài 2 : Khi nào (các chất cụ thể, các điều kiện cụ thể) thì phản ứng hoá học giữa các cặp chất sau là phản ứng oxi hoá - khử, không phải là phản ứng oxi hoá khử ?

a/ Oxit bazơ và axit. c/ Muối và axit. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b/ Bazơ và axit. d/ Oxit kim loại và oxit phi kim.

Hướng dẫn :

a/ Là phản ứng oxi hoá - khử khi : oxit bazơ là những chất có tính khử như Fe3O4 hay Fe2O3, axit là những chất có tính oxi hoá như HNO3 hay H2SO4 đặc. b/ Là phản ứng oxi hoá - khử khi : bazơ là những chất có tính khử như Fe(OH)2 và axit là những chất có tính oxi hoá như HNO3 hay H2SO4 đặc. c/ Là phản ứng oxi hoá - khử khi : muối có tính khử như FeS2, FeS, FeCO3, ... và axit là những chất có tính oxi hoá như HNO3 hay H2SO4 đặc. Hoặc muối có tính oxi hoá như KMnO4 và axit là những chất có tính khử như HCl, HBr... d/ Là phản ứng oxi hoá - khử khi : oxit của kim loại sau nhôm và CO.

Kiến thức cũ được tái hiện : Xác định số oxi hoá các nguyên tử dự đoán tính chất hoá học các chất.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Điều kiện để xảy ra, chiều hướng phản ứng oxi hoá - khử. Biết suy luận để hoàn thành phương trình hoá học phản ứng.

Đề bài 3 : Có thể phân chia phản ứng oxi hoá - khử thành những loại nào ? Lấy ví dụ minh hoạ ?

Hướng dẫn :

* Phản ứng oxi hoá - khử đơn giản : 0

2Fe+6H2 S+6O4→ Fe+3 2(SO4)3+ 3S+4O2+ 6H2O

* Phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử : 5 23

2KCl+ O− → 1

2KCl− + 0 2

3O

* Phản ứng tự oxi hoá - khử : 3Cl0 2 + 6KOH → 5KCl−1 + KCl+5O3 + 3H2O

* Phản ứng oxi hoá - khử phức tạp : 4Fe+2 −S12 + 11O0 2→ 2Fe+3 2O−23 + +S4O−22

Kiến thức cũ được tái hiện : Các phản ứng đã được học ở lớp dưới, khái niệm phản ứng oxi hoá - khử.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Học sinh được mở rộng và nâng cao kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử.

Đề bài 4 : Hãy liệt kê các kiểu phản ứng oxi hoá - khử quan trọng giữa các chất với nhau ? Với mỗi loại cho một vài phản ứng minh hoạ.

Hướng dẫn : Các kiểu phản ứng oxi hóa - khử quan trọng :

1/ Phản ứng giữa kim loại và phi kim. 2/ Phản ứng giữa kim loại và axit. 3/ Phản ứng giữa kim loại hoạt động với nước. 4/ Phản ứng cháy. 5/ Phản ứng khử oxit kim loại (quặng) thành kim loại (luyện kim). 6/ Phản ứng điện phân.

Kiến thức cũ được tái hiện : Các phản ứng đã được học, định nghĩa phản ứng oxi hoá khử.

Kiến thức mới được lĩnh hội : Học sinh có thể lấy được các ví dụ về phản ứng một cách đa dạng.

Một phần của tài liệu SKKN xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh lớp 10 (Trang 34)