II KH đã có quan hệ tín dụng
3.2.2 Nhóm giải pháp quản lý rủi ro tín dụng
3.2.2.1 Tăng cường công tác quản lý, giám sát sau cho vay
Đối với tín dụng, cho vay ra với chỉ đạt 50% công việc, phần còn lại dó chính là giám sát món vay đồng thời thu toàn bộ gốc, lãi. Một quy trình cho vay chỉ hoàn chỉnh khi khách hàng trả nợ và ngân hàng tất toàn hồ sơ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro phát sinh và đề ra các biện pháp hữu hiệu xử lý món vay có vấn đề thì việc tăng cường giám sát, quản lý sau cho vay cần phải được quan tâm hơn nữa.
• Giám sát món vay:
Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Cán bộ tín dụng cần tận dụng triệt để những lần gặp gỡ khách hàng khi họ đến ngân hàng trả lãi, khi đến thăm trực tiếp và cũng có thể thu thập thông tin từ những người quen của khách hàng, trong đó đến thăm trực tiếp nơi ở, làm việc sau khi khách hàng hoàn tất việc thực thi dự án vay vốn, điều này hết sức quan trọng nó giúp cho cán bộ tín dụng biết được:
+ Biết được tinh thần trách nhiệm của khách hàng đối với nợ vay ngân hàng qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ, có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng những vấn đề có liên quan đến món vay, có sao nhãng việc trả nợ hay không?
+ So sánh mức độ khác biệt giữa phương án xin vay với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu? Doanh số và quy mô hoạt động, doanh thu, lợi nhuận tăng hay giảm.
+ Đánh giá khả năng thanh toán của của khách hàng vay vốn cũng như khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến
hạn không? Nợ phải thu nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu? Xem xét biến động tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh ra sao? Có loại tài sản nào nhàn rỗi, giá trị có bị giảm xuống không?
+ Đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay, xem giá trị đó có đủ để thu hồi nợ hay không nếu xảy ra trường hợp khách hàng vay mất khả năng thanh toán. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm giảm xuống, thoả thuận với khách hàng giảm mức dư nợ xuống đúng với quy định cho phép.
+ Đặc biệt đối với hộ kinh doanh cá thể, chủ doanh nghiệp không tách bạch giữa ngân sách dùng cho sản xuất kinh doanh với ngân sách chi tiêu gia đình. Do đó cán bộ tín dụng phải khéo léo tìm hiểu xem chủ doanh nghiệp có biết cách điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý chi tiêu hợp lý, nhằm hạn chế sự phụ thuộc.
• Các biện pháp xử lý món vay có vấn đề:
Món vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc do có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ.
+ Đối với hộ kinh doanh: Việc xử lý này được dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặt sẳn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá hợp lý tạo ra nhu cầu có khả năng thanh toán bằng tiền mặt; cần tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp, tìm cách chuyển hoá nhanh tất cả các loại tài sản đó thành tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Xem xét các yếu tố liên quan đến tiền mặt để đưa ra hướng xử lý thoả đáng. Trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ lớn không thể tiếp tục huy trì hoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì ngân hàng có thể cho phép doanh nghiệp sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp và không thể trả nợ ngân hàng.
+ Đối với cá nhân: Cần gặp trực tiếp khách hàng để thỏa thuận trực tiếp với khách hàng về các vấn đề của khoản vay, có thể gia hạn nợ nếu khách hàng có thiện chí trả nợ hoặc buộc phải tiến hành các biện pháp xử lý để thu hồi nợ.
3.2.2.2 Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý các khoản vay
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là một cơ quan chức năng của nhà nước nên việc thiết lập mạng lưới quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp chi nhánh ABBANK Hà Nội xử lý các món vay quá hạn của khách.hàng. Thực tế cho thấy rằng, ngân hàng khi xử lý nợ quá hạn thường gặp nhiều khó khăn trong việc phát mãi tài sản thế chấp vì vậy sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan chức năng là rất cần thiết như : công an, viện kiểm soát, tài nguyên môi trường, công chứng…Mặc dù, theo quy định của NHTMCP An Bình, chi nhánh ABBANK Hà Nội đã thực hiện việc thanh lý và phát mại tài sản.thông qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản , tuy nhiên, việc hiểu biết pháp luật và có mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng luôn giúp ngân hàng thực hiện.các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện, đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.2.3 Phân loại nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn đã phát sinh
Khi phát hiện các khoản nợ quá hạn nhóm 2 (nợ cần chú ý), chuyên viên quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng cần phải họp bàn phương án xử lý. Trước hết, ABBANK Hà Nội thực hiện khai thác các khoản nợ quá hạn. Đây là quá trình làm việc giữa người cho vay và khách hàng vay vốn đến khi khoản vay có thể trả được một phần hoặc toàn bộ mà không dựa trên bất kỳ công cụ pháp lý nào để cưỡng chế. Trong đó, các giải.pháp khai thác nợ xấu, nợ quá hạn thường được chi nhánh ABBANK Hà Nội áp dụng bao gồm: thương lượng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình tài chính hiện tại của khách hàng cũng như nguyên nhân phát sinh các khoản nợ quá hạn.
Đối với các khoản nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5, phòng Quản lý rủi ro tín dụng chủ trì quá trình xử lý nợ. Khi đó nợ xấu sẽ được chuyển sang Công ty xử lý nợ và
khai thác tài sản (MBAMC). Tùy từng mức độ quá hạn của khoản vay, MBAMC phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm tiến hành thanh lý TSĐB và thu hồi các khoản tín dụng đã cấp nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng. Hoạt động thanh lý nợ tại ABBANK Hà Nội thường được hiện thông qua mua bán nợ, đấu giá TSĐB hoặc chứng khoán hóa trên thị trường chứng khoán. Mặc dù có thể thu hồi được món vay nhưng do thủ tục phức tạp, thời gian thanh lý TSĐB dài nên ABBANK Hà Nội cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các trường hợp rủi ro tín dụng có thể xảy ra với quy mô lớn bằng cách trích lập dự phòng và dự trù một nguồn kinh phí thích hợp.
3.2.2.4 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng a) Chính sách đào tạo
Tổ chức lớp học nâng cao trình độ thẩm định tín dụng toàn diện dành tập trung chủ yếu cho đối tượng là nhân viên tín dụng có độ tuổi từ 22-30 tuổi. Nhân viên tín dụng sẽ nắm được một qui trình phân tích tín dụng và rủi ro tín dụng toàn diện trên nhiều khía cạnh khác nhau như qui trình cho vay, phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án, và quản lý danh mục cho vay, cụ thể:
+ Nhân viên tín dụng sẽ có cách nhìn nhận tổng quát dựa trên những đánh giá nhiều khía cạnh phi tài chính có ảnh hưởng đến khả năng vay và trả nợ vay của khách hàng như thẩm định kế hoạch kinh doanh, phân tích ngành, phân tích vĩ mô…
+ Nhân viên tín dụng sẽ có được các kỹ năng cần thiết giúp các cán bộ tín dụng tự tin hơn, khéo léo hơn trong việc tiếp xúc và tư vấn khách hàng.
+ Sau khi hoàn thành khóa học, nhân viên tín dụng sẽ có thể tự mình viết một báo cáo đề xuất hoàn chỉnh cho các cấp trên phê duyệt và ra các quyết định cho vay. Từ đó dần nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định khách hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.