Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Hà Nôi (Trang 66)

- Nâng cao chất lượng tín dụng còn thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trong nền kinh tế Khi nhu cầu vốn trở nên quá lớn so với khả năng tài trợ của ngân

2.8.2Hạn chế và nguyên nhân

4. Theo thời hạn

2.8.2Hạn chế và nguyên nhân

2.8.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của ABBANK Hà Nội vẫn còn không ít những hạn chế cần khắc phục và cần có những giải pháp thích đáng nhằm mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng. Những hạn chế đó là:

Quy trình tín dụng tại ABBANK Hà Nội thể hiện sự cồng kềnh, xét duyệt tín dụng phải thông qua nhiều cấp (GĐ, PGĐ, Hội đồng tín dụng), đồng thời lại không phân định rõ trách nhiệm cá nhân đối với một phán quyết tín dụng. Như vậy, một hành vi tiêu cực thường mang lại lợi ích cho một cá nhân nhưng trách nhiệm lại quy về cho tập thể (GĐ, PGĐ, Hội đồng tín dụng). Do đó, đây chính là cơ sở để cho các hành vi tiêu cực tồn tại, gây tác động xấu đến uy tín và chất lượng tín dụng ngân hàng. Quy trình tín dụng thiếu tính cụ thể, các quy định còn chung chung, thiếu cơ sở để làm cơ sở kiểm soát hoạt động tín dụng.

• Về tính ổn định của hoạt động cho vay

+ Lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng chưa tương xứng với doanh số cho vay trong hoạt động này. Vì vậy, ngân hàng cần phải mở rộng hơn nữa loại hình cho vay này, phát triển nó thành một loại hình cho vay đạt hiệu quả cao.

+ Vòng quay vốn tín dụng chưa cao, phản ánh nguồn vốn luân chuyển của ngân hàng chưa nhanh, chưa tham gia nhiều vào chu kì sản xuất và lưu thông hàng hóa, công tác cho vay tiêu dùng của ngân hàng chưa hiệu quả, chưa thu hút được khách hàng.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn có sự biến động thất thường theo thời gian, thể hiện khả năng kiểm soát nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng còn hạn chế.

+ Dư nợ cho vay tiêu dùng của khách hàng chưa cân đối đồng đều, mới chỉ tập trung vào ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn vẫn còn thấp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng cho vay đối với khách hàng, chi nhánh cần chú trọng hơn nữa các hoạt động nhằm đáp ứng tốt cả nhu cầu vốn ngắn hạn và nhu cầu vốn trung dài hạn của các khách hàng trên địa bàn.

• Về năng lực cạnh tranh

+ Chất lượng dịch vụ của ABBANK Hà Nội còn thấp so với các ngân hàng khác do đó tỉ lệ doanh thu phí dịch vụ chưa cao.

+ Sản phẩm tín dụng chưa đa dạng và chưa khai thác hết nguồn lực để tăng tính hiệu quả, năm 2011 cùng với việc đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ chi nhánh cần phải có kế hoạch phát triển sản phẩm tốt hơn.

+ Công nghệ trong ngân hàng chưa đồng bộ và hoàn thiện, cần được đầu tư để tăng tính cạnh tranh.

+ ABBank chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý

Hoạt động tín dụng đòi hỏi sự gắn kết rất cao giữa khách hàng và từng cán bộ phụ trách khoản vay, chính vì vậy khi có sự thay đổi về nhân sự sẽ dẫn tới việc bỡ ngỡ và khó tiếp cận nhân sự mới. Khi có sự chuyển đổi công tác của cán bộ tín dụng là đồng thời với việc thay đổi giảm một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, chính sách đãi ngộ không hợp lý dẫn đến việc cán bộ công nhân viên không yên tâm công tác gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Trong thời gian vừa qua, ABBank vẫn đã và đang cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng cơ chế đối với nhân viên nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng nhưng vẫn chưa phải là đơn vị đi tiên phong trong chính sách đãi ngộ công nhân viên. Kế hoạch tăng trưởng dư nợ, lợi nhuận, phí hàng năm vẫn được phân cho mỗi nhân viên tín dụng nhưng chưa có cơ chế khen thưởng, phạt cụ thể để nhân viên có thêm động lực, sức ép trong công việc.

+ Đội ngũ nhân viên tín dụng tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm. Nhân viên tín dụng của ABBANK Hà Nội có tuổi đời còn trẻ, nhân viên tín dụng có độ tuổi từ 22-30 tuổi chiếm tỷ trọng cao, năm 2011 là 65% ảnh hưởng khá nhiều đến việc xét duyệt tín dụng do thiếu kinh nghiệm tiếp xúc, đánh giá, nhìn nhận khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

2.8.2.2 Nguyên nhân

a, Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng đối với khách hàng chưa linh hoạt, bất cập, chưa đúng với tình hình thực tế. Điều kiện cho vay còn khá chặt chẽ, chính sách lãi suất chưa thể hiện sự ưu đãi đối với khách hàng. Ngân hàng còn định mức lãi suất cho vay với các khách hàng vay

tiêu dùng cao hơn lãi suất cho vay đối với các hoạt động cho vay khác.

Ngân hàng vẫn chưa đi sâu nghiên cứu nhu cầu về vốn cụ thể của khách hàng để có thể phát triển các sản phẩm cho vay mới. Thêm vào đó các sản phẩm dịch vụ đáp ứng các nhu cầu khác đối với hoạt động cho vay tiêu dùng chưa đa dạng. Chính vì vậy mà khả năng thu hút khách hàng của Chi nhánh vẫn còn hạn chế.

Chất lượng thông tin để thẩm định TSĐB và phương án vay vốn chưa cao. Việc thẩm định chủ yếu dựa trên hồ sơ, thông tin do khách hàng cung cấp, chưa đánh giá một cách khách quan.

Hạn chế về mặt nhân lực: Cán bộ làm công tác tín dụng phần lớn còn trẻ, kinh nghiệm và mức độ quan hệ còn nhiều hạn chế. Lực lượng mỏng dẫn đến một cán bộ phải giải quyết nhiều khoản vay dẫn tới chất lượng công việc bị ảnh hưởng.

Sự phối kết hợp các hoạt động giữa các phòng ban chưa đạt hiệu quả. Cụ thể sự phối hợp giữa phòng khách hàng cá nhân với các phòng ban khác trong việc quảng bá, quảng cáo sản phẩm cho vay tới khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng vẫn chưa được rộng rãi.

b, Nguyên nhân từ phía khách hàng

Do khách hàng vay với mục đích tiêu dùng nên cái khó đầu tiên là xác định nguồn thu để trả nợ vì ít khách hàng có thể chứng minh được một nguồn thu rõ ràng để thanh toán nợ vay. Vướng mắc thứ hai liên quan đến cho vay tiêu dùng là vấn đề TSĐB. Do có một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý nhà nước đã khiến nhiều khách hàng không vay được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chưa hợp pháp và hợp lệ.

Ngoài ra, các khách hàng đến vay vốn ngân hàng còn thiếu hợp tác trong việc cung cấp thông tin chân thực về tình hình hoạt động kinh doanh, thu nhập của khách hàng. Các thông tin tài chính thiếu minh bạch dẫn đến khó khăn trong công tác thẩm định, dẫn đến sự không tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng. Cùng với đó, một số khách hàng có dấu hiệu sử dụng nguồn vốn sai mục đích ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh.

c, Các nguyên nhân khác

Các NHTM đẩy mạnh mở rộng mạng lưới với nhiều hình thức tiếp thị ngày càng đa dạng, phong phú hơn, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm. Riêng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng đã có nhiều ngân hàng tham gia, từ các ngân hàng lớn như Vietinbank, BIDV, Vietcombank cho tới các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như NHTMCP Nam Việt, NHTMCP FPT….Sự cạnh tranh, giành giật thị trường giữa các ngân hàng đã gây khó khăn cho ABBANK trong việc thu hút khách hàng. Trong môi trường ấy, đòi hỏi NHTMCP An Bình cần phải có những thế mạnh, những ưu thế nổi bật của riêng mình trong chiến lược thu hút khách hàng.

Các chính sách, pháp luật của nhà nước về cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển nhượng quyền sở hưu còn nhiều phức tạp, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Môi trường kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát tăng làm cho mức sống người dân vẫn chưa được cải thiện thậm chí còn phải tiết kiệm chi tiêu, do đó nhu cầu cho vay tiêu dùng vẫn chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương III

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Hà Nôi (Trang 66)