Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Hà Nôi (Trang 54)

- Nâng cao chất lượng tín dụng còn thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trong nền kinh tế Khi nhu cầu vốn trở nên quá lớn so với khả năng tài trợ của ngân

2.7.3Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng

4. Theo thời hạn

2.7.3Chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng

2.7.3.1 Chỉ tiêu về doanh số cho vay

Bảng 5: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn từ năm 2009-2011 tại ABBANK Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng Mục đích

vay

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số trọngTỷ Doanh số trọngTỷ Doanh số Tỷ trọng

1. Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở 191.904 45,81 373.832 46,57 455.231 46,91 2. Cho vay mua ô tô 116.770 27,87 225.005 28,03 272.207 28,05 3. Cho vay sản xuất, kinh doanh 77.764 18,56 150.271 18,72 165.168 17,02 4. Cho vay du học 3.106 0,74 6.100 0,76 7.375 0,76 5. Cho vay đối với cán bộ, nhân viên. 29.400 7,02 47.521 5,92 70.453 7,26 Tổng 418.944 100 802.729 100 970.435 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011 tại Chi nhánh ABBANK Hà Nội).

Bảng 6: So sánh tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng Mục đích vay So sánh 2009-2010 So Sánh 2010-2011 Tuyệt đối (trđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (trđ) Tương Đối (%) 1. Cho vay mua đất, xây

dựng, sửa chữa nhà ở

181.928 94,8 81.399 21,77

2. Cho vay mua ô tô 108.235 92,7 47.202 20,98

3. Cho vay sản xuất, kinh

doanh 72.507 93,24 14.897 9,91

5. Cho vay đối với cán bộ,

nhân viên 18.121 61,64 22.932 48,26

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011 tại ABBANK Hà Nội)

Nhìn vào 2 bảng biểu trên, ta thấy cơ cấu CVTD tại chi nhánh ABBANK Hà Nội vẫn chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở và cho vay mua ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh. Còn cho vay du học và cho vay đối với cán bộ, công nhân viên chiếm tỷ lệ rất thấp.

Biểu đồ 3: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo từng loại sản phẩm năm 2009, 2010, 2011

Năm 2009

Năm 2010

+ Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng, cụ thể: năm 2009 chiếm 45,81%, năm 2010 chiếm 46,57% và chiếm 46,91% năm 2011. Tỷ trọng cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở đều tăng qua các năm, nguyên nhân là do dân số ngày càng tăng nhanh cùng với đó là nhu cầu về nhà ở là rất lớn và mỗi khoản vay để mua, xây dựng nhà ở có giá trị lớn. Doanh cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở năm 2009 chỉ đạt 191.904 triệu đồng, tăng mạnh vào năm 2010 với tốc độ tăng trưởng là 94,8% với doanh số cho vay đạt 373.832 triệu đồng. Lý giải cho điều này là do năm 2010 cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, thị trường nhà đất cũng đã có những khởi sắc, thêm vào đó là sự nới lỏng nguồn vốn cho vay của các ngân hàng vào lĩnh vực này khiến cho doanh số cho vay mua nhà, đất tăng mạnh. Năm 2011 doanh số cho vay trong lĩnh vực này vẫn tăng trưởng nhanh nhưng ở mức chậm lại đạt 455.231 triệu đồng , tăng 21,77% so với năm 2010. Mức tăng trưởng chậm lại là do vào năm 2011 lãi suất liên tục tăng cao, lãi suất cho vay lên đến 18-20%/năm, với lãi suất cao như vậy khách hàng cũng cân nhắc hơn trước quyết định vay tiền để mua nhà. Với xu hướng cho vay mua nhà đất tăng mạnh vào năm 2010 và năm 2011, sang năm 2012 cho vay mua nhà, đất lại có xu hướng giảm bởi đây là một năm khó khăn với thị trường về nhà ở. Một mặt, nguồn chi trả chính cho các khoản vay mua nhà là doanh thu từ các hoạt động kinh doanh độc lập của người vay thay vì lương. Nguồn chi trả này phụ thuộc chặt chẽ vào sức khỏe của nền kinh tế. Do vậy, tình hình kinh tế khó khăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt vốn mua nhà hiện tại. Mặt khác, chính sách thắt chặt tiền tệ cũng khiến người vay khó tiếp cận các hình thức tái cấp vốn hoặc đảo nợ. Những người kinh doanh bất động sản cũng không thể quay vòng vốn vì không thể thanh lý tài

sản trước tình hình thị trường trầm lắng. Do đó, khi lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm xuống ở mức 15%-17,5%/năm nhưng thị trường nhà đất vẫn rất trầm lắng.

Chi nhánh ABBANK Hà Nội là một trong những chi nhánh có thế mạnh về hoạt động cho vay mua nhà đất, xây dưng, sửa chữa nhà ở. Ngân hàng sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo, khi khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng thực hiện bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tuy nhiên trên thực tế, việc cho vay đối với nhu cầu này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do việc thẩm định hồ sơ nhà đất là rất phức tạp, việc xử lý tài sản đảm bảo phải qua nhiều thủ tục nên mất nhiều thời gian. Ngoài ra việc cho vay đối với nhu cầu này đang bị hạn chế do tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất còn rất chậm.

+ Cho vay để mua ô tô cũng đang phát triển mạnh trong thời gian qua. Doanh số cho vay năm 2009 là 116.770 triệu đồng chiếm 27,87% tổng doanh số cho vay tiêu dùng và đạt 225.005 triệu đồng năm 2010, tăng 92,7% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng đó là hoàn toàn hợp lý vì năm 2010 thị trường ô tô biến động mạnh do có sự tham gia của các nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá thành thì mới cạnh tranh được. Chính vì thế việc mua sắm những chiếc ô tô tiện nghi trở nên dễ dàng hơn. Đối tượng vay chủ yếu là những nhà kinh doanh, những người làm công ăn lương có thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Trước đây việc mua phương tiện đi lại mới chỉ dừng lại ở mua xe máy, hiện nay đời sống người dân ngày càng ổn định và phát triển, vì vậy nhu cầu mua ô tô làm phương tiện đi lại ngày càng tăng nhanh. Doanh số cho vay năm 2011 đã tăng lên mức 272.207 triệu đồng, tăng 20,98% so với năm 2011. Với nhu cầu về cuộc sống tiện nghi, hiện đại của người dân có thể nói rằng năm 2012 doanh số cho vay để mua sắm ô tô có xu hướng giảm. Tình trạng ảm đạm của thị trường ô tô trong 6 tháng năm 2012 là do chính sách thuế, phí thay đổi chóng mặt khiến các nhà đầu tư, sản xuất và phân phối sản phẩm không kịp trở tay. Bên cạnh đó, Nhà nước luôn đánh thuế cao, đồng thời xếp ô tô vào danh mục các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, do chính sách muốn giảm thiểu ùn tắc giao thông nên mặt hàng này còn phải gánh thêm nhiều loại thuế, phí khác do Bộ Giao thông vận tải đề

xuất. Đến nay, ô tô đã phải “cõng” tới 5 loại thuế và 9 loại phí, như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, lệ phí trước bạ, biển số…Điều này đã ảnh hưởng đến nhu cầu mua ô tô của khách hàng, khiến cho doanh số cho vay mua ô tô tại các ngân hàng giảm xuống trong đó có ABBANK Hà Nội.

+ Doanh số cho vay sản xuất, kinh doanh đạt 150.271 triệu đồng năm 2010, tăng 72.507 triệu đồng so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay đối với loại hình này đạt 165.168 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng chậm lại. Nguyên nhân là do năm 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao 18,58% bên cạnh đó là lãi suất cho vay cũng ở mức khá cao, từ đó đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Vì vậy, khi cho vay ngân hàng cũng cân nhắc hơn để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

+ Cho vay du học tuy không phải là thế mạnh của chi nhánh nhưng chi nhánh đã có quan tâm đến nhu cầu của loại hình này, nhìn chung đều tăng nhưng chưa đáng kể. Năm 2010 đạt 6.100 triệu đồng, gấp 1,96 lần so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng như vậy là do các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến con em mình hơn, muốn con em có được môi trường học tập tốt hơn nên đã đầu tư cho con em mình du học nước ngoài. Sang năm 2011, doanh số cho vay đối với loại hình này là 7.375 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9,91% so với năm 2010.

+ ABBANK Hà Nội cũng đã hướng đến nhóm khách hàng là cán bộ công nhân viên chức, đây là nhóm khách hàng tiềm năng do có thu nhập ổn định, nhu cầu đa dạng và chất lượng cuộc sống tương đối tốt. Hiện loại hình này chiếm khoảng 7% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên số tiền cho vay đối với mỗi cán bộ nhân viên là chưa nhiều và chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, nhân viên. Có thể thấy điều đó qua số liệu cho vay: năm 2009 đạt 29.400 triệu đồng (7,02%), năm 2010 tăng lên là 47.521 triệu đồng, năm 2011 là 70.453 triệu đồng.

Trong thời gian tới, ngân hàng cần tích cực tiếp thị tới khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn tính năng ưu việt của từng sản phẩm, từ đó tạo nền tảng nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng với cơ cấu hợp lý hơn.

2.7.3.2 Phân tích dư nợ tín dụng và doanh số thu nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 7: Dư nợ cho vay tiêu dùng từ năm 2009-2011 tại ABBANK Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ tín dụng cá nhân 816.155 1.349.314 1.615.627 Dư nợ cho vay tiêu dùng 336.584 730.042 912.014 % so với tổng dư nợ tín

dụng cá nhân

41,24 54,10 56,44

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – ABBANK Hà Nội).

Qua bảng trên cho thấy hoạt động tín dụng của ABBANK Hà Nội đã có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng đến 116,9% so với năm 2009, năm 2011 tăng gần 25% so với năm 2010. Và ta cũng thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng đã tăng lên đáng kể, năm 2011 đạt 912.014 triệu đồng, tăng 181.971 triệu đồng so với năm 2010. Đồng thời dư nợ cho vay tiêu dùng cũng đã nâng cao được tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay, từ 41,24% năm 2009 tăng lên 56,44% năm 2011. Để có được kết quả đáng khích lệ này là do công tác quản lý của ban giám đốc,cùng với sự cố gắng không ngừng của cán bộ, nhân viên của ABBANK Hà Nội và cùng với chính sách quản lý tách phòng tín dụng chung thành 2 phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân ( vì lúc ban đầu 2 phòng này là một). Mục đích của việc tách phòng này nhằm đáp ứng công việc giao dịch với khách hàng dễ dàng hơn và có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân khá cao chiếm khoảng 50%, điều đó đã cho ta thấy được tiềm năng của hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ còn phát triển hơn nữa. Cơ cấu dư nợ đang chuyển dần theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng cho vay tiêu dùng và tích cực mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ Phòng khách hàng cá nhân.

Bảng 8: Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo kì hạn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2009/2010 2010/2011

Dư nợ cho vay tiêu dùng

336.584 100 730.042 100 912.014 100 116,9 24,9

Phân theo thời hạn

Ngắn hạn 71.894 21,36 144.402 19,78 172.553 18,92 100,85 19,5 Trung và dài hạn 264.690 78,64 585.640 80,22 739.461 81,08 121,26 26,27

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – ABBANK Hà Nội)

Từ bảng trên cho thấy, cho vay tiêu dùng có kỳ hạn trung và dài hạn là chủ yếu, cụ thể năm 2011, số tiền là 739.461triệu đồng, chiếm 81,08% , tăng so với năm 2010 là 153.821 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 26,27%, tỷ trọng có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Còn với cho vay tiêu dùng ngắn hạn năm 2011 là 172.553 triệu đồng, chiếm 18,92% , tăng so với năm 2010 số tiền là 28.151 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,5%. Từ số liệu cụ thể này cho ta thấy, việc cho vay tiêu dùng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhiều và có xu hướng tăng lên là điều hết sức bình thường vì hầu hết các sản phẩm tín dụng này có thời hạn dài, không những thế mức cho vay thường rất lớn.Và đặc biệt ngày nay,với sự năng động của giới trẻ, những người trẻ tuổi tìm đến với ngân hàng ngày càng nhiều, họ dùng thu nhập của mình để bảo đảm và xin vay để mua các loại tài sản có giá trị cao hơn, như mua sắm ô tô, nhà cửa… Đây là các gói sản phẩm có kì hạn dài, do vậy, góp phần vào việc cơ cấu lại dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn. Không như trước đây, đối tượng cho vay tiêu dùng thường là các đối tượng trung niên, ít mạo hiểm và chỉ vay vốn ngân hàng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống.

Vì vậy, ngân hàng cần hướng đến nâng cao tỷ trọng cho vay trung dài hạn sao cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, đồng thời đây cũng là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đa dạng hóa dịch vụ nghĩa là đa dạng cả về thời hạn cho vay, đó là hướng đi đúng đắn mà ABBANK cần theo đuổi.

Bảng 9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo TSĐB

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) 2009/2010 2010/2011 Dư nợ cho vay

tiêu dùng

336.584 100 730.042 100 912.014 100 116,9 24,9Không có TSĐB 33.052 9,82 76.435 10,47 111.356 12,21 131,25 45,69 Không có TSĐB 33.052 9,82 76.435 10,47 111.356 12,21 131,25 45,69 Có TSĐB 303.532 90,18 653.607 89,53 800.658 87,79 115,33 22,5

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – ABBANK Hà Nội)

Qua bảng trên ta thấy, dư nợ có TSĐB trong cho vay tiêu dùng tại ABBANK Hà Nội hiện vẫn đang duy trì ở mức cao, cụ thể: năm 2009 chiếm 90,18%, năm 2010 chiếm 89,53%, năm 2011 chiếm 87,79%. Tỷ trọng của chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống qua các năm. Trong khi đó dư nợ không có TSĐB chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2010 đạt 76.435 triệu đồng (chiếm 10,47%), tăng 131,25% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 111.356 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 45,69%, tăng 34.921 triệu đồng so với năm 2010.

Hầu hết phần lớn dư nợ không có TSĐB là các khoản cho vay tín chấp dành cho CBNV của ABBANK Hà Nội. Như vậy ta thấy chất lượng cho vay tiêu dùng của ABBANK Hà Nội có sự cải thiện rõ rệt vì tốc độ tăng của dư nợ không có TSĐB cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ có TSĐB. Tuy nhiên, tỷ trọng của dư nợ có TSĐB còn rất cao, cho nên chất lượng cho vay tiêu dùng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Điều này chứng tỏ ngân hàng vẫn xem trọng vấn đề đảm bảo tiền vay, chính sách về TSĐB còn chưa linh hoạt, làm hạn chế những khách hàng có nhu cầu nhưng hiện chưa đủ năng lực tài chính tìm đến với ngân hàng. Để thực hiện mở rộng đối tượng khách hàng, ngân hàng cần có chính sách bảo đảm tiền vay linh hoạt hơn nữa.

Đi đôi với vấn đề mở rộng cho vay tiêu dùng, việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng với cơ cấu dư nợ hợp lí, đa dạng hóa tính năng của các loại sản phẩm là hết sức cần thiết đối với ABBANK Hà Nội.

Bảng 10: Doanh số thu nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng từ năm 2009-2011 tại ABBANK Hà Nội

Đơn vị :Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số thu nợ 224.885 517.539 744.221 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngắn hạn 48.670 105.348 124.116

Trung và dài hạn 176.215 412.191 620.105

(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân – ABBANK Hà Nội)

Công tác thu hồi nợ của ABBANK Hà Nội cũng diễn ra tương ứng và đúng hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Hà Nôi (Trang 54)