Triển khai các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động huy động vốn tạ

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long phòng giao dịch Nguyễn Trãi (Trang 35)

GP.Bank chi nhánh Thăng Long

- Luật các tổ chức tín dụng 2010 các điều khoản 4, 98, 99, 100, 107… - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

- Quyết định số 493 của ngân hàng nhà nước ngày 22/4/2005 - Quyết định số 1160

- Quyết định số 18 của Ngân hàng nhà nước ngày 25/4/2007

2.2.2. Quy trình hoạt động huy động vốn

1. Khách hàng có nhu cầu gửi tiền chi nhánh GP. Bank Thăng Long thực hiện mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

2. Cán bộ, công nhân viên phòng huy động vốn tại chi nhánh GP.Bank Thăng Long tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của bộ hồ sơ mở tài khoản và tiến hành nhận tiền gửi của khách hàng.

3. Khách hàng lựa chọn 1 trong 3 hình thức gửi tiền : Tài khoản tiền gửi, ký kết hợp đồng tiền gửi, ký kết hợp đồng vay vốn.

4. Chi nhánh GP. Bank Thăng Long ký kết hợp đồng huy động vốn với khách hàng. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ngân hàng nhận được tiền của khách hàng.

* Nếu số tiền gửi của khách hàng được chuyển nhiều lần, ngân hàng ký phụ lục. Hợp đồng huy động vốn hoặc lập khế ước nhận nợ.

*Cách thực hiện:

1. Tại trụ sở làm việc của chi nhánh GP.Bank Thăng Long 2. Thông qua hệ thống bưu chính.

*Hồ sơ:

- Giấy đề nghị mở tài khoản - bản chính theo mẫu của CN GP.Bank Thăng Long - Quyết định thành lập, quyết định về phê duyệt điều lệ, tổ chức hoạt động do người có thẩm quyền ban hành

- Giấy đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu (nếu có) - Quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản, kế toán trưởng và những người được ủy quyền (nếu có) kèm theo bản sao chứng minh thư nhân dân

- Giấy ủy quyền về thẩm quyền ký kết hợp đồng (nếu có) (bản gốc hoặc bản sao có công chứng nhà nước)

2.2.3. Phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long.

Tỷ lệ Tổng dư nợ so với Tổng VHĐ 2010, 2011, 2012 Bảng 2.2: Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động

( ĐVT: Tỷ đồng)

Tổng dư nợ 950 1110 1200

Tổng số VHĐ 2190 2770 3154

Tỷ lệ (%) 43.37% 40.01% 38%

(Nguồn: Báo cáo chi nhánh GP.Bank Thăng Long)

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy là tỉ lệ tổng dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động ngày càng giảm. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng vì nó thể hiện được khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao, cũng như công huy động vốn được thực hiện hiệu quả.

Tuy nhiên chi nhánh cũng không được để tỉ lệ này giảm sút quá nhiều. Vì khi đó nguồn VHĐ sẽ không được sử dụng hết, không phát huy được hết tác dụng của nguồn vốn đã huy động được. Trong khi đó chi phí HĐV vẫn không giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Tỷ trọng từng loại tiền gửi trên tổng số vốn huy động

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị +/- (%)12/11

Tổng nguồn vốn huy động 2190 2770 3154 + 13,86%

Tiền gửi từ tổ chức kinh tế 678 1030 1144 + 11.06%

Tỷ trọng 30,95% 37,18% 36,27%

Tiền gửi từ dân cư 1512 1740 2010 + 15,52%

Tỷ trọng 69.05% 62,82% 36,73%

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính GP.Bank Thăng Long)

Biểu đồ 2.2 : Sự tăng trưởng vốn huy động theo đối tượng khách hàng

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính GP.Bank Thăng Long)

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế giữ vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng. Đây được coi là là khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế dùng để đảm bảo thanh toán để chi trả cần thiết...nhưng tạm thời nhàn rỗi chưa dùng đến

trong một khoảng thời gian nhất định. Số liệu trên cho thấy đang có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tiền gửi tại ngân hàng. Tiền gửi các tổ chức kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao, thể hiện uy tín của ngân hàng đã được xác lập và nâng cao, đồng thời các dịch vụ trong giao dịch thanh toán phục vụ các tổ chức kinh tế đã phát triển. Điều này là dấu hiệu tốt cho thấy các chính sách của chi nhánh đã thu hút được lượng khách hàng là các tổ chức kinh tế, hứa hẹn sẽ triển khai nhiều dịch vụ để hỗ trợ và phục vụ nhóm khách hàng này. Điều này cần được phát huy trong thời gian tới.

Năm 2011 số vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 1030 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 37.18% tổng số vốn huy động được, tiền gửi trong dân cư là 1740 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 62.82%.

Năm 2012, tiền gửi tổ chức kinh tế là 1144 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 là 114 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11.06%. Nguyên nhân vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng nhanh do chi nhánh đã tìm kiếm được các khách hàng nhất là các doanh nghiệp lớn có tình hình kinh doanh tốt, số vốn thu về lớn. Mặt khác doanh nghiệp bán cổ phần cho cổ đông chiến lược, phát hành cổ phần nhằm mục đích tăng vốn, quỹ thặng dư vốn và số vốn điều lệ tăng thêm chưa đầu tư cũng tạm thời để trong tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Quỹ đầu tư chứng khoán, vốn của các nhà đầu chứng khoán, công ty tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán chưa đi vào hoạt động cũng tạm thời để trên tài khoản tại ngân hàng.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị 12/11

+/- (%)

Tổng nguồn vốn huy động 2190 2770 3154 + 13,86%

Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng 1420 1912 2550 + 33,37%

Tỷ trọng 64,86% 69,02% 80,83%

Tiền gửi kì hạn trên 12 tháng 770 858 604 -29,6%

Tỷ trọng 35,14% 30,98% 19,16%

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính GP.Bank Thăng Long)

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Phòng kế toán tài chính GP.Bank Thăng Long)

Huy động vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động được. Năm 2011 nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 69.02% tổng nguồn

vốn huy động, sang năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn chiếm tới 80.83%. Tổng nguồn vốn tăng được 384 tỷ chủ yếu là sự do nguồn vốn huy động với kì hạn dưới 12 tháng tăng cao. So với năm 2011 thì trong năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn đã tăng 638 tỷ, tương ứng với tăng 33.36%. Trong khi đó, nguồn vốn kì hạn trên 12 tháng lại giảm 254 tỷ. Đây là điều ngân hàng cần lưu ý trong thời gian tới.

Như vậy nguồn vốn huy động xét theo kì hạn của GP.Bank Thăng Long có cơ cấu chưa cân đối. Để gia tăng hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi thì ngoài các nguồn vốn huy động ngắn hạn GP.Bank Thăng Long còn cần phải chú tâm vào những gói tiền gửi trung và dài hạn. Để đạt được điều này ngân hàng cần đa dạng hóa các loại tiền gửi theo nhiều kì hạn khác nhau, và chú trọng kì hạn dài.

Việc tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng quá cao như hiện nay có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản khi ngân hàng cho vay trung và dài hạn, đồng thời làm ngân hàng bị động hơn trong việc xét duyệt cho vay vì đây là nguồn vốn có tính ổn định không cao. Ngân hàng cần xem xét điều chỉnh lại cơ cấu huy động cho hợp lý, nguồn vốn dài hạn cần được tập trung phát triển hơn để tăng tính ổn định cho nguồn vốn nói chung.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị 11/10 +/- (%) Tổng nguồn vốn huy động 2190 2770 3154 + 13,86% Nội tệ 1673 2160 2409 +18,28% Tỷ trọng 76,4% 77,98% 76,37% Ngoại tệ 517 610 745 +22,13% Tỷ trọng 23,6% 22,02% 23,6%

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính GP.Bank Thăng Long)

Biểu đồ 2.4: Tăng nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính GP.Bank Thăng Long)

Phân loại theo hình thức này bao gồm loại VNĐ và ngoại tệ (chủ yếu là USD). Nguồn vốn huy động từ nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn ngoại tệ ,

tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm (năm 2011 là 76,37% so với 77.98% của năm 2010). Tuy nhiên, sự tăng lên của tiền gửi ngoại tệ (năm 2012 tăng 135 tỷ, tương ứng tăng 22.13% so với năm 2011) đã phản ánh chính xác thực tế sự phát triển của các giao dịch bằng ngoại tệ tại chi nhánh. Và trong tương lai, với sự tăng trưởng này, ngân hàng có thể xem xét mở rộng các hoạt động thanh toán quốc tế.

Nguồn vốn ngoại tệ được huy động chủ yếu từ dân cư. Việc tăng huy động ngoại tệ từ các khách hàng dân cư và tổ chức kinh tế là hành động nhằm đảm bảo nguồn vốn ngoại tệ hiện tại cũng như trong tương lại của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, với chính sách hợp lý, số đông người nhận kiều hối đã bán thì hiện nay lợi nhuận từ luồng tiền ngoại tệ (kiều hối) tăng tương đối cao.

Dù là nội hay ngoại tệ thì ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu cũng luôn đặt yếu tố chất lượng, an toàn, nhanh chóng, chính xác lên đầu tiên. Đối với VNĐ thì người dân đã không còn tư duy cất trữ tiền , vàng trong nhà mà thay vào đó là nhờ ngân hàng giữ hộ (hưởng lãi suất). Đối với ngoại tệ thì số lượng kiều hối gửi tiền về Việt Nam ngày càng tăng cao. Điều này thúc đẩy cho sự phát triển của ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu.

Tình hình lãi suất của huy động vốn

Trong những năm gần đây GP.Bank Thăng Long đã có sự điều chỉnh khung lãi suất phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và điều kiện nội tại của chi nhánh. Những điều chỉnh này đã có tác động tới tâm lý khách hàng và đã thu hút được sự chú ý từ họ. GP.Bank đã thu hút được ngày càng nhiều đối tượng dân cư đồng thời kích thích cho các doanh nghiệp tăng hiệu quả, năng suất công việc.

Sự liên tục điều chỉnh khung trần lãi suất của NHNN khiến cho mặt bằng lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng đã khá ổn định. Theo xu hướng đó, ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu đã áp dụng nhiều mức lãi suất dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong tình hình lãi suất biến động khó lường, sự nhạy bén, linh hoạt của ban lãnh đạo đã được phát huy thông qua việc mở rộng các hình thức huy động, đặt mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Chính sách lãi suất có điều kiện dành cho các khách hàng lớn, khách hàng quen thuộc cũng đã phát huy hiệu quả.

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu vừa công bố biểu lãi suất huy động mới. Trong đó, mức lãi suất huy động cao nhất lên tới 10.5% được nhà băng này áp dụng cho các kì hạn 12 tháng tới 36 tháng. Riêng lãi suất từ 1 tháng tới 9 tháng đồng loạt được áp dụng mức 7%/năm ( Áp dụng từ ngày 4/4/2012 do giám đốc chi nhánh ban hành “ Trang chủ GP.Bank”)

Biểu lãi suất huy động trả lãi đầu kỳ , cuối kỳ đối với VNĐ áp dụng cho khách hàng cá nhân và tổ chứ kinh tế tại các chi nhánh trên toàn hệ

thống GP.Bank

Kỳ hạn Trả lãi đầu kỳ Trả lãi định kỳ Trả lãi cuối kỳ

1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng KKH - - - - 2.00 < 1 tuần 2.00 1 tuần - - - - 2.00 2 tuần - - - - 2.00 3 tuần - - - - 2.00 1 tháng 7.45 - - - - 7.50 2 tháng 7.41 7.48 - - - 7.50 3 tháng 7.36 7.45 - - - 7.50 4 tháng 7.32 7.43 - - - 7.50 5 tháng 7.27 7.41 - - - 7.50 6 tháng 7.23 7.39 7.43 - - 7.50 7 tháng 7.19 7.36 - - - 7.50 8 tháng 7.14 7.34 - - - 7.50 9 tháng 7.10 7.32 7.36 - - 7.50 12 tháng 9.50 10.03 10.11 10.24 - 10.50 13 tháng 9.43 9.99 - 10.50 15 tháng 9.28 9.91 9.99 - - 10.50 18 tháng 9.07 9.79 9.87 9.99 - 10.50 24 tháng 8.68 9.57 9.65 9.76 10.00 10.50 36 tháng 7.98 9.16 9.23 9.34 9.55 10.50 Nguồn: “ www.gpbank.com.vn”

2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

2.3.1. Kết quả đạt được

Long cho thấy: Tuy là một chi nhánh mới thành lập, gặp phải nhiều khó khăn và bị các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động những chi nhánh vẫn không ngừng phát triển quy mô và chất lượng huy động vốn tạo điều kiện mở rộng đáp ứng nhu cầu phục vụ đầu tư phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện bằng việc chi nhánh đã đạt được những thành công đáng kể về các mặt sau:

Về việc gia tăng nguồn vốn

Sau hơn 5 năm hoạt động thì tổng nguồn vốn của chi nhánh có sự gia tăng đáng kể mặc dù nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Cụ thể tổng nguồn vốn năm đạt 1617 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng so với năm 2010 với mức tăng trưởng 8.02%. Đạt được kết quả này là do chi nhánh đã có những chiến lược huy động vốn có hiệu quả, nên nguồn vốn tăng lên không ngừng. Có được điều này là sự nỗ lực của toàn chi nhánh, luôn coi trọng công tác tăng trưởng nguồn vốn và xác định đây là nguồn vốn kinh doanh chính, ổn định trong lâu dài của chi nhánh. Do đó, chi nhánh đã thực hiện các biện pháp tích cực trong huy động vốn như: Mở rộng các hình thức huy động vốn, đưa ra các mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn, cải tiến công tác giao dịch, phục vụ, áp dụng các chính sách khuyến mại hấp dẫn thu hút khách hàng.

Về mạng lưới huy động vốn

Hệ thống mạng lưới huy động vốn của chi nhánh GP.Bank Thăng Long ngày càng được củng cố, ổn định và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với chi nhánh. Mặt khác chi nhánh luôn cải tiến các thủ tục, hình thức huy động vốn đơn giản, trang bị hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ công tác huy động vốn nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với chi nhánh. Do đó, chi nhánh đã thu hút được nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Về việc gia tăng nguồn vốn

Sau hơn 5 năm hoạt động thì tổng nguồn vốn của chi nhánh có sự gia tăng đáng kể mặc dù nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Trong những năm tới

ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để giữ vững xu hướng gia tăng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế

Các hình thức huy động vốn

Để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng chi nhánh GP.Bank Thăng Long dạng hoá các hình thức huy động vốn cả về thời hạn lẫn mức lãi suất. Do vậy quy mô và cơ cấu của các nguồn vốn huy động đều tăng. Đến nay chi nhánh đã có các hình thức thu hút tiền gửi cho cả nội tệ và ngoại tệ như:

- Tiền gửi không kì hạn.

- Tiền gửi có kì hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng

- Tiền gửi thanh toán.

Các hình thức tiết kiệm cũng được mở rộng: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm phát tài…đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng

Nhờ đó chi nhánh đã đạt kết quả tốt trong việc huy động vốn về quy mô và nâng cao chất lượng của cơ cấu huy động vốn. Với sự đa dạng này trong công tác huy động vốn, chi nhánh đã từng bước tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng trong việc

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long phòng giao dịch Nguyễn Trãi (Trang 35)

w