GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 53)

cơ quan thực thi lại hoạt động độc lập, đưa ra những con số khác nhau, chưa kể số liệu đưa ra thường không cập nhật. Rõ ràng, chúng ta đang thiếu một đầu mối thống nhất để liên lạc trong trường hợp xảy ra vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền kiểu dáng công nghiệp nói riêng.

Trên thực tế, các cơ quan thực thi ở Việt Nam khi xử lý vi phạm thường vẫn còn tâm lý “giơ cao đánh khẽ” và luôn cân nhắc đến khả năng thực tế thi hành nên mức phạt đưa ra thường thấp, do đó không đủ sức răn đe đối với đối tượng vi phạm. Ngoài ra, bản thân các cán bộ chuyên trách xử lý vi phạm chưa hoàn toàn tự tin trong khâu xử lý do năng lực còn yếu, nên thường phải yêu cầu có ý kiến chuyên môn của Cục SHTT trong việc đánh giá hành vi, mức độ vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan này cũng chưa hợp lý, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý.

Hiện Việt Nam có tới 6 cơ quan được giao trách nhiệm bảo đảm thực thi về SHTT, đó là quản lý thị trường, UBND các cấp, thanh tra KHCN, thanh tra VH-TT, cảnh sát kinh tế và hải quan. Việc quá nhiều cơ quan có chức năng, thẩm quyền xử lý hành chính đối với vi phạm SHTT khiến hiệu lực thi hành bị phân tán và trở nên phức tạp. Hơn nữa, thẩm quyền của các cơ quan trên nói chung là giống nhau. Điều này làm cho các chủ thể lúng túng khi muốn liên lạc; còn chính những cơ quan trên lại nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi hoặc giẫm chân lên nhau. Sự quá phức tạp, rắc rối không cần thiết gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực thi23.

2.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Thứ nhất, doanh nghiệp phải có ý thức đăng ký bảo hộ Kiểu dáng Công nghiệp

cho sản phẩm do mình sản xuất ra. Tiếp theo, khi đối mặt với hành vi vi phạm quyền

23

Bài viết: “Cha chung không ai khóc”

54 | 5 8

Kiểu dáng Công nghiệp của mình, doanh nghiệp phải tiến hành ngay các công việc cần thiết để yêu cầu cơ quan thực thi xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Thứ hai, Nhà nước cần cải cách bộ máy hành chính và phân công lại chức năng,

quyền hạn của từng cơ quan thực thi quyền SHTT theo hướng bố trí một cơ quan làm đầu mối tiếp nhận, thụ lý các đơn yêu cầu xử lý hành chính, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý. Tăng cường công tác thanh tra và sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời khi phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó, cần sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi.

Thứ ba, cần bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý để có đủ các chế tài xử lý và xử

lý hiệu quả là rất cần thiết. Ngoài ra, cần phải bổ sung cơ sở để xác định mức phạt một cách cụ thể vào các văn bản pháp luật hiện hành. Hiện nay, do gặp khó khăn trong việc xác định mức phạt, nhiều cơ quan thực thi thường “ước lệ” mức phạt, và cũng do tâm lý luôn cân nhắc đến khả năng thi hành nên mức phạt đưa ra thường thấp so với giá trị hàng hóa bị vi phạm. Theo Luật SHTT (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2010, mức phạt tiền ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được như quy định trước đây (khoản 4 Điều 214 Luật SHTT cũ) được thay thế bằng mức phạt do Chính phủ quy định phù hợp với pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (tối đa là 500 triệu đồng). Tuy nhiên, căn cứ để xác định mức phạt này vẫn còn chưa rõ ràng, chưa kể mức phạt tối đa được quy định là 500 triệu đồng nếu xét tới các hành vi vi phạm quyền SHTT mang lại lợi nhuận cao như sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy và phụ tùng là còn quá thấp. Một DN khi bị xử lý tái phạm sản xuất nước ngọt đóng lon vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, bị phạt 20 triệu đồng/năm. Để bù lại thiệt hại, DN này đã tăng gấp đôi công suất sản xuất hàng giả? Chính vì thế ta cần nâng mức xử phạt để đủ sức răng đe một cách hữu hiệu hơn.

Thứ tư, tiến hành phổ cập kiến thức về SHTT cho toàn xã hội. Từ các doanh

nghiệp chủ thể quyền SHTT, đến người dân và đặc biệt là các cán bộ chuyên trách trong xử lý vi phạm.

55 | 5 8

Thứ năm, nên cân nhắc đến việc hình thành tòa án SHTT chuyên xử lý các vụ

vi phạm về quyền SHTT. Ở một số nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ và ngay cả ở châu Á như Malaysia, Singapore đã có tòa án SHTT riêng, bao gồm các thẩm phán và cả các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT, nên việc xử lý vi phạm quyền SHTT rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi chưa thành lập được tòa án chuyên môn, cần thành lập cơ quan trọng tài SHTT gồm đại diện các cơ quan chuyên trách để có thể đưa ra những ý kiến thống nhất trong việc xử lý vi phạm, giúp bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng cho các doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả24

.

24

Bài viết: “Biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền kiểu dáng công nghiệp”

http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/xu-ly-vi-pham-kieu-dang-cong-nghiep-van-de-con-bo- ngo/1215.html

56 | 5 8

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng quyền sở hữu công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của mỗi đất nước. Từ khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được đưa vào hầu hết các thoả thuận đa phương cũng như song phương về tự do hoá thương mại cũng như hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Điển hình và khởi nguồn là việc đưa sở hữu công nghiệp trở thành một vấn đề chính của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Với vai trò quan trọng đó, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quyền này đang trở thành vấn đề cấp bách.

Hiện nay, việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ khiến nhiều doanh nghiệp lo âu bởi vì việc bảo vệ kiểu dáng công nghiệp là vấn đề liên quan mật thiết đến quyền lợi kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có sự quan tâm hơn nữa của cơ quan nhà nước để có các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

57 | 5 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 2) Bộ luật Dân sự 2005.

3) Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - TS.Lê Đình Nghị - TS.Vũ Thị Hải Yến 4) Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; 5) Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và

Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

6) Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. 7) Bài viết: “ ự giao thoa giữa các đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ” - Th.s

Nguyễn Bá Bình - ĐH Luật- Hà Nội.

8) Bài viết: “Chồng lấn trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” - vấn đề và giải pháp – Trần Đỗ Thành

9) Bài viết: “Tranh chấp kiểu dáng áo quan”

http://maivang.nld.com.vn/phap-luat/tranh-chap-kieu-dang-ao-quan- 231170.htm

10) Bài viết: “Duy lợi và Trường Thọ tranh chấp về kiểu dáng võng xếp”

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20051202/duy-loi-va-truong-tho-tranh-chap- kieu-dang-vong-xep/111391.html

11) Bài viết: “Apple – Samsung và cuộc tranh chấp bản quyền thiết kế” – Châu An

http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/apple-samsung-va-cuoc- tranh-chap-ban-quyen-thiet-ke-1796857.html

12) Bài viết : “Xử lí vi phạm kiểu dáng công nghiệp, vấn đề còn bỏ ngỏ” – Tạp chí hoạt động khoa học số 1 năm 2010

http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/xu-ly-vi-pham-kieu-dang- cong-nghiep-van-de-con-bo-ngo/1215.html

58 | 5 8

13) Bài viết: “Thực trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp”

http://bacvietluat.vn/xu-ly-vi-pham-kieu-dang-cong-nghiep-nhung-van-de- con-bo-ngo.html

14) Bài viết: “Cha chung không ai khóc”

http://vietbao.vn/Kinh-te/Xu-ly-vi-pham-SHTT-Cha-chung-khong-ai- khoc/20256978/87/

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)