Kiểu dáng và sáng chế/mẫu hữu ích

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 31)

Đôi khi, rất khó để tách biệt yếu tố chức năng ra khỏi các yếu tố liên quan đến hình dáng của sản phẩm. Một chiếc điện thoại di động mới ra đời là một ví dụ điển hình. Những sự đột phá về kỹ thuật hoặc những cải tiến mang tính cách mạng của các linh kiện điện tử có thể được bảo hộ bởi một hoặc nhiều bằng độc quyền sáng chế.

14

Graeme B.Dinwoodie, “Concurence and convergence of rights: the concerns of the US Supreme Court” (bài tham luận tại phiên thảo luận trong Cuộc họp thường niên của Hiệp hội Giảng viên và Nghiên cứu viên về phápluật sở hữu trí tuệ tại Utrecht, tháng 7 năm 2004).

32 | 5 8

Trong khi đó, kiểu dáng độc đáo của màn hình kỹ thuật số hoặc các biểu tượng trên màn hình của điện thoại di động lại có thể được đăng ký làm kiểu dáng công nghiệp.Vậy làm thế nào để bảo hộ kiểu dáng của các sản phẩm vừa thể hiện chức năng vừa mang tính thẩm mỹ?

Pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chỉ bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm, mà không bảo hộ các đặc điểm có tính chức năng hoặc kết cấu của sản phẩm. Luật pháp về KDCN sẽ không được áp dụng khi hình dáng của một vật không còn có tính cách trang trí và không có tác dụng đem đến một kết quả công nghiệp, thủ công nghiệp. Do đó, để xác định liệu kiểu dáng chủ yếu mang tính chức năng hay tính trang trí, cần phải xem xét một cách tổng thể, tránh dựa trên từng tính năng một. Khi một sản phẩm mới đồng thời có nhiều cải tiến mang tính chức năng cùng với các đặc điểm thẩm mỹ sáng tạo thì tốt hơn hết là nộp đơn đăng ký riêng theo từng tính chất (về sáng chế cho những cải tiến mang tính chức năng và về kiểu dáng cho những sáng tạo thẩm mỹ).

KDCN cũng giống như sáng chế (SC) hay giải pháp hữu ích (GPHI) là những sản phẩm của hoạt động sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, trong khi SC và GPHI là những ý tưởng kỹ thuật được tạo ra bằng cách sử dụng quy luật của tự nhiên và được bảo hộ theo quan điểm kỹ thuật thì KDCN được bảo hộ theo quan điểm về thẩm mỹ. Như vậy, KDCN và SC, GPHI là những sáng tạo thuộc hai lĩnh vực khác nhau, một bên là nghệ thuật trang trí, còn một bên là kỹ thuật, do đó không thể đồng nhất sự bảo hộ của pháp luật về SC, GPHI và sự bảo hộ của pháp luật về KDCN.

Tiêu chuẩn để phân biệt pháp luật áp dụng cho các đối tượng của quyền SHTT này là: Nếu có thể đạt được cùng một kết quả với một hình dáng khác, tức là kết quả không tuỳ thuộc vào hình dáng đó, thì lúc này hình dáng có thể bảo hộ bởi pháp luật về KDCN. Ngược lại, nếu chỉ có hình dáng đó mới tạo được kết quả mong muốn, tức là hình dáng không thể tách rời khỏi hiệu quả kỹ thuật, thì hình dáng sẽ không được bảo hộ bởi pháp luật về KDCN, mà phải là pháp luật về SC, GPHI.

Đây chỉ là phân tích về mặt lý thuyết còn trên thực tế, việc áp dụng pháp luật rất khó khăn. Vì thế, pháp luật của một số nước (Nhật Bản) đã quy định khả năng chuyển

33 | 5 8

đổi đơn SC, GPHI thành đơn KDCN và ngược lại (Điều 13 Luật KDCN năm 1959 của Nhật Bản). Như vậy, pháp luật thực định của một số nước đã thừa nhận khả năng “mập mờ” trong việc phân định đối tượng cụ thể phải là SC, GPHI hay KDCN.15

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)