28 | 5 8
Quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp nói riêng là không hoàn toàn tuyệt đối mà bị hạn chế bởi các yếu tố như: quyền của người sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu có nghĩa vụ phải trả thù lao cho tác giả kiểu dáng công nghiệp, …v.v
+ Quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp:
Trên thực tế hiện nay, không phải tất cả những người nghiên cứu, sáng tạo ra ra một giải pháp kỹ thuật hoặc một kiểu dáng công nghiệp đều nộp đơn đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà đã có người sử dụng đối tượng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng đối tượng đồng nhất với đối tượng được đăng ký. Trong trường hợp này pháp luật về SHTT sẽ thừa nhận quyền của người sử dụng trước sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh việc bảo hộ quyền cho chủ sở hữu – là người nộp đơn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, pháp luật đồng thời bảo hộ quyền cho người đã sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, theo đó, họ có quyền “tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ” 10
Tuy nhiên, để bảo đảm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, pháp luật quy định người có quyền sử dụng trước không chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng trước hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người này cũng không được mở rộng hay thu hẹp phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu cho phép.
Quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp được ban hành nhằm cân bằng lợi ích của chủ sở hữu và những “người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp” như trên là hoàn toàn hợp pháp vì vậy mà việc giữ bí mật trước khi đăng ký là hết sức quan trọng. Lý do của việc này nằm ở chỗ các yêu cầu của việc bảo hộ kiểu dáng là kiểu
10
29 | 5 8
dáng phải “có tính mới”. Nếu để cho người khác biết được kiểu dáng sáng tạo thì tốt nhất là phải có hợp đồng bằng văn bản, trong đó nêu rõ rằng kiểu dáng là bí mật. Kiểu dáng đã bộc lộ được công khai, ví dụ thông qua việc quảng cáo trên ca – ta – lô hoặc tài liệu tiếp thị của công ty có thể không được coi là “mới”. Kiểu dáng đó sẽ trở thành một bộ phận của sở hữu cộng đồng và không thể được bảo hộ trừ khi pháp luật hiện hành quy định một “ân hạn”.
Ở một số nước, pháp luật cho phép một ân hạn từ 6 tháng đến 1 năm kể từ ngày kiểu dáng được công bố công khai, bị bộc lộ hoặc được công bố để đăng ký. Đây là trường hợp mà những sản phẩm mang kiểu dáng được bán, trưng bày, triển lãm hoặc hội chợ thương mại, hoặc kiểu dáng được công bố trên ca – ta – lô, tài liệu quảng cáo, chương trình quảng cáo, v.v. trước khi đơn được nộp. Trong thời hạn đó, có thể tiếp thị kiểu dáng mà không làm mất “tính mới” và vẫn có thể tiến hành đăng ký kiểu dáng. Tuy nhiên, thời hạn này không có tại tất cả các nước, và trong trường hợp bất kỳ cũng chỉ là một thời hạn nhất định, nhưng có một nguyên tắc chung là tốt nhất hãy giữ bí mật kiểu dáng cho đến khi nộp đơn đăng ký. Hơn nữa, trong thời kỳ ân hạn sẽ không có độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả hoặc chống cạnh tranh không lành mạnh, phụ thuộc vào quy định của pháp luật quốc gia có liên quan.
+ Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả kiểu dáng công nghiệp:
Đây là một nghĩa vụ tồn tại xuyên suốt trong thời hạn bảo hộ kiều dáng công nghiệp. Theo đó, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải trả cho tác giả 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng kiểu dáng công nghiệp và phải trả 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp. Mức chi trả 10% và 15% như trên cũng được áp dụng trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp có nhiều tác giả tạo ra (đồng tác giả) tức là các tác giả sẽ tự thỏa thuận phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả trong phạm vi 10% hoặc 15%.
30 | 5 8
Mặc dù Luật không quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với riêng kiểu dáng công nghiệp nhưng có quy định cho SHCN nói chung (bao gồm sở hữu KDCN). Theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ11
.
+ Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp12 với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
1.4.4.2. Thời hạn bảo hộ
Thời hạn bảo hộ bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là từ ngày cấp bằng đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liền tiếp, mỗi lần năm năm. Để được gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục sở hữu trí tuệ.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn .13
11
Khoản 1, Điều 139 Luật SHTT 2005 sđbs 2009
12
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác (khoản 3, Điều 143, Luật SHTT hiện hành).
13
31 | 5 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP