Đánh giá hai hình thức bảo hộ

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 36)

Khi có sự giao thoa thì câu hỏi được đặt ra là nên chọn hình thức nào để bảo hộ, qua đó bài viết sẽ đánh giá ưu nhược của 2 hình thức này :

a. Bảo hộ quyền tác giả - Ưu điểm :

+ Quyền tác giả đối với tác phẩm được hình thành một cách tự động ngay khi tác phẩm được độc lập sáng tạo ra dưới một hình thức vật chất nhất định mà không cần phải qua đăng kí bảo hộ.

+ Quyền tác giả và các quyền liên quan được bảo hộ này khá dài, thường là từ 50-70 năm sau khi tác giả qua đời, thời hạn bảo hộ cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào loại tác phẩm. Tuy nhiên, khi thời hạn này kết thúc, các quyền hợp pháp đối với tác phẩm cũng chấm dứt, tác phẩm sẽ thuộc về sở hữu công cộng và có thể được khai thác tự do. Thời gian bảo hộ dài đảm bảo cho tác giả được quyền sử dụng quyền của mình để thu những lợi ích từ thành quả lao động của mình, thời hạn này đảm bảo cho tác giả có thểkhai thác được những giá trị nhất định và nó là động lực thúc đẩy tác giả sáng

37 | 5 8

tạo ra tác phẩm mới, chỉ sau thời gian này thì tác phẩm của họ mới trở thành tài sản của toàn xã hội.

+ Do hầu hết luật quyền tác giả ở các quốc gia không đòi hỏi phải đăng ký bảo hộ cho tác phẩm nên sẽ không có chi phí trực tiếp liên quan đến bảo hộ quyền tác giả. Nếu muốn cấp giấy chứng nhận bản quyền cho tác phẩm cũng có thể tốn một chi phí nhất định tuy nhiên chi phí này là không lớn do thời hạn xin cấp không dài, chỉ tốn khoản 10-15 ngày.

+ Bảo hộ quyền tác giả không mang tính lãnh thổ, do đó, phạm vi bảo hộ của một tác phẩm là khá rộng.

- Nhược điểm :

Quyền tác giả chỉ bảo hộ một cách tương đối do đó, chỉ bị coi là vi phạm khi có thực hiện hành vi sao chép tác phẩm của người khác và người ta vẫn có thể cấp chứng nhận bản quyền tác giả cho những tác phẩm giống hệt nhau miễn là bảo đảm được tính độc lập sáng tạo của từng tác giả đó, tức chứng minh không có sự sao chép của nhau.

b. Bảo hộ KDCN - Ưu điểm :

+ Quyền phát sinh từ việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là quyền tuyệt đối, không một ai khác được sử dụng kiểu dáng đó khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu, chỉ một mình người sở hữu văn bằng KDCN được quyền sử dụng, cũng như cho phép người khác sử dụng trên quốc gia đăng ký bảo hộ. Có thể bị coi là vi phạm cho dù có việc cố tình sao chép hay không, ngay cả khi người vi phạm hành động một cách độc lập và không hề biết về sự tồn tại của kiểu dáng được đăng ký. Do đó, để bảo vệ sản phẩm của mình, các doanh nghiệp vẫn thường ưu tiên lựa chọn hình thức bảo hộ này, để đảm bảo sự bảo hộ chặt chẽ hơn so với tính chất bảo hộ tương đối của quyền tác giả.

- Nhược điểm :

+ Kiểu dáng công nghiệp phải được người nộp đơn đăng ký trước khi công bố hoặc sẽ được sử dụng công khai ở bất cứ đâu, hoặc ít nhất ở nước người nộp đơn yêu

38 | 5 8

cầu được bảo hộ. Văn bằng bảo hộ được cấp theo luật kiểu dáng công nghiệp sẽ chứng tỏ tính hữu dụng của trong trường hợp có vi phạm, bởi nó là cơ sở vững chắc để bạn có thể từ đó bảo vệ độc quyền của mình. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cũng mất khá nhiều thời gian do đó, sẽ không thích hợp cho việc lựa chọn đăng kí bảo hộ kiểu dáng đối với các sản phẩm mang tính xu thế như các sản phẩm thời trang.

+ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể sẽ tốn nhiều chi phí hơn, do thủ tục cấp bằng bảo hộ khá dài và phải qua nhiều thủ tục chặt chẽ.

+ Bảo hộ mang tính lãnh thổ, phạm vi hẹp, do đó, muốn được bảo hộ rộng hơn phải đăng ký bảo hộ ở các quốc gia khác.

+ Thời hạn bảo hộ ngắn hơn nhiều so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Thời hạn bảo hộ theo TRIPS ít nhất là 10 năm, theo luật pháp Việt Nam thời hạn này là 5 năm tính từ ngày cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và có thể được gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm. Lý do của vấn đề này là do các đối tượng bảo hộ này thường là liên quan đến các yếu tố khoa học kỹ thuật nếu thời hạn dài sẽ dẫn đến độc quyền công nghệ, đống thời sẽ ảnh hưởng đến giá cả và lợi ích công chúng. Bên cạnh đó, các khoa học công nghệ thường có thời gian tồn tại ngắn do khoa học kỹ thuật luôn có sự sáng tạo, phát triển mới hơn nên nếu vẫn cứ bảo hộ sẽ có thể bị lạc hậu, không phù hợp trong tương lai.

2.1.4. Vấn đề và giải pháp

Việc mở rộng cũng như hội tụ các quyền SHTT là một hiện tượng khách quan, là hệ quả của sự phát triển toàn cầu về kinh tế và xã hội. Tại thời điểm hiện tại, cả ở cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia, chưa có được một lý thuyết chung để giải quyết cho tất cả các trường hợp chồng lấn. Để hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia WTO, Việt Nam đã ban hành Luật SHTT (được Quốc hội thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ 1.7.2006) nhằm chứng tỏ cam kết của mình trong việc bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của các chủ thể quyền, bên thứ ba và công chúng. Tuy nhiên, Luật này chưa có được những nguyên tắc để có thể điều chỉnh vấn đề chồng lấn trong việc bảo hộ quyền SHTT. Trên thực tế, các cơ quan thực thi của Việt Nam đã từng gặp những vụ việc

39 | 5 8

kiểu này (điển hình là tranh chấp giữa hai nhãn hiệu Gấu Misa và Sungaz) và đều chưa giải quyết được tận gốc vụ việc (vấn đề chồng lấn không chỉ gây khó khăn cho hệ thống thực thi của Việt Nam mà nói chung đây là vấn đề gây khó khăn cho toàn bộ các hệ thống thực thi trên thế giới, kể cả ở Hoa Kỳ).

Để hạn chế, giảm thiểu và giải quyết sự chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT có thể dùng một số nguyên tắc sau khi xem xét từng tình huống chồng lấn cụ thể:

1. Nguyên tắc tính năng của đối tượng bảo hộ (functionality). 2. Nguyên tắc hữu ích của đối tượng được bảo hộ (utility).

3. Nguyên tắc bảo đảm sự cân bằng trong việc bảo hộ (proportionality). 4. Nguyên tắc bảo đảm chi phí kinh tế cho việc bảo hộ.

5. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của toàn thể cộng đồng.

6. Nguyên tắc chống lẩn tránh pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh.

Có thể nói rằng, khó có thể có được một cách thức chung để giải quyết mọi loại chồng lấn trong việc bảo hộ quyền SHTT, tuy nhiên việc áp dụng những nguyên tắc cụ thể để giải quyết sự chồng lấn lại đang là cách thức được một số quốc gia có nền pháp luật về SHTT phát triển ở trình độ cao sử dụng. Có lẽ, đó cũng là cách thức thích hợp để chúng ta xem xét và học tập. 16

2.2. MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

2.2.1. Tranh chấp kiểu dáng áo quan

Theo đơn kiện, năm 2002, Công ty TNHH Trường Sanh (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) do bà Tôn Hải Đường làm giám đốc liên doanh với ông Kou Chi Sheng (Đài Loan - Trung Quốc) thành lập Công ty Nhã Quán chuyên sản xuất, kinh doanh áo quan. Sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu (đến 80%), còn lại tiêu thụ trong nước và được nhiều trại hòm biết đến. Khi hoạt động, công ty Nhã Quán “đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp đối với mặt hàng áo quan”. Sau đó, Công ty TNHH Trường Sanh đã lấy các kiểu dáng áo quan do công ty Nhã Quán

16

40 | 5 8

làm ra đăng ký độc quyền kiểu dáng cho Trường Sanh. Giữa năm 2005-2006, công ty Trường Sanh được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp áo quan

Đến năm 2007, chị Tạ Thị Kim Phượng (con gái bà Tôn Hải Đường) đứng ra thành lập Công ty Ý Thiên và được công ty TNHH Trường Sanh chuyển nhượng lại quyền sở hữu những kiểu dáng áo quan trên.

Tháng 8-2007, công ty Nhã Quán nhận được thông báo của công ty Ý Thiên yêu cầu công ty Nhã Quán không được sản xuất, kinh doanh 33 kiểu áo quan mà công ty Ý Thiên nhận chuyển nhượng từ công ty TNHH Trường Sanh. Cho rằng việc chuyển nhượng giữa công ty Trường Sanh và công ty Ý Thiên là trái luật, tháng 6 vừa qua, công ty Nhã Quán đã khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Bình Dương công nhận quyền sở hữu kiểu dáng áo quan của mình, buộc công ty Ý Thiên chấm dứt hành vi xâm phạm.

Ngược lại, công ty Ý Thiên phản tố, nói Nhã Quán biết rõ quyền sở hữu các kiểu dáng áo quan thuộc về Trường Sanh và cả việc Trường Sanh chuyển nhượng hợp pháp cho công ty Ý Thiên. Với tư cách là chủ sở hữu mới, công ty Ý Thiên từng yêu cầu công ty Nhã Quán không sản xuất các kiểu dáng áo quan này để bán ra thị trường nhưng công ty Nhã Quán không thực hiện nên đã nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.

Ngoài ra, công ty Ý Thiên nhận định việc công ty Nhã Quán khởi kiện thực ra chỉ nhằm cản trở các cơ quan chức năng xử lý vi phạm và để tiếp tục sử dụng các kiểu dáng áo quan mà công ty Ý Thiên đang sở hữu. Hành vi này là có dụng ý, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của công ty Ý Thiên nên công ty Ý Thiên yêu cầu công ty Nhã Quán bồi thường 500 triệu đồng.

Trong khi đó, “nhân chứng” công ty TNHH Trường Sanh cho biết mình là một công ty gia đình, trước đây đã sản xuất áo quan, sau đó mới liên doanh thành lập công ty Nhã Quán để tăng cường tiềm lực tài chính. Trong liên doanh, công ty TNHH Trường Sanh chỉ góp vốn bằng máy móc, nhà xưởng chứ không góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng áo quan mà công ty Trường Sanh đã có văn bằng bảo hộ.

41 | 5 8

Theo công ty Trường Sanh, việc công ty Nhã Quán viện dẫn trên một số kiểu dáng áo quan của công ty TNHH Trường Sanh có logo công ty Nhã Quán để nói rằng đó là kiểu dáng công nghiệp của mình là không đúng. Công ty TNHH Trường Sanh chỉ chấp thuận cho công ty Nhã Quán gắn logo để tiện kinh doanh nên dù có gắn logo công ty Nhã Quán thì các kiểu dáng đó vẫn là của công ty TNHH Trường Sanh và công ty Trường Sanh đã chuyển nhượng hợp pháp cho công ty Ý Thiên. Ngoài ra, công ty Trường Sanh còn cho biết trước thời điểm công ty Nhã Quán khởi kiện, công ty Trường Sanh đã đăng ký các kiểu dáng áo quan đang tranh chấp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, quá thời hạn cũng không ai phản đối quyền tác giả của công ty TNHH Trường Sanh cả.

TAND đã giải quyết như sau17

:

* Tòa án sơ thẩm

- TAND tỉnh Bình Dương đã bác đơn yêu cầu yêu cầu khởi kiện của công ty liên doanh Nhã Quán đối với Công ty TNHH Ý Thiên

- Buộc công ty Nhã Quán bồi thường 440 triệu đồng cho công ty Ý Thiên do khởi kiện không có căn cứ, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của công ty Ý Thiên.

* Tòa phúc thẩm

- Ngày 14/1/2009, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo của Công ty liên doanh Nhã Quán, tuyên y án sơ thẩm vụ tranh chấp kiểu dáng áo quan.

Thụ lý, TAND tỉnh Bình Dương đã dựa trên Luật SHTT năm 2005 để làm căn cứ xét xử (thời gian công ty Trường Sanh được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp áo quan là giữa năm 2005-2006 – nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật trên).

+Việc khởi kiện để tranh chấp kiểu dáng áo quan của công ty Nhã Quán là trái pháp luật vì:

17

Bài viết: “Tranh chấp kiểu dáng áo quan”

42 | 5 8

Theo công ty Nhã Quán và công ty TNHH Trường Sanh cho biết thì kiểu mẫu áo quan là do bà Tôn Hải Đường sáng tác, đã đăng ký và được cấp văn bằng chứng nhận sở hữu kiểu dáng công nghiệp (KDCN) vào năm 2005. Ban đầu, do thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ nên đã kê khai sai, sử dụng tên liên doanh Nhã Quán để đăng ký bảo hộ KDCN. Tuy nhiên, sau đó, công ty Nhã Quán đã ký bản thỏa thuận công nhận quyền sở hữu kiểu dáng áo quan thuộc về công ty Trường Sanh và ký hợp đồng chuyển nhượng lại “quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng”. Như vậy, công ty Nhã Quán không đăng ký quyền sở hữu KDCN áo quan. Việc Công ty Nhã Quán sản xuất các mẫu áo quan, tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước, không có nghĩa là KDCN đó thuộc quyền sở hữu của mình. Mặt khác, giữa năm 2005-2006 công ty TNHH được cấp văn bằng đăng kí bảo hộ KDCN áo quan. Như vậy, căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT năm 2005 qui định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với

sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký” thì công ty TNHH Trường Sanh là chủ sở hữu quyền kiểu dáng

công nghiệp (chủ văn bằng). Vì thế theo tòa, công ty Nhã Quán không đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp áo quan, nay lại khởi kiện để tranh chấp các kiểu dáng mà công ty Trường Sanh đã đăng ký là trái pháp luật.

Mặt khác, trong bản thỏa thuận giữa công ty TNHH Trường Sanh và công ty Nhã Quán ghi nhận các kiểu dáng áo quan là sự sáng tạo và tài sản sở hữu công nghiệp của công ty TNHH Trường Sanh. Công ty TNHH Trường Sanh chỉ đồng ý cho công ty Nhã Quán sử dụng KDCN. Vì thế nên trước đây, công ty Nhã Quán từng khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị hủy bỏ hiệu lực các văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của công ty TNHH Trường Sanh nhưng không được chấp nhận. Dù Nhã Quán một mực nói không biết gì về bản thỏa thuận trên nhưng theo kết quả giám định của Viện khoa học hình sự thì văn bản đó có chữ ký, con dấu của công ty Nhã Quán.

43 | 5 8

- Công ty Nhã Quán khởi kiện Công ty ý Thiên trong việc sử dụng kiểu dáng với lý do việc chuyển nhượng này là bất hợp pháp. Nhã Quán cho rằng, các kiểu dáng này được sáng tạo ra trong quá trình thực hiện liên doanh. Như vậy, công ty Nhã Quán có nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc KDCN có được từ liên doanh của Công ty Nhã Quán theo qui định tại Điều 203 Luật SHTT 2005 như sau:

“ 1. Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự và theo quy định tại Điều này.

2. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)