.THỰC TRẠNG VI PHẠM BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 50)

Tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp (KDCN) ở nước ta ngày càng phổ biến, phức tạp và đa dạng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này, hoặc nếu có quan tâm thì lại gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với những vi phạm

Mỗi năm Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng “cải tiến” của các kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ Kiểu dáng Công nghiệp. Thực trạng này không những gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính cả về uy tín và doanh thu mà còn trực tiếp gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng.

Điển hình như vụ việc Duy Lợi đã trở nên rất quen thuộc trong ngành võng xếp Việt Nam về cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái. Sau hành trình khó khăn, tốn kém, năm 2004, Công ty TNHH Duy Lợi đã thắng một vụ kiện tại Nhật Bản và năm 2005 đã thắng một vụ kiện khác tại Mỹ về việc vi phạm Kiểu dáng Công nghiệp. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Duy Lợi lại phải đau đầu vì tình trạng vi phạm kiểu dáng võng xếp của doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam. Năm 2005, Duy Lợi tuyên bố có tất cả 16 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất võng xếp vi phạm kiểu dáng độc quyền sản phẩm võng xếp của mình20.

Một ví dụ điển hình khác về vi phạm KDCN là trường hợp xe máy Honda. Thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng bất ngờ thấy có những địa chỉ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh rao bán các dòng xe Honda Spacy, SCR, AirBlade… với giá 16 triệu đồng/chiếc, thậm chí rẻ hơn. Theo giá niêm yết của Honda, hiện nay Honda Spacy

20

Bài viết : “Xử lí vi phạm kiểu dáng công nghiệp, vấn đề còn bỏ ngỏ” – Tạp chí hoạt động khoa học số 1 năm 2010

http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/xu-ly-vi-pham-kieu-dang-cong-nghiep-van-de-con-bo- ngo/1215.html

51 | 5 8

chính hãng nhập khẩu có giá trên 90 triệu đồng/chiếc, còn xe AirBlade giá cũng khoảng trên 30 triệu đồng/chiếc. Như vậy, giá những chiếc xe “chợ đen” nêu trên được rao bán rẻ hơn rất nhiều so với xe gốc. Các sản phẩm xe máy chợ đen không chỉ nhái kiểu dáng bên ngoài, mà còn dán nhãn và gắn mác Honda lên trên sản phẩm. Theo ước tính của các chuyên gia, mỗi năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 1 triệu chiếc xe máy giả, nhái, trong đó có đến 50% là xe giả, nhái Honda.

Tuy nhiên, không chỉ có các mặt hàng có giá trị lớn mới bị vi phạm quyền KDCN mà cả các mặt hàng có giá trị kinh tế thấp như kem xoa bóp, chai, lọ đựng sản phẩm, thậm chí cả đến bộ khay thờ cúng cũng bị vi phạm Kiểu dáng Công nghiệp. Các cơ sở sản xuất hàng chợ đen thường lợi dụng uy tín của các doanh nghiệp với sản phẩm đã có thương hiệu để làm nhái, làm giả về kiểu dáng, bao bì, thậm chí nhãn mác. Thực trạng vi phạm ngày càng phức tạp, đa dạng, thiết nghĩ không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, mà đã trở thành mối lo ngại chung của toàn xã hội, gây cản trở đến sự phát triển kinh tế.

Có nhiều lý do khiến tình hình vi phạm Kiểu dáng Công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Trước hết, đó là vì hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái luôn tạo ra siêu lợi nhuận. So với hàng thật, hàng giả có mẫu mã, kiểu dáng giống hàng thật, nhưng có giá thành thấp hơn nhiều, do đó thường được khách hàng lựa chọn. Thứ hai, nhiều chủ sở hữu Kiểu dáng Công nghiệp chưa thực sự ý thức và chú ý đến việc đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng sản phẩm của mình, chưa có kế hoạch bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) một cách khoa học. Thực tế, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận chuyên chăm lo về SHTT, do đó việc phát hiện vi phạm SHTT nói chung và vi phạm về KDCN nói riêng thường không kịp thời. Một lý do nữa là, việc xử lý vi phạm KDCN mới chủ yếu dừng ở mức xử phạt hành chính, mức phạt cũng chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm21.

Hiện nay, Việt Nam đã có đủ các biện pháp, chế tài xử lý các hành vi vi phạm về SHTT nói chung và Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, công tác thực thi nhìn chung còn yếu, hầu như mới sử dụng biện pháp xử phạt hành chính (vì quy trình

21

Bài viết: “Thực trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp”

52 | 5 8

giải quyết đơn giản và nhanh nhất). Các biện pháp xử lý hình sự còn phức tạp, tốn kém và chủ thể quyền SHTT thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bảo vệ quyền SHTT của mình bằng phương pháp này.

Thông thường, trong trường hợp xảy ra vi phạm KDCN, việc giải quyết được thực hiện theo những bước sau: Điều tra thu thập chứng cứ vi phạm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm định, đánh giá chứng cứ vi phạm; soạn thảo văn bản cảnh báo bên vi phạm, đàm phán với bên vi phạm để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vi phạm khi không đạt được mục đích thông qua thương lượng, đàm phán.

Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, chủ thể quyền SHTT phải gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và cơ quan thực thi chỉ vào cuộc nếu hành vi vi phạm của bên vi phạm vẫn diễn ra sau khi đã được cảnh báo. Chúng tôi cho rằng, việc yêu cầu bên bị xâm phạm phải có văn bản cảnh báo như vậy là không cần thiết, đôi khi còn “đánh động” bên xâm phạm, dẫn đến những hành động tẩu tán hoặc tiêu huỷ tang vật, chứng cứ. Sự không phù hợp này sẽ được loại bỏ khi Luật SHTT sửa đổi có hiệu lực áp dụng vào năm 2010. Theo đó, doanh nghiệp bị xâm phạm về SHTT chỉ cần chứng minh được hành vi cố ý xâm phạm quyền SHTT của họ là sẽ được thụ lý giải quyết theo trình tự hành chính (thay vì phải tự gửi thông báo tới đối tượng vi phạm và chờ đợi một khoảng thời gian để đối tượng “khắc phục khuyết điểm” như Luật hiện hành).

Một bất cập lớn trong việc thực thi quyền SHTT hiện nay là thiếu sự phối hợp xử lý một cách khoa học của các cơ quan chuyên trách22. Mặc dù thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được quy định rõ trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP nhưng vẫn có hiện tượng chồng chéo. Điều này không chỉ khiến các chủ thể quyền SHTT lúng túng khi muốn liên lạc mà còn làm chính những cơ quan thực thi này nảy sinh tâm lý đùn đẩy, chờ đợi, dẫm chân lên nhau hoặc mạnh ai nấy làm. Việc có quá nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý trong khi sự phối hợp giữa các cơ quan này còn chưa hợp

22

Hiện nay Việt Nam có tới 6 cơ quan được giao trách nhiệm bảo đảm thực thi về SHTT là toà án; quản lý thị trường; thanh tra (KH&CN, Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); công an; hải quan; UBND các cấp.

53 | 5 8

lý, khiến hiệu lực thi hành bị phân tán và trở nên phức tạp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi.

Cho đến nay, chưa có một cuộc điều tra tổng hợp nào về tình hình vi phạm

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)