Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 33)

Nhãn hiệu là một dấu hiệu có tính phân biệt dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Vậy câu hỏi đặt ra là có thể bảo hộ một kiểu dáng làm cả nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp hay không? Nếu hình dạng, kiểu dáng và bao bì của sản phẩm nhất định mang chức năng phân biệt của sản phẩm có liên quan, thì ở một số quốc gia, kiểu dáng đó có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu ba chiều hoặc bao bì thương mại theo pháp luật về nhãn hiệu.

Các hình dáng độc đáo của chai Coca-Cola là ví dụ điển hình về nhãn hiệu ba chiều hoặc bao bì thương mại. Hình dáng của chai Coca-Cola ban đầu là một kiểu dáng công nghiệp và sau đó nó đã được đăng ký làm nhãn hiệu ở nhiều nước. Hiếm khi một sản phẩm cùng được bảo hộ bởi cả quyền kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ngay ở giai đoạn đầu trong vòng đời của nó. Khi kiểu dáng công nghiệp đạt được khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định thì nó có thể đủ điều kiện để được đăng ký làm nhãn hiệu. Thế nên, chỉ lúc đó đơn đăng ký bảo hộ một kiểu dáng dưới dạng nhãn hiệu mới được nộp. Kiểu dáng công nghiệp có thời hạn bảo hộ tối đa từ 10 đến 25 năm, tùy thuộc vào từng nước; và đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn mãi mãi, theo đó, sau một thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ hết hiệu lực và đăng ký nhãn hiệu tiếp tục có hiệu lực vô thời hạn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp am hiểu về sở hữu trí tuệ đã thực hiện các biện pháp để sử dụng kiểu dáng mới hoặc nguyên gốc được chấp nhận rộng rãi dưới dạng nhãn hiệu trong quá tình xây dựng chiến lược thương hiệu và tiếp thị của họ để tạo thuận lợi cho việc đăng ký kiểu dáng làm nhãn hiệu. Vì vậy, một lý do nữa để tiến hành đăng ký kiểu dáng mới hoặc nguyên gốc làm kiểu dáng công nghiệp là để bảo hộ nó trong thời hạn quy định, đồng thời trong quá trình đó, kiểu dáng sẽ tạo được khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đăng ký làm nhãn hiệu.

34 | 5 8

Kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là hai loại quyền sở hữu trí tuệ riêng biệt. Mỗi đối tượng có khả năng tạo ra những lợi thế thương mại đáng kể cho chủ sở hữu đối tượng đó. Nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) bản thân nó không có tính sáng tạo. Vì vậy, khác với pháp luật về NHHH với mục đích trực tiếp là đảm bảo duy trì uy tín kinh doanh của người sử dụng NHHH thì pháp luật về bảo hộ KDCN nhằm mục đích bảo hộ sự sáng tạo của hoạt động do con người thực hiện.

Tuy nhiên, cả hai loại quyền này có thể đồng thời được cấp cho một hình dạng nhất định nếu hình dạng đó đáp ứng các điều kiện về pháp lý để bảo hộ theo pháp luật có liên quan. KDCN cũng có tác dụng để phân biệt một sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại. Do đó, một hình hoạ hay mẫu mã có thể được sử dụng như một NHHH và được hưởng sự bảo hộ đồng thời bởi các điều khoản pháp luật về KDCN và NHHH. Ví dụ, bao bì của Mì ăn liền VIFON có thể đăng ký với tư cách là NHHH, nhưng cũng có thể đăng ký bảo hộ với danh nghĩa KDCN.

Trong các trường hợp có sự đan xen giữa KDCN với NHHH thì trường hợp NHHH ba chiều là rất phức tạp. NHHH ba chiều được thừa nhận ở rất nhiều nước trên thế giới. Pháp luật Việt Nam không đề cập rõ đến loại NHHH này nhưng nếu nhìn về mặt câu chữ thì có sự thừa nhận. Các dấu hiệu và hình ảnh ba chiều thường tạo ra ấn tượng rất mạnh, dễ tác động và in sâu vào tâm trí người tiêu dùng nên chúng có khả năng phân biệt rất cao (Ví dụ: ngôi sao ba cánh nổi nằm trong vòng tròn của xe Meccedes, hình con sư tử đứng hai chân nổi của xe Peugeot, hình con ngựa bay đúc nguyên khối của xe Rolls-Royce). Tuy vậy, dạng điển hình nhất của các dấu hiệu hình ba chiều là hình dáng hàng hoá hoặc bao bì.

Trong những trường hợp đó, nếu chúng đáp ứng được cả các điều kiện của KDCN và NHHH thì nó đều có khả năng được bảo hộ bởi luật pháp về các lĩnh vực này. Vấn đề là, trong số các điều kiện để được bảo hộ, tính khác biệt mà pháp luật về KDCN của nước ta đòi hỏi là cho mọi nhóm hàng hoá, còn đối với NHHH thì chỉ áp dụng trong cùng nhóm hàng.

35 | 5 8

Một phần của tài liệu kiểu dáng công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)